CÁC KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP, PHÂN BỔ VÀ

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phường cho ngân sách quận, huyện tại sở tài chính thành phố đà nẵng (Trang 90)

6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.2. CÁC KHUYẾN NGHỊ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP, PHÂN BỔ VÀ

VÀ GIAO DỰ TOÁN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG CHO NGÂN SÁCH QUẬN, HUYỆN TẠI SỞ TÀI CHÍNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.2.1. Hoàn t ện ông tá lập, p ân bổ và g o ự toán ngân sá

Công tác phẩn bổ, giao dự toán cho các đơn vị phải đƣợc thực hiện trƣớc ngày 31/12 theo quy định của Luật Ngân sách nhà nƣớc, UBND huyện cần

đổi mới việc tính toán và lên phƣơng án phân bổ ngân sách theo hƣớng bám sát vào từng nhiệm vụ thu, chi ngân sách theo quy định. Đối với năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách, việc tính toán, xây dựng phƣơng án phân bổ ngân sách cho các đơn vị sử dụng ngân sách cần phải tính toán chặt chẽ, căn cứ vào định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên, tổng định mức biên chế và nhiệm vụ đƣợc giao. Trong các năm tiếp theo, Sở Tài chính chỉ cần rà soát các yếu tố làm tăng, giảm dự toán nhƣ những thay đổi về chế độ, định mức chi tiêu của Nhà nƣớc, do trƣợt giá hoặc bổ sung thêm nhiệm vụ. Từ đó, thực hiện điều chỉnh phƣơng án phân bổ và tổng số dự toán giao cho các đơn vị sử dụng ngân sách chính xác, kịp thời.

Nâng cao hiệu quả lập công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách, có biện pháp tăng cƣờng trách nhiệm các đơn vị có liên quan. Phải định nghĩa rõ ràng về mục đích của việc lập dự toán theo kết quả đầu ra, nghĩa là Sở Tài chính là cơ quan làm việc trực tiếp với các bộ phận tài chính, đặc biệt là các Phòng Tài chính – Kế hoạch các quận, huyện, truyền đạt để có thể hiểu đƣợc vì sao cần phải đánh giá công việc theo kết quả đầu ra. Hơn nữa, cần phải có một cơ chế tốt cho việc sắp xếp hợp lý các nguồn lực trong quá trình lập dự toán ngân sách theo hƣớng khuyến khích phân bổ nguồn lực cho những ƣu tiên cao hơn, những chƣơng trình có độ hữu dụng nhiều hơn.

Thực hiện xây dựng dự toán cho các quận, huyện sát với nhu cầu thực tế để đảm bảo mục đích quản lý ngân sách, nhất là dự toán thu ngân sách tạo nên một nguồn thu bền vững và là nguồn để phân bổ các nhiệm vụ chi. Nghĩa là, cán bộ của Sở Tài chính làm công tác này và Phòng Tài chính – Kế hoạch các quận, huyện phải thực sự quan tâm và có trách nhiệm thực hiện đầy đủ các bƣớc trong quy trình, thủ tục đảm bảo thời gian theo quy định của Luật NSNN. Đồng thời, phải có trách nhiệm xem xét dự toán của các đơn vị một cách khách quan, tổng hợp dự toán từ dƣới lên và tham khảo, lắng nghe ý

kiến giải trình, bảo vệ dự toán của các đơn vị sử dụng ngân sách để tham mƣu cho cấp có thẩm quyền quyết định, phân bổ và giao dự toán ngân sách cho phù hợp.

Việc lập dự toán ngân sách theo đầu ra là để tăng cƣờng tính minh bạch; ngoài ra còn đòi hỏi các phân tích và dự báo về kinh tế vĩ mô, các chỉ tiêu tài chính trong khuôn khổ trung hạn và các ƣu tiên của từng đơn vị sử dụng ngân sách phải đƣợc công bố công khai.

3.2.2. Hoàn t ện ệ t ống địn mứ , á t êu í lập, p ân bổ ự toán ngân sác đị p ƣơng o ngân sá quận, uyện và các ế độ, chính sách

Giai đoạn 2011-2015, nhìn chung công tác phân cấp nhiệm vụ chi đã phù hợp với phân cấp về quản lý KT-XH, tuy nhiên, một số nhiệm vụ chi vẫn còn chồng chéo, chƣa phân cấp triệt để cho UBND các quận, huyện thực hiện. Hệ thống định mức phân bổ cơ bản theo tiêu chi dân số, cụ thể là chia ra 4 vùng và một số tiêu chí bổ sung về cơ bản phù hợp với tình hình thực tế với từng quận, huyện. Tuy vậy, trong quá trình thực hiện vẫn còn một số tồn tại cần đƣợc bổ sung, thay đổi để đảm bảo kinh phí thực hiện những chế độ, chính sách nhà nƣớc mới ban hành, đáp ứng yêu cầu chiến lƣợc tài chính - ngân sách giai đoạn 2017 – 2020, phù hợp với Luật NSNN năm 2015 có hiệu lực từ năm ngân sách 2017.

Do đó, để hoàn thiện hệ thống định mức, các tiêu chí lập, phân bổ dự toán NSĐP cho NSQH trong giai đoạn 2017-2020 và những năm ngân sách tiếp theo thì cần phải căn cứ vào các chính sách hiện hành về thu ngân sách và tỷ lệ phần trăm các khoản thu phân chia giữa ngân sách trung ƣơng và NSĐP, ngoài ra cần hoàn thiện theo hƣớng nhƣ sau:

- Chi sự nghiệp giáo dục: Cần xem xét lại theo hƣớng tính trên tổng dân số tại địa phƣơng đảm bảo tỷ lệ chi tiền lƣơng, phụ cấp, các khoản có tính

chất lƣơng 82%, tỷ lệ chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục 18%. Đồng thời, phân bổ thêm 2% trên chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục để chi cho các hoạt động tập trung của ngành do phòng Giáo dục quận, huyện thực hiện.

- Về chi sự nghiệp kinh tế: Lĩnh vực chi sự nghiệp nông nghiệp, thuỷ lợi, ngƣ nghiệp và lâm nghiệp, nên bổ sung phân cấp cho quận, huyện thực hiện nhiệm vụ chi duy tu, bảo dƣỡng các công trình thủy lợi; thực hiện cụ thể các chƣơng trình tam nông và xây dựng nông thôn mới theo chủ trƣơng của trung ƣơng và Thành uỷ; khai thác nuôi trồng và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản. Chi kiến thiết thị chính: phân cấp cho các quận, huyện, phƣờng, xã thực hiện công tác quản lý, chăm sóc cây xanh trên các tuyến đƣờng do địa phƣơng quản lý, nhằm đẩy mạnh công tác xã hội hoá từ các hộ dân; nhiệm vụ chi NSTP cho Công ty cây xanh để thực hiện duy tu, bảo dƣỡng cây xanh các công trình công cộng.

- Lĩnh vực chi sự nghiệp tài nguyên: Nhiệm vụ chi cho công tác thống kê hiện trạng sử dụng đất hàng năm và chỉnh lý biến động đất đai là nhiệm vụ chi của ngân sách cấp quận, huyện thực hiện.

- Lĩnh vƣc sự nghiệp y tế: Củng cố công tác quản lý chuyên môn và công tác quản lý tài chính ngân sách từ thành phố đến quận, huyện để thực hiện đúng quy định hiện hành của Trung ƣơng về phân cấp nhiệm vụ chi đối với các Bệnh viện và Trung tâm y tế các quận, huyện. Phòng Y tế quận, huyện thực hiện chức năng quản lý Nhà nƣớc về y tế.

- Lĩnh vực sự nghiệp phát thanh và truyền hình: Thực hiện phân cấp triệt để và đồng bộ phân cấp về công tác tổ chức nhân sự và nhiệm vụ chi phát thanh truyền hình cấp quận, huyện. Chuyển nhiệm vụ chi của Trạm thu phát lại truyền hình Hoà Bắc từ Đài Phát thanh truyền hình thành phố về cho UBND huyện Hoà Vang quản lý.

môi trƣờng, đòi hỏi phải đƣợc các cấp, các ngành, các đơn vị quan tâm chỉ đạo thực hiện. Nhằm thực hiện nhiệm vụ quan trọng này đạt hiệu quả thì không chỉ là nhiệm vụ của chính quyền cấp thành phố mà cần đƣợc sự ủng hộ đông đảo của mọi tầng lớp dân cƣ và gắn với nó thì yêu cầu ngân sách cấp quận, huyện và ngân sách cấp phƣờng, xã cũng cần đƣợc phân bổ nguồn lực để thực hiện nhiệm vụ thuộc phạm vi mình quản lý. Điều này cho thấy cần phải đƣợc phân cấp nhiệm vụ chi cho ngân sách cấp quận, huyện và ngân sách cấp phƣờng, xã, khi đã phân cấp thì cần phân cấp cho rõ ràng, cụ thể, không trùng lắp: ngân sách cấp thành phố làm những việc gì, ngân sách cấp quận, huyện, cấp phƣờng, xã làm việc gì, cụ thể nhƣ ngân sách cấp phƣờng, xã nên cần đảm nhiệm công tác tuyên truyền phổ biến kiến thức về bảo vệ môi trƣờng tới các khu, tổ, cụm dân cƣ, hỗ trợ công tác vệ sinh môi trƣờng, thu gom rác thải, sữa chữa nâng cấp hệ thống rãnh thoát nƣớc thuộc phạm vi quản lý…; ngân sách cấp quận, huyện có nhiệm vụ hƣớng dẫn kỹ thuật, đầu tƣ xây dựng, mua sắm trang thiết bị, nghiên cứu, thử nghiệm, khảo sát các vấn đề liên quan đến môi trƣờng và thu gom xử lý rác thải tập trung…Nếu thực hiện phân cấp nhiệm vụ chi hợp lý và khi có sự ủng hộ của cộng đồng dân cƣ, của toàn xã hội thì công tác bảo vệ môi trƣờng mới đạt đƣợc những kết quả nhƣ mong muốn.

- Chi sự nghiệp đảm bảo xã hội: nhu cầu chi ở lĩnh vực này tăng khá cao nên cần thiết tăng định mức ở lĩnh vực này lên cho phù hợp vì hiện nay, Chính phủ ban hành nhiều chế độ, chính sách ƣu tiên tăng mức chi cho các đối tƣợng chính sách xã hội nhằm thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội. Ngoài ra, định mức phân bổ theo tiêu chí bổ sung nhƣ Kinh phí thực hiện chính sách bảo trợ xã hội theo Nghị định 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Thủ tƣớng Chính phủ; Bộ đội xuất ngũ bị tâm thần theo Quyết định số 24/2010/QĐ-UBND ngày 23/8/2010 của UBND thành phố Đà Nẵng; Thăm tặng quà 27/7 cho các đối tƣợng chính sách…

- Về chi quản lý hành chính: Hiện nay, các chế độ về tăng mức chi hành chính nhƣ điện, nƣớc, văn phòng phẩm…..ngày càng tăng giá theo tình hình thị trƣờng. Do vậy, việc tăng chi khác (ngoài lƣơng) là hoàn toàn phù hợp.

Với xu thế hội nhập phát triển hiện nay thì việc tăng thẩm quyền, phân cấp thêm cho địa phƣơng đƣợc quyết định, ban hành một số chế độ, chính sách nhằm tăng tính chủ động và đáp ứng thực hiện nhiệm vụ của địa phƣơng và góp phần cho công tác lập dự toán địa phƣơng nói chung và quận, huyện nói riên đạt tính sát thực, hiệu quả.

3.2.3. Nâng o năng lự độ ngũ án bộ quản lý NSNN

- Nâng cao chất lƣợng đội ngũ cán bộ quản lý ngân sách vì điều này sẽ giúp cho việc quản lý và điều hành ngân sách chuẩn mực, khoa học, hiệu quả, tránh đƣợc tình trạng chủ quan, áp đặt trong xét duyệt dự toán ngân sách tại quận, huyện. Dành thời gian đào tạo chuyên sâu về công tác lập, phân bổ dự toán ngân sách, kể cả việc bồi dƣỡng các vấn đề mang tính lý luận cơ bản và kỹ năng thể hiện về phƣơng pháp tính toán, quy trình lập, phân bổ dự toán để mỗi cán bộ làm công tác này mang tính chuyên nghiệp cao.

- Nghiêm túc thực hiện chỉ thị của Trung ƣơng đối với công tác luân chuyển cán bộ theo định kỳ, nhằm không ngừng đổi mới môi trƣờng làm việc, khuyến khích tƣ duy sáng tạo nhằm vận dụng và đổi mới công tác quản lý NSNN.

- Gắn việc nâng cao năng lực, trình độ cán bộ công chức với việc kiểm điểm theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII về tăng cƣờng xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tƣ tƣởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự chuyển hóa" trong nội bộ và Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tƣ tƣởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.

3.3. KHUYẾN NGHỊ KHÁC

3.3.1. Đố vớ KBNN Đà Nẵng

Cần tổ chức bộ phận thanh toán vốn một cách chặt chẽ hơn, chuyên nghiệp hơn nhằm nâng cao vai trò và trách nhiệm của KBNN đối với việc quản lý nguồn NSNN. Để làm đƣợc điều này trƣớc hết cần chú trọng đào tạo, bồi dƣỡng nghiệp vụ quản lý, kiểm soát chi ngân sách cho cán bộ chuyên quản nhằm phát hiện các đơn vị chi sai mục đích phân bổ dự toán ngân sách và tổ chức cho cán bộ của đơn vị đi học tập nâng cao trình độ.

Cần sắp xếp lại cán bộ kiểm tra theo hƣớng phát huy sức mạnh tổng hợp và chuyên ngành kỹ thuật, chuyên nghiệp của mỗi cán bộ tham gia.

Tăng cƣờng ứng dụng công nghệ thông tin vào việc thực hiện nhiệm vụ, theo đó, ngoài việc tập trung đầu tƣ trang thiết bị th ì việc đào tạo nhân lực theo từng mục tiêu phải đƣợc coi trọng đặc biệt.

3.3.2. Đố vớ P òng Tà ín – Kế oạ á quận, uyện

Để nâng cao chất lƣợng công tác lập dự toán tại Phòng Tài chính – Kế hoạch các quận, huyện cần tăng cƣờng các nội dung sau:

- Việc lập kế hoạch phải đƣợc xây dựng trên cơ sở thực tế, không lập dự toán chi nhiều hơn thu để khi Sở Tài chính thẩm định cắt giảm là vừa. Phản ánh đúng tình hình KT-XH trên địa bàn quận, huyện để việc thực hiện lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách thực hiện đúng quy trình, đúng thực tế, mang lại hiệu quả cao.

- Từng bƣớc nâng cao chất lƣợng công tác lập Báo cáo quyết toán ngân sách quân, huyện vì nó thể hiện tình hình quản lý và sử dụng ngân sách năm vừa qua có hiệu quả hay không? Rút ra những kinh nghiệm trong việc điều hành ngân sách và công tác lập dự toán trên địa bàn.

- Sử dụng thành thạo hệ thống Tabmis để phản ánh đúng việc thực hiện ngân sách, tránh hạch toán toán dẫn đến việc phản ánh dự toán không đúng

quy định.

- Tăng cƣờng vai trò, trách nhiệm của cán bộ trong công tác quản lý điều hành theo chức năng nhiệm vụ đƣợc giao. Phải có báo cáo số liệu một nhanh nhƣng chính xác khi Sở Tài chính yêu cầu báo cáo, nhất là số liệu thực hiện dự toán tại các đơn vị trên địa bàn quận, huyện. Ngoài ra, bồi dƣỡng nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ tham gia công tác lập dự toán tại Phòng Tài chính – Kế hoạch các quận, huyện là điều hết sức cần thiết.

3.3.3. Đố vớ UBND t àn p ố Đà Nẵng

Do định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên cho NSQH thƣờng giao ổn định trong 5 năm, theo từng thời kỳ ổn định NSĐP. Tuy nhiên, trong điều kiện nền kinh tế hiện nay có nhiều biến động, giá cả tăng nhanh gây khó khăn trong chi tiêu của đơn vị sử dụng ngân sách. Ngoài định mức phân bổ dự toán theo quy định, hàng năm UBND thành phố thƣờng rà soát, trình HĐND thành phố xét hỗ trợ, bổ sung kinh phí cho NSQH để giảm bớt khó khăn cho địa phƣơng. Do vậy, UBND thành phố nên quy định bổ sung tiêu chí về hệ số trƣợt giá trong công thức tính toán phân bổ dự toán hàng năm để đảm bảo công bằng và chủ động trong điều hành ngân sách của từng quận, huyện.

3.3.4. Đố vớ Chính phủ, Bộ Tà ín

- Theo Luật NSNN thì khi HĐND quyết định dự toán ngân sách phải căn cứ vào dự toán ngân sách đã đƣợc cấp trên quyết định giao. Trƣờng hợp cấp dƣới quyết định dự toán ngân sách không phù hợp với dự toán ngân sách đã đƣợc cấp trên quyết định thì cấp trên có quyền yêu cầu điều chỉnh lại. Trƣờng hợp cấp trên quyết định, giao dự toán ngân sách không phù hợp với điều kiện thực tế của địa phƣơng nhƣng khi quyết định NSĐP, địa phƣơng vẫn phải tuân thủ theo quyết định giao dự toán của cấp trên. Dẫn đến tình trạng trùng lắp, chồng chéo về thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp ngân sách; hạn chế tính độc lập của từng cấp ngân sách; làm cho quy trình ngân sách phức tạp và

kéo dài, việc lập dự toán, tổng hợp dự toán. Do đó, khuyến nghị xóa bỏ tính lồng ghép ngân sách, thực hiện ngân sách từng cấp độc lập, ngân sách cấp nào do cấp đó quyết định, nâng cao phân cấp, phân quyền, tự chịu trách nhiệm theo Luật chính quyền.

- Theo Luật NSNN năm 2015 có hiệu lực thi hành năm 2017 đã quy định: Thời kỳ ổn định NSĐP là thời kỳ ổn định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách và số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dƣới trong thời gian 05 năm, trùng với kỳ kế hoạch

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện công tác lập, phân bổ và giao dự toán ngân sách địa phường cho ngân sách quận, huyện tại sở tài chính thành phố đà nẵng (Trang 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)