Tình hình phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng 2010-2014

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách địa phương thành phố đà nẵng (Trang 46)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng 2010-2014

2.1. KHÁI QUÁT TÌNH KÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ TÌNH HÌNH CHI THƢỜNG XUYÊN NSĐP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2010-2014 CHI THƢỜNG XUYÊN NSĐP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2010-2014

2.1.1. Tình hình phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng 2010-2014 2010-2014

Thành phố Đà Nẵng là đô thị loại I cấp quốc gia; diện tích tự nhiên 1.255,53 km2; dân số 1.000.370 người; hiện có 06 quận, 02 huyện (bao gồm huyện đảo Hoàng Sa), 45 phường và 11 xã. Triển khai Nghị quyết số 33- NQ/TW ngày 16-10-2003 của Bộ Chính trị khóa IX về xây dựng và phát triển thành phố Đà Nẵng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng đã đạt được thành tựu tương đối toàn diện trên các lĩnh vực, góp phần tích cực vào sự phát triển chung của khu vực, từng bước phát huy vai trò động lực của Đà Nẵng đối với toàn vùng.

Trong bối cảnh khủng hoảng tài chính, suy thoái kinh tế toàn cầu, cùng nhiều khó khăn phát sinh ngoài dự kiến, thành phố Đà Nẵng đã lãnh đạo, chỉ đạo triển khai kịp thời các giải pháp nhằm ổn định và phát triển kinh tế, gắn với tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng, tập trung thực hiện năm hướng đột phá về phát triển kinh tế xã hội, tăng cường đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường đầu tư, thực hiện giảm, giãn thuế cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh, phát triển sản xuất kinh doanh, nhờ đó, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều biến chuyển và đạt kết

quả tích cực. Trong 5 năm qua (2010-2014) tốc độ tăng trưởng GDP của thành phố Đà Nẵng được thể hiện qua bảng 2.1 sau:

Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu tăng trƣởng kinh tế của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010 – 2014 Chỉ tiêu Năm Tốc độ 2010-2014 (%) 2010 2011 2012 2013 2014 GDP (tỷ đồng) 28.923 32.303 35.233 38.182 41.899 9,72 Dịch vụ (tỷ đồng) 16.401 18.247 20.698 23.398 25.708 11,9

Công nghiệp – xây dựng

(tỷ đồng) 11.655 13.051 13.584 13.788 15.254 7,05

Nông nghiệp (tỷ đồng) 867 1.005 951 996 937 2,34

GDP bình quân đầu

ngƣời (triệu đồng) 29,13 37,44 43,38 50,25 52,2

(Nguồn số liệu Niên giám thống kê Đà Nẵng)

Tổng sản phẩm xã hội trên địa bàn tăng 9,72%/năm, cao hơn mức bình quân cả nước, năm 2014 đạt 41.899 tỷ đồng, tăng 1,45 lần năm 2010. GDP bình quân đầu người được nâng lên rõ rệt, năm sau cao hơn năm trước, đến năm 2014 đạt 52,2 triệu đồng, gần bằng 2 lần năm 2010. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng, tỷ trọng dịch vụ trong GDP ước đạt 61,36%, công nghiệp – xây dựng 36,41% và nông nghiệp 2,24%, từng bước thực hiện mục tiêu phát triển bền vững trên cơ sở chú trọng nâng cao chất lượng các ngành dịch vụ và tỷ trọng hàm lượng kỹ thuật, công nghệ cao trong các ngành sản xuất.

2.1.2. Tình hình chi thƣờng xuyên NSĐP thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2010-2014

chi đa dạng, chi thường xuyên có phạm vi tác động khá rộng chứa đựng nhiều mục tiêu khác nhau; từ giải quyết chế độ xã hội đến chi sự nghiệp phát triển kinh tế. Với ý nghĩa đó, chi thường xuyên chiếm tỉ trọng đáng kể trong tổng chi NSNN của thành phố Đà Nẵng.

Bảng 2.2. Tỷ lệ chi thƣờng xuyên so với chi NSNN và so với GDP

Năm

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tổng

1. Tổng chi NSĐP (Tỷ đ) 13.811 15.662 16.588 14.943 15.134 76.138

2. GDP (Tỷ đ) 28.923 32.303 35.233 38.182 41.899 176.540

3. Chi thường xuyên (Tỷ đ) 2.455 3.058 3.752 4.178 4.602 18.045

4. Chi thường xuyên/∑ chi

NSĐP (%) 17,78 19,52 22,62 27,96 30,41 23,70 5. Chi thường xuyên/GDP

(%) 8,49% 9,47% 10,65% 10,94% 10,98% 10,22%

(Nguồn: Sở Tài chính Đà Nẵng, Niên giám thống kê Đà Nẵng)

Trong giai đoạn 2010-2014, tổng chi thường xuyên là 18.045 tỷ đồng, chiếm 23,7% trong tổng chi ngân sách địa phương thành phố Đà Nẵng, chiếm 10,22% trong tổng GDP thành phố và tăng dần qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu của việc chi thường xuyên chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi và tăng dần qua các năm là do trong những năm qua, kinh tế bị ảnh hưởng bởi suy thoái kinh tế thế giới nên nhu cầu chi cho đảm bảo an ninh xã hội có xu hướng tăng lên. Đồng thời, giai đoạn này cũng là giai đoạn Chính phủ đang thực hiện chương trình cải cách tiền lương các đơn vị hành chính, sự nghiệp để phù hợp với tình hình thực tiễn nên tỷ trọng chi thường xuyên tăng lên hàng năm.

Bảng 2.3. Cơ cấu chi thƣờng xuyên qua các năm

Đvt: tỷ đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng chi thƣờng xuyên 2,455 3,058 3,752 4,178 4,602

- Chi quốc phòng, an ninh 83 129 170 180 179

Tỷ lệ % so với chi TX 3% 5% 7% 7% 7%

- Chi sự nghiệp giáo dục, đào tạo 760 947 1,142 1,287 1,418

Tỷ lệ % so với chi TX 31% 39% 47% 52% 58%

- Chi sự nghiệp y tế 275 365 469 571 643

Tỷ lệ % so với chi TX 11% 15% 19% 23% 26%

- Chi sự nghiệp khoa học, công

nghệ thông tin 21 26 32 26 20

Tỷ lệ % so với chi TX 1% 1% 1% 1% 1%

- Chi sự nghiệp văn hóa thông tin 32 46 76 72 68

Tỷ lệ % so với chi TX 1% 2% 3% 3% 3%

- Chi sự nghiệp phát thanh

truyền hình 13 16 18 20 21

Tỷ lệ % so với chi TX 1% 1% 1% 1% 1%

- Chí sự nghiệp thể dục thể thao 41 41 63 80 84

Tỷ lệ % so với chi TX 2% 2% 3% 3% 3%

- Chi đảm bảo xã hội 206 243 244 244 310

Tỷ lệ % so với chi TX 8% 10% 10% 10% 13%

- Chi sự nghiệp kinh tế 225 296 295 335 456

Tỷ lệ % so với chi TX 9% 12% 12% 14% 19%

- Chi sự nghiệp môi trường 78 96 135 144 164

Tỷ lệ % so với chi TX 3% 4% 5% 6% 7% - Chi Quản lý hành chính, Đảng đoàn thể 535 676 856 930 1,029 Tỷ lệ % so với chi TX 22% 28% 35% 38% 42% - Chi trợ giá 5 5 8 8 8 Tỷ lệ % so với chi TX 0% 0% 0% 0% 0% - Chi khác ngân sách 181 172 244 281 202 Tỷ lệ % so với chi TX 7% 7% 10% 11% 8%

Qua số liệu chi thường xuyên theo từng lĩnh vực nhìn chung về cơ cấu không có biến động lớn qua các năm; tỷ trọng chi cho các hoạt động sự nghiệp khoa học công nghệ, bảo vệ môi trường, văn hoá thông tin, phát thanh truyền hình, thể dục thể thao còn thấp, chưa điều chỉnh tỷ trọng theo xu hướng phát triển qua các năm, do đó cần phải xem xét và điều chỉnh cơ cấu chi cho hợp lý. Việc chi cho sự nghiệp giáo dục và đào tạo, y tế, đảm bảo xã hội, chi quản lý hành chính, an ninh, quốc phòng còn chiếm tỷ trọng khá, phù hợp với xu hướng phát triển. Số liệu qua các năm cho thấy việc chi cho hoạt động sự nghiệp là tạo ra tiền đề phát triển kinh tế xã hội, phát triển nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí, thu hút và phát triển nhân tài…

2.2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHI THƢỜNG XUYÊN NSĐP THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG 2010-2014

2.2.1. Mô hình quản lý chi thƣờng xuyên NSĐP thành phố Đà Nẵng

Thành phố Đà Nẵng là một trong mười địa phương được chọn thực hiện thí điểm không tổ chức HĐND cấp quận, phường theo quy định của Bộ Tài chính từ năm 2009, mô hình quản lý chi thường xuyên tại thành phố Đà Nẵng, gồm:

a. HĐND thành phố Đà Nẵng và HĐND cấp xã

Thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, luật tổ chức HĐND và UBND. HĐND căn cứ vào quy định ra Nghị quyết về các biện pháp bảo đảm thi hành nghiêm chỉnh Hiến pháp và Pháp luật ở địa phương; về kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách; về quốc phòng, an ninh ở địa phương.

HĐND thành phố Đà Nẵng quyết định dự toán ngân sách từng năm và phê chuẩn quyết toán ngân sách năm trước do UBND thành phố trình.

b. UBND các cấp

Thực hiện chức năng và nhiệm vụ theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, luật tổ chức HĐND và UBND. UBND có nghĩa vụ chấp hành các Nghị quyết của HĐND, chịu trách nhiệm báo cáo công tác trước HĐND. Căn cứ chức năng nhiệm vụ, quyền hạn, UBND thành phố trình dự toán, quyết toán ngân sách cho HĐND thành phố phê chuẩn.

c. Cơ quan tài chính các cấp

Thực hiện theo Thông tư số 90/2009/TTLT/BTC-BNV ngày 06/05/2009 của Liên bộ Bộ Tài chính và Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc UBND các cấp, cụ thể một số nhiệm vụ chính liên quan đến quản lý chi thường xuyên như sau:

Hướng dẫn các cơ quan hành chính, các đơn vị sự nghiệp thuộc thành phố Đà Nẵng và cơ quan Tài chính cấp dưới xây dựng dự toán ngân sách nhà nước hàng năm theo quy định của pháp luật. Thực hiện kiểm tra, thẩm tra dự toán ngân sách của các cơ quan, đơn vị cùng cấp và dự toán ngân sách cấp dưới báo cáo UBND thành phố Đà Nẵng trình HĐND thành phố Đà Nẵng quyết định.

Kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng ngân sách ở các cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách; yêu cầu tạm dừng thanh toán khi phát hiện chi vượt dự toán, chi sai chính sách chế độ hoặc không chấp hành chế độ báo cáo của Nhà nước.

Tổng hợp tình hình chi thường xuyên, lập tổng hợp quyết toán chi thường xuyên hàng năm của địa phương báo cáo UBND thành phố Đà Nẵng trình HĐND thành phố Đà Nẵng phê duyệt báo cáo Bộ Tài chính.

d. ho bạc Nhà nước Đà Nẵng

Thực hiện theo Quyết định số 108/2009/QĐ-TTg ngày 26 tháng 08 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của cơ quan chuyên môn về lĩnh vực tài chính thuộc UBND các cấp, chức năng nhiệm vụ chính liên quan đến quản lý chi ngân sách, cụ thể như sau:

Kho bạc Nhà nước Đà Nẵng là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp UBND thành phố quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của Nhà nước được giao quản lý; quản lý ngân quỹ.

Thực hiện việc thanh toán, chi trả các khoản chi ngân sách nhà nước căn cứ vào dự toán được giao, quyết định chi của Thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách và tính hợp pháp của các tài liệu cần thiết khác theo quy định.

e. Thủ trưởng các đơn vị sử dụng ngân sách

Quản lý, sử dụng tài sản nhà nước theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức; đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả. Trường hợp vi phạm, tuỳ theo tính chất và mức độ, sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

2.2.2. Phân cấp quản lý chi thƣờng xuyên thành phố Đà Nẵng

Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương năm 2011 được quy định tại Quyết định 41/2010/QĐ-UBND của UBND thành phố đã có những ưu điểm nhất định, cơ bản phù hợp với tình hình thực tế về nguồn lực ngân sách, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, phù hợp với khả năng cân đối ngân sách nhà nước.

Nhìn chung các tiêu chí phân bổ rõ ràng, phân vùng và hệ số giữa các vùng phù hợp. Định mức phân bổ ngân sách với hệ thống tiêu chí

phân bổ ngân sách cụ thể, rõ ràng, minh bạch, dễ thực hiện, dễ kiểm tra…đảm bảo tính công bằng, hợp lý, công khai và minh bạch tổng phân bổ ngân sách địa phương.

Tỷ lệ phần trăm các khoản thu phân chia theo phân cấp đảm bảo cân đối được nhiệm vụ chi của địa phương, thúc đẩy việc xã hội hóa, thực hành tiết kiệm, sử dụng có hiệu quả ngân sách nhà nước.

Tuy nhiên, vẫn còn một số bất cập cụ thể như sau:

- Sự nghiệp y tế: việc chi cho công tác phòng bệnh, chữa bệnh của

Trung tâm y tế quận Cẩm Lệ, huyện Hòa Vang thuộc nhiệm vụ chi của thành phố, còn đối với các quận còn lại thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách quận, huyện. Việc quản lý nêu trên chưa tạo được sự đồng nhất trong khâu quản lý tài chính của ngành Y tế.

- Sự nghiệp tài nguyên: nhiệm vụ Tổng kiểm kê, kiểm tra, tổng hợp, xử

lý số liệu đất đai định kỳ theo quy định của Luật đất đai được phân cấp cho ngân sách thành phố, chưa phân cấp cho ngân sách quận, huyện. Tuy nhiên, tại tiết b, Khoản 2, Điều 6 Thông tư liên tịch số 179/2014/TTLT-BTC- BTNMT có quy định: “Ở địa phương: UBND cấp tỉnh giao dự toán kinh phí cho Sở TN&MT (đối với nội dung thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở cấp tỉnh), cho UBND cấp huyện (đối với nội dung thực hiện kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất ở cấp huyện, cấp xã), UBND cấp huyện giao dự toán kinh phí kiểm kê, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho UBND cấp xã (đối với nội dung thực hiện ở cấp xã).”

- Đối với lĩnh vực chi sự nghiệp kinh tế: Những năm qua, thực hiện chiến lược phát triển kinh tế, địa phương đã có nhiều chính sách để khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, nâng cao đời sống nhân dân, hàng năm địa phương đã ưu tiên nguồn kinh phí để bố trí chi cho sự nghiệp phát

nghiệp và phát triển nông thôn), đã không phát huy tính năng động, tự chủ sáng tạo của chính quyền cấp dưới.

2.2.3. Hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thƣờng xuyên thành phố Đà Nẵng

Theo Hệ thống định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách cho các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương do Chính phủ ban hành thì hầu hết các lĩnh vực được phân bổ theo tiêu chí dân số, còn lại một vài lĩnh vực được phân bổ theo tỷ lệ phần trăm trên các lĩnh vực chi thường xuyên đã xác định dự toán chi.

Để phù hợp với khả năng ngân sách và đặc điểm tình hình ở địa phương, trên cơ sở Luật NSNN và các văn bản hướng dẫn thực hiện luật NSNN, Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, UBND thành phố đã ban hành Quyết định số 41/2010/QĐ-UBND về định mức phân bổ chi ngân sách địa phương và hệ thống tiêu chí theo từng lĩnh vực để làm căn cứ lập dự toán trong thời kỳ ổn định gồm 14 lĩnh vực chi thường xuyên đó là:

(1) Sự nghiệp giáo dục phân bổ theo tiêu chí dân số trong độ tuổi đến trường từ 1 tuổi đến 18 tuổi và bảo đảm tỷ lệ chi tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương tối đa là 80%; chi thực hiện nhiệm vụ giáo dục tối thiểu là 20%; tuỳ theo từng cấp, bậc học có cơ cấu phân bổ cho phù hợp. Riêng cấp ngân sách phường, xã được quy đổi theo mức bình quân 39.300.000 đồng/phường, xã/năm để phân bổ cho các phường theo vùng. Đồng thời phân bổ tối thiểu phải đảm bảo bằng với mức được Bộ Tài chính giao hàng năm.

(2) Sự nghiệp đào tạo và dạy nghề được quy đổi theo chỉ tiêu học sinh để phân bổ tuỳ theo loại hình đào tạo: đào tạo chính quy, đào tạo lại.

(3) Sự nghiệp y tế: lĩnh vực khám chữa bệnh được được quy đổi để phân bổ theo tiêu chí giường bệnh, lĩnh vực phòng bệnh được phân bổ theo dân số. Đối với ngân sách cấp phường, xã quy đổi bình quân với mức 19.000.000 đồng/phường, xã/năm.

(4) Sự nghiệp văn hoá - thông tin phân bổ theo tiêu chí dân số, mức phân bổ tuỳ theo cấp ngân sách và vùng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách địa phương thành phố đà nẵng (Trang 46)