Đối với các cơ quan chức năng có liên quan

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách địa phương thành phố đà nẵng (Trang 94 - 99)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3.3.3. Đối với các cơ quan chức năng có liên quan

a. Đối với Chính phủ và Bộ Tài chính

- Xem xét cho thành phố Đà Nẵng và một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có điều kiện thực hiện thí điểm theo hướng lập dự toán theo khuôn khổ chi tiêu trung hạn. Trên cơ sở đó xây dựng và hoàn thiện khung pháp lý để thực hiện mở rộng trên phạm vi toàn quốc. Có như vậy dự toán ngân sách mới thực sự là công cụ quản lý ngân sách nhà nước và nâng cao hiệu quả phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính.

- Xây dựng và hoàn thiện Hệ thống định mức, các tiêu chí phân bổ ngân sách nhà nước hiện nay cho phù hợp hơn để làm cơ sở cho các địa phương xây dựng và ban hành Hệ thống định mức phân bổ dự toán ngân sách địa phương của mình trong từng thời kỳ ổn định theo hướng tăng thêm mức chi và ngoài tiêu chí phân bổ cơ bản theo số dân số phải có các tiêu chí bổ sung phù hợp với tình hình thực tế về nguồn lực ngân sách, đáp ứng kinh phí cho địa phương thực hiện nhiệm vụ.

- Qua thí điểm mô hình không tổ chức HĐND cấp quận, huyện, phường đã có tác động tích cực đến công tác dự toán ngân sách quận, huyện, phường hàng năm cụ thể là rút ngắn được quy trình quyết định, phân bổ và giao dự toán ngân sách quận, huyện, phường không qua bước trình HĐND quận, huyện, phường xem xét quyết định như khi còn HĐND quận, huyện, phường. Theo Luật NSNN thì hệ thống ngân sách địa phương bao gồm ngân sách của đơn vị hành chính có Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân theo quy định của Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân nghĩa là mỗi cấp chính quyền là một cấp ngân sách, tự lập, xét duyệt và quản lý ngân sách cấp mình. Tuy nhiên việc thí điểm vừa qua thì ở đơn vị hành chính cấp quận, huyện, phường không có Hội đồng nhân dân nhưng hệ thống ngân sách nhà nước tại đó vẫn được xem như một cấp ngân sách là chưa phù hợp, mà lẽ ra phải được tổ chức như một đơn vị dự toán mới đúng với quy định của Luật NSNN. Vì vậy, vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện trong quá trình sửa đổi, bổ sung Luật NSNN sao cho phù hợp.

b. Đối với UBND thành phố Đà Nẵng

- Nâng cao năng lực, chất lượng hoạt động của công tác kiểm tra, thanh tra tài chính trong các lĩnh vực; tăng cường hiệu lực của hệ thống giám sát nội bộ, vai trò của công tác giám sát từ xa.

- Hoàn thiện và tổ chức thực hiện có hiệu quả cơ chế phối hợp giữa cơ quan thanh tra, giám sát tài chính với cac cơ quan chức năng trong việc xử lý các vấn đề tài chính phát sinh.

- Hoàn thiện và thực hiện hệ thống định mức, tiêu chuẩn, chế độ để làm cơ sở cho việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Trên cơ sở các nghiên cứu lý luận về quản lý chi thường xuyên của NSNN ở chương 1, căn cứ thực tế quản lý chi thường xuyên ngân sách địa phương thành phố Đà Nẵng, chương 3 đã đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm góp tăng cường công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách địa phương thành phố Đà Nẵng. Những giải pháp trình bày ở trên là hết sức cần thiết và cấp bách, cụ thể: Cần hoàn thiện phân cấp quản lý chi thường xuyên; hệ thống định mức phân bổ; nội dung quản lý chi thường xuyên NSĐP thành phố Đà Nẵng từ khâu lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán chi; Tăng cường công tác công tác thanh tra tài chính, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đào tạo, bồi dưỡng để không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý chi thường xuyên ngân sách địa phương ngày càng chuyên nghiệp hơn.

KẾT LUẬN

Trong những năm qua công tác quản lý tài chính của nhà nước đã có nhiều thay đổi cơ bản, chuyển từ việc quản lý cấp phát theo hạn mức kinh phí sang hình thức giao dự toán. Nhà nước tạo điều kiện cho các đơn vị dự toán thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về kinh phí và biên chế. Đổi mới về cơ chế quản lý tài chính đã kéo theo sự đổi mới về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức cũng như công tác điều hành, quản lý công tác chi thường xuyên ngân sách nhà nước.

Mục đích của việc tăng cường quản lý chi thường xuyên ngân sách nhà nước là nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý chi tiêu tài chính tại các đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước, đảm bảo sử dụng tiết kiệm và hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước cấp, góp phần thực hiện tốt Luật Ngân sách Nhà nước, Luật Phòng, chống tham nhũng.

Dựa trên thực trạng công tác quản lý chi thường xuyên trong thời gian vừa qua, luận văn đã đưa ra một số giải pháp cụ thể và một số kiến nghị về việc thực hiện các giải pháp đó để góp phần đổi mới và hoàn thiện quản lý chi thường xuyên NSĐP thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn tới.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Bộ Tài chính (2003), Thông tư số 59/2003/TT-BTC ngày 23/6/2003 Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 6/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật NSNN.

[2] Bộ Tài chính (2007), Thông tư số 01/2007/TT-BTC ngày 02/01/2007 Hướng dẫn xét duyệt, thẩm định và thông báo quyết toán năm đối với các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp, tổ chức được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí.

[3] Bộ Tài chính (2008), Thông tư 108/2008/TT-BTC ngày 18/11/2008 Hướng dẫn xử lý ngân sách cuối năm và lập, báo cáo quyết toán NSNN hàng năm.

[4] Bộ Tài chính (2009), Thông tư số 63/2009/TT-BTC ngày 27/3/2009 Quy định về công tác lập dự toán, tổ chức thực hiện dự toán và quyết toán ngân sách huyện, quận, phường nơi không tổ chức Hội đồng nhân dân. [5] PGS.TS. Dương Đăng Chinh, TS. Phạm Văn Khoan (2010), Giáo trình

Quản lý Tài chính Công.

[6] Chính phủ (2003), Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06/6/2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước.

[7] Chính phủ (2010), Quyết định số 59/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 về việc ban hành định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2011.

[9] UBND thành phố Đà Nẵng (2010), Quyết định số 41/2010/QĐ-UBND ngày 06/12/2010 về việc ban hành Quy định phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi, định mức phân bổ dự toán chi ngân sách địa phương năm 2011, năm đầu của thời kỳ ổn định ngân sách mới theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước; tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các khoản thu phân chia giữa các cấp ngân sách địa phương của thành phố Đà Nẵng.

Một phần của tài liệu (luận văn thạc sĩ) hoàn thiện quản lý chi thường xuyên ngân sách địa phương thành phố đà nẵng (Trang 94 - 99)