Bài học kinh nghiệm

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN nâng cao chất lượng giáo dục học sinh hòa nhập thông qua công tác quản lý và chủ nhiệm ở trường thpt trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 43)

II. NỘI DUNG

5. Bài học kinh nghiệm

Với những kết quả nêu trên, chúng tơi có thể khẳng định rằng: tổ chức hoạt động giáo dục HSHN theo các giải pháp nêu trên là cơ sở, là điều kiện để tạo sự gắn kết giữa gia đình - nhà trường và xã hội ngày càng chặt chẽ. Chất lượng giáo dục HSHN ngày càng được nâng lên, tạo sự tự tin trong HSHN, tạo niềm tin yêu gắn bó lẫn nhau trong bạn bè cùng trang lứa, trong phụ huynh HS và trong xã hội. Từ những thành quả bước đầu đó, chúng tơi rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:

5.1. Luôn coi trọng cơng tác giáo dục hịa nhập

Các đối tượng thực hiện q trình giáo dục hịa nhập (BGH, GVCN, GVBM, HSHN, PH HSHN, các tổ chức đoàn thể xã hội khác...) phải luôn coi trọng công tác GDHN để thực hiện mục tiêu tốt đẹp và rất nhân văn của xã hội ta: con người là vốn quý nhất, được bình đẳng, tự do phát triển và cống hiến. Mặt khác, giúp đỡ những HSKT được học tập, rèn luyện để trở thành những người có ích khơng chỉ giúp ổn định xã hội, thúc đẩy xã hội phát triển mà chính những đứa trẻ bình thường nhìn tấm gương nỗ lực của các bạn khuyết tật để mình phấn đấu vươn lên không ngừng.

Cần phải nhận thức và phân biệt cái được gọi là “giáo dục hòa nhập” và “giáo dục hội nhập”. “Giáo dục hội nhập” là đặt các trẻ khuyết tật vào một lớp học bình thường và cho là các em sẽ tự thích nghi với mơi trường mới này. Thay vào đó, “giáo dục hịa nhập” theo đúng nghĩa của nó thực chất bao gồm sự thích nghi của giáo viên và lớp học với TKT, có thể bằng thay đổi giáo trình, sắp xếp bàn ghế, hoặc chỉnh sửa các hoạt động sao cho phù hợp với khuyết tật của trẻ. Sự lẫn lộn giữa “hội nhập” và “hòa nhập” cũng là một rào cản trong quá trình triển khai một hệ thống giáo dục có thể bao gồm và hỗ trợ trẻ em khuyết tật đạt được tối đa tiềm năng của các em. Việc xây dựng một hệ thống giáo dục mang đến những cơ hội và sự cơng nhận bình đẳng cho tất cả mọi người là bước đi đầu tiên để giải quyết vấn đề nhận thức. Như Bản tuyên bố Salamanca (từ Hội nghị Quốc tế UNESCO ở Salamanca về Giáo dục Đặc biệt năm 1994) đã nói, giáo dục hịa nhập là “cách tốt nhất để đấu tranh với những thái độ phân biệt đối xử, để xây dựng một xã hội hòa nhập và tiến tới giáo dục cho tất cả mọi người” (UNESCO, 1994).

5.2. GVCN ln là người tiên phong, giữ vai trị nòng cốt trong việc thực hiện GDHN

GVCN lớp HSHN không chỉ đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ; về phẩm chất đạo đức, yêu nghề mến trẻ... như tất cả các GVCN khác, mà họ còn phải bỏ ra nhiều cơng sức, thời gian, lịng nhiệt tình, sự tâm huyết hơn bình thường để chỉ bảo cho học trị của mình là những TKT. Dù vất vả, áp lực nhưng bằng tình thương và trách nhiệm, họ ln dành cho học trò là TKT sự quan tâm đặc biệt, để giúp các em tiến bộ mỗi ngày. Mặt khác, GVCN lớp có HSHN là người đóng vai trị tiên phong, nịng cốt trong việc thực hiện GDHN, nghĩa là GVCN ln tích cực trong việc nắm bắt các chủ trương, chính sách đối với TKT nói riêng và người khuyết tật nói chung để chủ động tham mưu với BGH, với các thành tố khác tham gia vào quá trình GDHN để cùng phối hợp thực hiện và mang lại kết quả giáo dục tốt nhất cho TKT nói riêng và HS nói chung. GVCN trong mọi tình huống giáo dục, đặc biệt là các tình huống GDHN, phải tạo mọi điều kiện tốt nhất cho TKT hòa nhập với bạn bè trong lớp một cách cơng bằng và bình đẳng.

Ngồi ra, GVCN cịn phải là cầu nối để kết nối mọi lực lượng, mọi yếu tố tham gia vào quá trình giáo dục TKT. Khuyết tật là một vấn đề đa chiều, nên đương nhiên sẽ có nhiều bên liên quan và nếu khơng có một yếu tố nào đóng vai trị kết nối để huy động mọi yếu tố của nhân lực và nguồn lực vật chất vào quá trình GDHN thì chắc chắn hiệu quả GDHN sẽ không được như mong muốn.

5.3. Huy động sức mạnh tổng hợp để nâng cao chất lượng GDHN

Nếu chúng ta muốn nhìn thấy GDHN trở thành hiện thực, việc tìm cách để đưa tất cả các bên liên quan cùng hợp tác với nhau, tạo nên sức mạnh tổng hợp là rất cần thiết. Trong thập niên vừa qua đã có rất nhiều tổ chức phi chính phủ làm việc để cải thiện đời sống người khuyết tật ở Việt Nam, và cũng đã có rất nhiều các dự án tập trung vào giáo dục hòa nhập. Nhiều nhà giáo trên khắp cả nước trong đó có GV ở Nghệ An cũng như thành phố Vinh đã nghĩ ra những phương thức mới lạ để thực hiện GDHN hiệu quả. Nếu họ được tạo điều kiện để chia sẻ kinh nghiệm và những thực tiễn đã có, chúng ta sẽ thấy được những bước tiến lớn trong công cuộc đưa GDHN vào hệ thống giáo dục quốc gia.

Trên đây là một số bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện đề tài. Chúng tơi tha thiết mong mỏi các cấp chính quyền, đặc biệt là ngành Giáo dục và Lao động - Thương binh - Xã hội cần phối hợp chặt chẽ với nhau, tham mưu cho Chính phủ để có được những chính sách căn cơ nhất, nhằm đẩy nhanh sự phối hợp các lực lượng xã hội trong công tác GDHN, không chỉ chú trọng các cơ sở giáo dục chuyên biệt mà cần thiết cho các cơ sở giáo dục bình thường khác để nâng cao chất lượng giáo dục TKT.

6. Hướng phát triển của đề tài

- Đề tài đã, đang và sẽ được tiếp tục ứng dụng trong các trường THPT trên địa bàn

thành phố Vinh như Huỳnh Thúc Kháng, THPT Lê Viết Thuật, THPT Hà Huy Tập…

- Kết quả của đề tài khẳng định sự cần thiết nhân rộng các biện pháp nâng cao chất lượng GDHN cho HSKT không chỉ ở trên địa bàn các trường THPT ở thành phố Vinh mà có thể áp dụng cho các bậc học, cấp học trên địa bàn toàn tỉnh.

III. KẾT LUẬN1. Kết luận 1. Kết luận

Giáo dục hịa nhập khơng chỉ là nhiệm vụ chính trị của ngành giáo dục mà còn là mục tiêu phát triển của đất nước ta hiện nay. Giáo dục hòa nhập thúc đẩy sự khoan dung, gắn kết văn hóa và sự bình đẳng trong xã hội. Giáo dục hịa nhập khơng chỉ mang lại kết quả học tập tốt hơn cho trẻ em khuyết tật mà còn cho tất cả trẻ em. Mọi trẻ em, kể cả TKT đều có quyền đến trường học, được nuôi dưỡng đầy đủ và phát huy tiềm năng của mình để phát triển tốt trong cộng đồng của các em.

Nâng cao chất lượng GDHN là nhiệm vụ quan trọng trong bất kỳ nhà trường nào. Thấu hiểu điều đó, được sự giúp đỡ của trường THPT, ủng hộ của đồng nghiệp, PH và HS, chúng tôi đã đưa ra các giải pháp hữu hiệu để thực hiện đề tài trong suốt thời gian qua, góp phần phát huy hơn nữa cơng tác giáo dục HSHN trong trường THPT. Đề tài “Nâng cao chất lượng giáo dục học sinh hịa nhập

thơng quan cơng tác quản lý và chủ nhiệm ở trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An” đảm bảo tính mới, tính khoa học và hiệu quả. Thơng qua đó

thu được kết quả khả quan:

Thứ nhất, chúng tơi đã tìm hiểu lý luận về GDHN, căn cứ trên tình hình thực tế cơ sở để đưa ra giải pháp phù hợp.

Thứ hai, nhận thấy được yêu cầu đối với BGH, GVCN, GVBM để góp phần nâng cao chất lượng GDHN. Giải pháp trên đã được chúng tôi áp dụng 5 năm, tuy nhiên để có cách thức hợp lý các nhà giáo dục nên linh hoạt trong áp dụng bởi mỗi trường có lợi thế khác nhau, đối tượng HSHN khác nhau.

Thứ ba, những năm gần đây trường chúng tôi và các trường THPT trong thành phố Vinh đã sử dụng giải pháp này, không chỉ nâng cao chất lượng GDHN mà cịn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

Thứ tư, giải pháp nêu trên đã huy động sự sáng tạo, linh hoạt trong công tác quản lý GDHN của BGH; phát huy tốt hơn vai trò nòng cốt của GVCN; GVBM thể hiện được năng lực biến hóa trong giảng dạy; HSHN hịa nhập tốt hơn với cộng đồng; và sự chung tay hỗ trợ của các lực lượng khác để làm tốt hơn nữa công tác GDHN.

Kết quả đạt được trong công tác giáo dục HSHN làm cho chúng tôi tự tin hơn trong việc lựa chọn giải pháp quản lý, chủ nhiệm, giảng dạy. Những giải pháp được đưa ra trong dự án đã, đang và sẽ tiếp tục thực hiện tại trường THPT Lê Viết Thuật cũng như các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Tuy nhiên đây mới chỉ là kinh nghiệm của chúng tơi có thể đang cịn nhiều thiếu sót, kính mong được sự góp ý của mọi người để kinh nghiệm của chúng tơi được hồn thiện hơn. Chúng tôi hi vọng rằng đề tài này không chỉ áp dụng cho các trường THPT trên địa bàn thành phố Vinh mà cịn có thể áp dụng rộng rãi trong các trường phổ thông, các bậc học, cấp học trên cả nước góp phần nâng cao chất lượng giáo dục HSHN, giáo dục toàn diện cho học sinh, đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.

2. Kiến nghị

Nâng cao chất lượng giáo dục HSHN là một hướng đi đúng và vô cùng cần thiết, chúng tôi xin kiến nghị như sau:

- Các cấp quản lý giáo dục cần tham mưu cho các cấp chính quyền đầu tư cơ sở vật chất hơn nữa cho nhà trường trong GDHN. Rất mong các cấp quản lý đặc biệt quan tâm đến GDHN, có cơ chế tài chính phù hợp để động viên, khen thưởng kịp thời những nhân tố tích cực trong cơng tác GDHN.

- Mỗi giáo viên cần xác định tư tưởng, tâm thế đúng cho bản thân, cần phải không

ngừng học tập, nâng cao hiểu biết, khơng ngại khó, kiên trì và u thương HSHN như con của mình.

Trên đây là nội dung đề tài sáng kiến kinh nghiệm của chúng tơi. Những gì chúng tơi trình bày trong đề tài là sự nghiên cứu tìm tịi và vận dụng vào thực tiễn trong một thời gian dài trong quá trình quản lý, chủ nhiệm và dạy học thực sự đã mang lại những hiệu quả rất thiết thực góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục HSHN. Chúng tôi mong muốn các đồng nghiệp có thể tham khảo, vận dụng được phần nào những kinh nghiệm này vào trong quá trình GDHN và mong nhận được những góp ý từ các bạn đồng nghiệp, Hội đồng khoa học các cấp và bạn bè chia sẻ, góp ý, bổ sung để đề tài có thể hồn thiện hơn.

Xin chân thành cảm ơn!

Vinh, tháng 3 năm 2020

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Luật người khuyết tật ngày 17/06/2010

2. Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ về Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật.

3. TT 39/2009/TT-BGDĐT ngày 29/12/2019 Bộ giáo dục và đào tạo ban hành quy định giáo dục hịa nhập cho trẻ em hồn cảnh khó khăn..

4. Thơng tư liên tịch số 42/2013/TTLT-BGDĐT-BLĐTBXH-BTC ngày 31/12/2013 giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo - Bộ Lao động - Thương binh và xã hội - Bộ Tài chính - Bộ Y tế Quy định chính sách về giáo dục đối với người khuyết tật.

5. Thông tư 03/2018/QĐ-BGDĐT ngày 29/01/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT quy định về giáo dục hoà nhập đối với người khuyết tật.

6. Thông tư số 01/2019/TTLT-BLĐTBXH ngày 02/01/2019 giữa Bộ Lao động - Thương binh và xã hội quy định về việc xác định mức độ khuyết tật do hội đồng xác định mức độ khuyết tật thực hiện.

7. Quyết định số 338/QĐ-BGDĐT ngày 30/01/2018 của Bộ GDĐT ban hành Kế hoạch giáo dục người khuyết tật giai đoạn 2018-2020

8. Thông tư 27/2016/TT-BGDĐT ngày 30/12/2016 về lập và lưu trữ hồ sơ học sinh hịa nhập.

9. Cơng văn Số:1765/SGD&ĐT- GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện cơng tác giáo dục hịa nhập đối với học sinh khuyết tật cấp trung học ngày 25/09/2019. 10. Thông tư số 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2012 của Bộ GDĐT về Quy chế

đánh giá xếp loại học sinh THCS và học sinh THPT.

11. Quyết định 11/2006/QĐ-BGDĐT ngày 05/4/2006 của Bộ GDĐT về việc ban hành quy chế xét công nhận tốt nghiệp THCS.

12. Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GDĐT về Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học.

13. Thông tư số 11/2014/TT-BGD&ĐT ngày 18/4/2014 về ban hành quy chế tuyển sinh THCS và tuyển sinh THPT; Thông tư số 05/2018/TT-BGDĐT ngày 28/02/2018 về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 11/2014.

14. Thông tư liên tịch số 19/2016/TTLT-BGDĐT-BNV ngày 22 tháng 6 năm 2016 của Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên hỗ trợ giáo dục người khuyết tật trong các cơ sở giáo dục công lập.

15. Một số bài báo: News.zing.vn, 11/01/2019, tác giả Hương Ly; Baodansinh.vn, tác giả Minh Châu; giaoducthoidai.vn…. TTXVN- báo tuổi trẻ - vietbao.vn/Giao-duc.

16. Tài liệu lớp tập huấn của Sở GD&ĐT Nghệ An hè 2019. 17. Tham khảo ý kiến bạn bè, đồng nghiệp.

PHỤ LỤC 1

Một số hình ảnh hoạt động giáo dục học sinh hịa nhập trong trường THPT thành phố Vinh

HSHN Thanh Quý, Trần Tuấn Hiếu cùng giáo viên chủ nhiệm, trường THPT Lê Viết Thuật

Học sinh khuyết tật Hiếu và Bảo trong dịp khai giảng năm học mới 2019-2020 cùng tập thể lớp12D6

Học sinh khuyết tật vận động Phương Linh cùng GVCN, tập thể lớp 12A9- trường THPT Huỳnh Thúc Kháng chụp ảnh kỷ yếu năm học 2018-2019

Hình ảnh về kết quả học tập lớp 12 của HSHN Dương Phương Linh

Học sinh Quốc Bảo- khuyết tật vận động, Tuấn Hiếu-khuyết tật vận động và trí tuệ cùng đội bóng liên quân 11D2 &11D6 trong mùa giải bóng đá nam

HSHN Bảo nhận thưởng của nhà trường và GVCN

HSHN Thanh Quý trong lễ tổng kết và tri ân năm học 2017-2018

Hình ảnh về đời sống thường nhật của hai chị em từng là học sinh hòa nhập Dương Mỹ Linh và Dương Khánh Linh – Thành phố Vinh

PHỤ LỤC 2

Một số hình ảnh về học sinh hòa nhập trong cộng đồng

GV trong giờ dạy học HSHN

Thầy giáo Nguyễn Đăng Khoa cùng hai HSHN và là hai anh em Hiếu và Hương, THPT Nguyễn An Ninh Quận 10, tp HCM

HSHN Vân Anh khiếm thính và ngơn ngữ (bên phải , áo trắng) cùng GVCN và các bạn

Mai Hương (bên phải) và người bạn hỗ trợ cùng chiếc máy tính GVCN tặng

PHỤ LỤC 3 . MỘT SỐ MẪU PHIẾU

1. Phiếu khảo sát ý kiến học sinh hòa nhập và giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ mơn, phụ huynh để tìm hiểu thực trạng và giải pháp của vấn đề

PHIẾU KHẢO SÁT DÀNH CHO BAN GIÁM HIỆU

Họ và tên:………………Số điện thoại……Chức vụ:………Trường THPT: ………………

(Cảm ơn Thầy (cô) bởi sự hợp tác điền thông tin vào phiếu khảo sát)

Câu 1: Trong cơng tác quản lý, Thầy (cơ) có quan tâm đến GDHN hay khơng?

Có Không

Câu 2: Mức độ quan tâm đến GDHN của Thầy (cô) ra sao?

Đặc biệt quan tâm

Rất quan tâm Bình thường

Xem đây là nhiệm vụ chính trị của nhà trường

Câu 3: Theo Thầy (cơ) khó khăn trong quá trình triển khai GDHN tại cơ sở là gì?

Nhận thức của phụ huynh

Văn bản cấp trên chưa kịp thời, cụ thể

Cơ sở vật chất cho đối tượng HSHN chua có

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN nâng cao chất lượng giáo dục học sinh hòa nhập thông qua công tác quản lý và chủ nhiệm ở trường thpt trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)