II. NỘI DUNG
2. Cơ sở thực tiễn
2.1. Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục hòa nhập
2.2.6. Kết nối hiệu quả với phụ huynh và các tổ chức, đoàn thể khác trong công tác
công tác GDHN
Để góp phần nâng cao chất lượng GDHN, rất cần đến sự đồng hành của PH, biết gắn kết sự tôn trọng và đồng hành hỗ trợ giáo dục của các tổ chức, đoàn thể khác. Bởi vậy, GVCN cần làm tốt các nội dung sau:
*Đối với PH có con học HN:
Để giúp trẻ HN tiến bộ, vai trò PH là hết sức quan trọng. Hơn lúc nào hết, rất cần sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, đây là điều kiện chính để các em trưởng thành, sớm hòa nhập cộng đồng. Thế nhưng trong thực tế, không phải người cha người mẹ nào cũng muốn chấp nhận con mình khác biệt với các bạn trong lớp. Nhưng qua thời gian, bằng sự động viên, với sự thuyết phục của nhà trường, GVCN nên nhiều phụ huynh từ chỗ phản đối, không đồng ý nay đã ủng hộ việc học
hoà nhập của trẻ khuyết tật. Cũng chính điều này đã góp phần nâng cao nhận thức của chính PH của HSHN, đảm bảo quyền lợi cho TKT.
Đồng thời, GVCN phải làm tốt công tác tư vấn cho phụ huynh và định hướng
nghề nghiệp học sinh hòa nhập. Đây là bước làm đòi hỏi trách nhiệm cao của GVCN. Vậy nên GVCN phải thường xuyên giữ mối liên hệ với cha mẹ học sinh hoặc người đỡ đầu để thông báo kịp thời về tình hình học tập của TKT tới gia đình đồng thời phối hợp tạo điều kiện tốt nhất để các em học tập và rèn luyện. Hướng dẫn cha mẹ học sinh cách giáo dục trẻ, đồng cảm và chia sẻ với họ bằng tình cảm chân thành, thân thiện. Thường xuyên theo dõi sức khỏe bệnh lý, sự tiến bộ của các em, dù rất nhỏ cũng trao đổi PH. Sắp xếp thời gian hợp lý, thường xuyên đến gia đình để tư vấn tâm lý cho PH, động viên các em. Nêu gương điển hình về những tấm gương giàu nghị lực vượt lên chính mình, thành công trong cuộc sống. Xử lý tình huống về học tập, sức khỏe, kỹ năng cho HSHN một cách kịp thời và cần thiết nhất.
Từ chỗ đánh giá khách quan, đúng năng lực của TKT học hòa nhập, GVCN định hướng nghề cho HS. Chúng tôi biết rất rõ những hộ gia đình có thành viên khuyết tật thường nghèo hơn, TKT có nguy cơ ít được đi học hơn các bạn cùng trang lứa, cơ hội việc làm cho người khuyết tật cũng thấp hơn những người không khuyết tật. Đây là trăn trở không chỉ PH- HS mà cả GVCN.
Ví dụ 1: Cô giáo Hồ Thị Hiền - GVCN lớp 12A9, năm học 2018-2019, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng rất hạnh phúc khi hỗ trợ tư vấn cho PH và HSHN Dương Phương Linh thi THPTQG đạt điểm khối thi D1 là 22,5 điểm, đậu khoa Ngôn ngữ trường ĐH KHXH&NV theo ước nguyện. Nhưng thực tế sau đó do sức khỏe không đảm bảo em phải tự học thông qua trực tuyến ngoại ngữ tiếng Anh, hướng tới công việc dịch thuật sau này.
Ví dụ 2: Cô giáo Nguyễn Thị Hằng, GVCN lớp 12D6 năm học 2019-2020 trường THPT Lê Viết Thuật chia sẻ về công tác tư vấn nghề cho PH- HSHN như sau“ Trong suốt gần 3 năm làm công tác chủ nhiệm lớp hòa nhập, có hai HSHN,
bên cạnh niềm vui thì cũng có nhiều điều trăn trở, nhất là định hướng nghề cho các em. Làm thế nào để các em xuất phát từ sự đam mê, sở thích, năng lực và điều kiện hoàn cảnh để lựa chọn cho bản thân một nghề phù hợp, đảm bảo cho chính cuộc đời của mình là vấn đề không dễ tý nào”. GVCN Nguyễn Thị Hằng còn chia sẻ
thêm “ Nếu như tâm nguyện của PH-HS Trần Tuấn Hiếu là mong muốn hòa nhập
tốt hơn với cộng đồng thì PH-HS Quốc Bảo lại không muốn mọi người nhìn vào con mình với quan điểm là HSHN, muốn con tham gia thi để thử sức, trên cơ sở đó chọn cơ hội học tập ở cơ sở đào tạo tốt hơn. Về vấn đề này không phải GVCN nào cũng làm được, bởi thực tế số HSHN tốt nghiệp 12 xong hiện nay đang ở nhà cùng GĐ, phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ mà chưa qua cơ sở đào tạo nghề nào để có việc làm phù hợp, đảm bảo cuộc sống sau này’.
Để GDHN đạt kết quả khả quan, GVCN còn phải chú trọng công tác động viên để có sự vào cuộc của Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh. Coi trọng và đánh giá cao vai trò PH trong quá trình can thiệp giáo dục TKT là việc mà bất kỳ GVCN nào cũng quan tâm đến. GVCN hiểu rõ BCH Hội PH có rất nhiều lợi thế khi can thiệp vào nội dung này. Bởi chính họ chính là người làm cha làm mẹ, nên dễ cảm thông, chia sẻ trong quá trình chăm sóc, can thiệp và giáo dục HSHN.
Ở trường chúng tôi, thực tế cho thấy các bậc PH không phải ai cũng có cách nhìn giống nhau trong GDHN, nhất là khi con của họ học chung với bạn khuyết tật. Thấu hiểu điều này, chúng tôi thông qua vai trò của GVCN để trao đổi tâm tư và cố gắng đả thông tư tưởng cho họ. Ví dụ: GVCN chia sẻ clip trong nhóm PH lớp về những câu chuyện xúc động của những em không may bị khiếm khuyết cơ thể, trí tuệ nhưng đã nỗ lực vượt lên chính minh để nhận được sự thấu hiểu của PH. Trong cuộc họp Hội cha mẹ học sinh hằng năm của lớp có HSHN, thông qua BCH Hội để họ chia sẻ, tìm sự đồng cảm và cảm thông trong tập thể Hội của lớp; GVCN đề xuất khuyến học nhà trường thưởng học bổng cho học sinh; GVCN tặng học bổng khi HSHN đạt kết quả cao, động viên tinh thần HSHN nhân ngày sinh nhật; Từ đó chung tay giúp đỡ, tạo điều kiện hỗ trợ giáo dục để các em hòa nhập nhanh hơn với cộng đồng (phụ lục 1).
*Đối với các tổ chức đoàn thể khác
Ta biết rằng vốn dĩ đa số HSHN gặp khó khăn trí não, thiểu năng trí tuệ, khả năng tiếp thu lĩnh hội kiến thức rất hạn chế. Vậy làm thế nào để các em dược tham gia hoạt động như văn nghệ, thể dục thể thao, các phong trào Đoàn thanh niên một cách tích cực nhất, trên cơ sở đó rèn luyện kỹ năng mềm cho bản thân. Chính vì vậy, chúng tôi huy động sự quan tâm giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng trong công tác GDHN giữa các tổ chức như Đoàn thanh niên, Công đoàn.. Với phương châm tạo môi trường giáo dục thân thiện, tích cực, hạnh phúc, nên đã rất linh hoạt trong tổ chức hoạt động ngoài giờ lên lớp, lôi cuốn các em tham gia vào guồng chung cùng những hoạt động bổ ích… Thông qua những hoạt động đó đã tác động rất lớn đến sự hình thành nhân cách, dần tiến bộ cả về thể chất lần tinh thần để các em vững bước vào đời (phụ lục 1).
Đồng thời, GVCN kết hợp chặt chẽ với cán bộ y tế nhà trường nhằm chăm sóc, theo dõi sức khoẻ cho HSHN. Để đảm bảo điều này, cán bộ y tế phải có trách nhiệm cao, nghiệp vụ chuyên môn vững vàng, biết và kịp thời xử lý tình huống cho đối tượng này khi có bất trắc xảy ra.
Ở trường chúng tôi, khám sức khỏe định kỳ cho HS là một việc làm hằng năm. Đối với HSHN, nhà trường, GVCN động viên các em tham gia đầy đủ, khám sức khỏe miễn phí, có sổ theo dõi sức khỏe của từng đối tượng HSHN, mặc dù biết rằng có những em thường xuyên khám định kỳ ở bệnh viện tuyến trên. Việc làm này là nguồn động viên, thể hiện sự quan tâm chăm sóc sức khỏe, tiền đề quan trọng đảm bảo cho sự học của các em với mục tiêu trước mắt là đủ sức khỏe để hoàn thành cấp THPT (phụ lục 4).
Mặt khác, để nâng cao nhận thức cho cộng đồng nơi HSHN sinh sống là một vấn đề mà nhà trường chúng tôi đặc biệt quan tâm. Bởi địa phương nơi các em cư trú là địa chỉ gần gũi, trực tiếp và dễ tiếp cận, hiểu rõ hoàn cảnh của từng em. Cũng từ đó thuận lợi hơn ở sự sẻ chia, thăm hỏi, động viên gia đình HSKT, tạo lập và đảm bảo quyền lợi cho các em. Vậy nên, trường chúng tôi đã chủ động xây dựng và phát huy mối quan hệ chặt chẽ cùng với chính quyền, tổ chức đoàn thể địa trong GDHN (phụ lục 2).
Hơn nữa, để đảm bảo chất lượng giáo dục và hòa nhập cho TKT, chúng tôi phối hợp với các cơ sở đào tạo, kể cả cơ sở đào tạo tư nhân để đạt được mục tiêu “Không có ngoại lệ và không có trẻ em bị bỏ lại phía sau”. Chúng tôi thực hiện theo hướng: dựa vào tiềm năng của các em, GVCN tư vấn, định hướng nghề; căn cứ theo văn bản nhà nước; sau đó liên hệ cơ sở dạy may, dạy nấu ăn, trung tâm đào tạo tin học để các em có sự lựa chọn phù hợp, tự tin học nghề để bước vào đời (phụ lục 2).
Với giải pháp trên, bước đầu thu được kết quả khả quan: Càng ngày số lượng HSHN vào học trường THPT tăng lên; PH đã hợp tác rất tốt và có chuyển biến nhận thức; Đội ngũ GVCN tâm huyết, GVBM rất thương các em HSHN; Các em học sinh sống bao dung, nhân ái; HSHN hòa nhập nhanh hơn với cộng đồng.