Xây dựng môi trường lớp học thân thiện trong quá trình thực hiện GDHN

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN nâng cao chất lượng giáo dục học sinh hòa nhập thông qua công tác quản lý và chủ nhiệm ở trường thpt trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 31)

II. NỘI DUNG

2. Cơ sở thực tiễn

2.1. Yêu cầu đối với giáo viên chủ nhiệm trong công tác giáo dục hòa nhập

2.2.4. Xây dựng môi trường lớp học thân thiện trong quá trình thực hiện GDHN

GDHN

HSHN là TKT hòa nhập cùng trẻ bình thường, và được học tất cả các mơn như mọi trẻ khác. Trong q trình thực hiện GDHN của GVCN là xây dựng môi trường thân thiện, xây dựng tập thể lớp có ý thức trách nhiệm, thái độ đoàn kết thương yêu giúp đỡ bạn bị khuyết tật là yếu tố quan trọng hàng đầu. Xây dựng mối quan hệ thân thiện giữa giáo viên với trẻ khuyết tật, giữa trẻ KT với học sinh khác trong lớp, trong trường. Từ đó tạo cho các em có được cảm giác an tồn, tự tin và được tôn trọng.

HSHN là người chưa may mắn, bản thân bị khiếm khuyết , người ở dạng KT này người ở dạng KT khác, vậy làm thế nào để khơng vì thế mà các em chùn bước, trái lại phát triển bằng nghị lực của bản thân. GVCN yêu thương, quan tâm chăm sóc trẻ thường xuyên để cho các em cảm thấy không bị bỏ rơi và đem lại cảm giác an toàn cho trẻ. Phát hiện những điểm tiến bộ hằng ngày của các em để động viên kịp thời, khích lệ và có biểu dương trước lớp, gây hứng thú cho các em tham gia học tập tốt hơn; tuyệt đối không chê bai mắng nhiếc trước tập thể.

Kết quả giáo dục của cô giáo Hồ Thị Hiền là sự nỗ lực của em Dương Phương Linh ( HSHN trường THPT Huỳnh Thúc Kháng ) và em cũng chính tấm gương về sự nỗ lực cho các bạn khác học tập phụ lục 3).

GVCN giáo dục học sinh khác trong lớp biết cách động viên, chia sẻ các bạn HN bằng tình cảm bạn bè gần gũi. Động viên mọi thành viên trong lớp phải có tinh thần trách nhiệm, giúp đỡ, lôi cuốn, tạo điều kiện cho các bạn HN tham gia vui chơi. Giáo viên cũng như các bạn cùng lớp luôn phải chú ý động viên khuyến khích kịp thời khi trẻ khuyết tật hồn thành được một nhiệm vụ, công việc đơn giản hơn so với trẻ bình thường khác. Xây dựng vịng tay bạn bè ngay từ đầu năm để tạo ra bầu khơng khí thân mật, thương yêu giúp đỡ trẻ khuyết tật như: nhóm bạn cùng học ở nhà, nhóm cùng đi học, nhóm học trên lớp, nhóm cùng vui chơi. Thực tế khẳng định rằng sự bình đẳng của học sinh cùng trang lứa, của các em học sinh bình thường đã hỗ trợ rất tốt cho các bạn khuyết tật. Qua đó rèn luyện cho các em biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc đến người khác, nhất là những người có hồn cảnh khó khăn; từng bước xây dựng nhân cách tốt đẹp, yêu thương con người trong từng học sinh..

Ví dụ: Bạn Lê Mạnh Phú, lớp trưởng 12D6 được GVCN phân công hỗ trợ bạn Bảo- HSHN, do vấn đề về sức khỏe nên bạn Bảo phải đi khám định kỳ hàng tháng, phải nghỉ học 1-2 ngày. Đây chính là lúc bạn Phú hướng dẫn, bổ trợ cho bạn Bảo nội dung đã học cũng như các vấn đề khác liên quan, để bạn Bảo không bị hổng kiến thức, đáp ứng yêu cầu học cũng như hoạt động trường lớp, phát triển bản thân (phụ lục 1).

Thông qua cách làm trên rèn luyện cho các em biết yêu thương, quan tâm, chăm sóc đến người khác, nhất là những người có hồn cảnh khó khăn; từng

bước xây dựng nhân cách tốt đẹp, yêu thương con người trong từng học sinh, nhất là HSHN.

2.2.5. Phối hợp với GVBM để làm tốt công tác GDHN

HSHN là những HS khiếm khuyết về thân thể hoặc tâm sinh lý. Để giáo dục các em, giúp các em nhanh chóng hịa nhập với bạn bè cùng trang lứa, GVBM phải là những người thật sự am hiểu đối tượng giáo dục của mình một cách thấu đáo, kĩ càng. Thực tế hiện nay hầu hết giáo viên các cấp học, bậc học... chưa được đào tạo, bồi dưỡng, hướng dẫn để giáo dục thật hiệu quả đối tượng học sinh này. Chính vì vậy, để đạt được hiệu qủa thật sự trong GDHN, chúng tôi xin được chia sẻ một vài bí quyết đó là sự sẻ chia, yêu thương và kiên nhẫn của GVBM.

Trước hết, GVBM phải là người có sự kiên trì, biết biến hóa trong

phương pháp giảng dạy thì mới mong có hiệu quả tốt. Để tìm ra phương pháp giảng dạy phù hợp, GVBM phối hợp cùng GVCN để tìm hiểu kỹ đối tượng: cụ thể tìm hiểu kỹ nhu cầu, sở thích, ước mơ, khả năng, hồn cảnh gia đình... của từng đối tượng HSHN. Quan trọng nhất, là trên cơ sở đặc thù của từng em để đưa ra phương hướng, mục tiêu riêng, trên cơ sở mục tiêu chung của cả lớp. Nếu không như thế, các em sẽ dễ bị “bỏ rơi” vì học sinh hịa nhập cùng học chung với học sinh bình thường khác trong lớp.

Trong q trình giảng dạy, giáo dục, GVBM phải tơn trọng và thực hiện các

quyền của người khuyết tật; có phẩm chất đạo đức tốt, yêu thương người khuyết tật như con cháu ruột thịt của mình; có năng lực tốt về chun mơn nói chung và năng lực chun mơn, nghiệp vụ về giáo dục hòa nhập cho người khuyết tật. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ chương trình, kế hoạch dạy học theo yêu cầu và các quy định của Nhà nước, của ngành và nhà trường về giáo dục HSHN.

GVBM chủ động phối hợp, tư vấn cho GVCN, nhà trường và gia đình HSHN trong việc hỗ trợ, can thiệp, xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt động giáo dục hòa nhập cho các em HSHN. Tổ chức hoạt động giáo dục, đánh giá kết quả giáo dục theo kế hoạch giáo dục cá nhân của HSHN. Thường xuyên tự bồi dưỡng, đổi mới phương pháp, tổ chức các hình thức dạy học đa dạng, phù hợp với đối tượng khuyết tật của học sinh lớp mình, học hỏi kinh nghiệm, điều chỉnh nội dung chương trình, thời gian giữa hoạt động học, nghỉ ngơi, thư giãn phù hợp với khả năng các em để nâng cao hiệu quả giáo dục hòa nhập cho HSHN. Bởi lẽ, trẻ khuyết tật thường rất hay mặc cảm, tự ti, nhiều em khả năng tiếp thu kiến thức cũng chậm hơn học sinh bình thường, vì vậy, bên cạnh việc truyền dạy kiến thức, các thầy, cơ đơi khi cịn phải đóng vai “bác sĩ tâm lý” để chia sẻ, động viên, hỗ trợ các em cùng học tập cũng như hòa nhập.

“Ở trường chúng tôi, năm học 2017-2018, khi được phân cơng dạy bộ mơn Ngữ Văn lớp 10 D6 có hai HSHN Nguyễn Quốc Bảo, Trần Tuấn Hiếu, thú thực lúc đầu tơi cũng rất bỡ ngỡ. Nhưng trong q trình dạy học, trong suốt gần 3 năm dạy các em cho đến tận bây giờ, tôi dần biết cách xử lý, điều chỉnh phương cách đem

lại hiệu quả tốt hơn. Chẳng hạn như: Tránh yêu cầu quá mức, hoặc ngang bằng với HS bình thường vì như thế sẽ gây căng thẳng, ức chế thần kinh cho các em. Trong trường hợp khi thấy các em căng thẳng trong giờ học thì tơi nên hỏi một câu hỏi mở (hoặc câu hỏi vui) để em thoải mái hơn. Do đặc trưng bộ môn, một tuần bốn tiết nên tôi luôn tạo môi trường thuận lợi, thường xuyên động viên, khuyến khích các em tham gia các hoạt động học tập như cùng các bạn khác thảo luận, vẽ tranh… Rất mừng vì lực viết của hai em lên tay rất nhiều” (Tâm sự của cô giáo

Trần Cẩm Vân, GV bộ môn Ngữ Văn trường THPT Lê Viết Thuật).

“Đối với Linh Chi, em ấy khó có thể ngồi yên, mà ngồi được yên nói chuyện

hết bạn này sang bạn khác ngay trong giờ học, trí tuệ chậm phát triển. Biết được điều đó, trong giảng dạy chúng tơi phải vận dụng hết sức linh hoạt, sáng tạo các phương pháp nhằm giúp em tập trung tiếp thu và nhớ kiến thức một cách cơ bản nhất. Ví như thơng qua với GVCN về chỗ ngồi, sắp xếp ngồi bàn đầu, gần bục giảng; cũng ngồi ở vị trí này GV dễ quản lý em hơn; trong giờ học phân công em tham gia các hoạt động học thích hợp như đóng vai, hùng biện… Cách làm này ít nhiều cũng đã giảm thiểu sự tăng động trong em”. (Cô giáo Kim Hoa, dạy bộ môn

Lịch sử lớp 12D6 năm học 2017-2018, trường THPT Lê Viết Thuật).

“Mặc dù Quốc Bảo là HSHN nhưng rất u thích mơn Vật lý, khơng có giờ học Vật lý nào mà em không giơ tay phát biểu xây dựng bài, nếu GV dạy mà không cho em trả lời là tỏ thái độ buồn rầu ra mặt. Chính vì vậy, chúng tơi phải biết cách điều tiết phù hợp, ví như giành câu hỏi khó hơn cho em tư duy, vừa kích thích trí não vừa điều chính được sự qúa tự tin của em” ( Cô giáo Thanh Thúy, dạy môn

Vật lý ở lớp 11D6, năm học 2018-2019, trường THPT Lê Viết Thuật).

Với cách làm trên, bằng những nỗ lực, lịng kiên trì của giáo viên trong giảng dạy và giáo dục luôn dành cho đối tượng này sự quan tâm đặc biệt, thường xuyên theo dõi chỉ bảo tận tình coi trẻ như con em mình cho nên nhiều học sinh khuyết tật, chậm phát triển, tự kỷ đã đạt kết quả học tập tương đối khả quan so với khả năng của các em, thậm chí một số em đã được lên lớp, đạt sức học như các học sinh bình thường khác.

2.2.6. Kết nối hiệu quả với phụ huynh và các tổ chức, đoàn thể khác trong công tác GDHN

Để góp phần nâng cao chất lượng GDHN, rất cần đến sự đồng hành của PH, biết

gắn kết sự tôn trọng và đồng hành hỗ trợ giáo dục của các tổ chức, đoàn thể khác. Bởi vậy, GVCN cần làm tốt các nội dung sau:

*Đối với PH có con học HN:

Để giúp trẻ HN tiến bộ, vai trò PH là hết sức quan trọng. Hơn lúc nào hết, rất cần sự quan tâm chăm sóc của cha mẹ, đây là điều kiện chính để các em trưởng thành, sớm hòa nhập cộng đồng. Thế nhưng trong thực tế, không phải người cha người mẹ nào cũng muốn chấp nhận con mình khác biệt với các bạn trong lớp. Nhưng qua thời gian, bằng sự động viên, với sự thuyết phục của nhà trường, GVCN nên nhiều phụ huynh từ chỗ phản đối, không đồng ý nay đã ủng hộ việc học

hồ nhập của trẻ khuyết tật. Cũng chính điều này đã góp phần nâng cao nhận thức của chính PH của HSHN, đảm bảo quyền lợi cho TKT.

Đồng thời, GVCN phải làm tốt công tác tư vấn cho phụ huynh và định hướng

nghề nghiệp học sinh hòa nhập. Đây là bước làm đòi hỏi trách nhiệm cao của GVCN. Vậy nên GVCN phải thường xuyên giữ mối liên hệ với cha mẹ học sinh hoặc người đỡ đầu để thơng báo kịp thời về tình hình học tập của TKT tới gia đình đồng thời phối hợp tạo điều kiện tốt nhất để các em học tập và rèn luyện. Hướng dẫn cha mẹ học sinh cách giáo dục trẻ, đồng cảm và chia sẻ với họ bằng tình cảm chân thành, thân thiện. Thường xuyên theo dõi sức khỏe bệnh lý, sự tiến bộ của các em, dù rất nhỏ cũng trao đổi PH. Sắp xếp thời gian hợp lý, thường xuyên đến gia đình để tư vấn tâm lý cho PH, động viên các em. Nêu gương điển hình về những tấm gương giàu nghị lực vượt lên chính mình, thành cơng trong cuộc sống. Xử lý tình huống về học tập, sức khỏe, kỹ năng cho HSHN một cách kịp thời và cần thiết nhất.

Từ chỗ đánh giá khách quan, đúng năng lực của TKT học hòa nhập, GVCN định hướng nghề cho HS. Chúng tôi biết rất rõ những hộ gia đình có thành viên khuyết tật thường nghèo hơn, TKT có nguy cơ ít được đi học hơn các bạn cùng trang lứa, cơ hội việc làm cho người khuyết tật cũng thấp hơn những người không khuyết tật. Đây là trăn trở không chỉ PH- HS mà cả GVCN.

Ví dụ 1: Cơ giáo Hồ Thị Hiền - GVCN lớp 12A9, năm học 2018-2019, trường THPT Huỳnh Thúc Kháng rất hạnh phúc khi hỗ trợ tư vấn cho PH và HSHN Dương Phương Linh thi THPTQG đạt điểm khối thi D1 là 22,5 điểm, đậu khoa Ngôn ngữ trường ĐH KHXH&NV theo ước nguyện. Nhưng thực tế sau đó do sức khỏe khơng đảm bảo em phải tự học thông qua trực tuyến ngoại ngữ tiếng Anh, hướng tới công việc dịch thuật sau này.

Ví dụ 2: Cơ giáo Nguyễn Thị Hằng, GVCN lớp 12D6 năm học 2019-2020 trường THPT Lê Viết Thuật chia sẻ về công tác tư vấn nghề cho PH- HSHN như sau“ Trong suốt gần 3 năm làm công tác chủ nhiệm lớp hịa nhập, có hai HSHN,

bên cạnh niềm vui thì cũng có nhiều điều trăn trở, nhất là định hướng nghề cho các em. Làm thế nào để các em xuất phát từ sự đam mê, sở thích, năng lực và điều kiện hoàn cảnh để lựa chọn cho bản thân một nghề phù hợp, đảm bảo cho chính cuộc đời của mình là vấn đề khơng dễ tý nào”. GVCN Nguyễn Thị Hằng còn chia sẻ

thêm “ Nếu như tâm nguyện của PH-HS Trần Tuấn Hiếu là mong muốn hòa nhập

tốt hơn với cộng đồng thì PH-HS Quốc Bảo lại khơng muốn mọi người nhìn vào con mình với quan điểm là HSHN, muốn con tham gia thi để thử sức, trên cơ sở đó chọn cơ hội học tập ở cơ sở đào tạo tốt hơn. Về vấn đề này không phải GVCN nào cũng làm được, bởi thực tế số HSHN tốt nghiệp 12 xong hiện nay đang ở nhà cùng GĐ, phụ thuộc hoàn toàn vào cha mẹ mà chưa qua cơ sở đào tạo nghề nào để có việc làm phù hợp, đảm bảo cuộc sống sau này’.

Để GDHN đạt kết quả khả quan, GVCN cịn phải chú trọng cơng tác động viên để có sự vào cuộc của Ban chấp hành Hội cha mẹ học sinh. Coi trọng và đánh giá cao vai trị PH trong q trình can thiệp giáo dục TKT là việc mà bất kỳ GVCN nào cũng quan tâm đến. GVCN hiểu rõ BCH Hội PH có rất nhiều lợi thế khi can thiệp vào nội dung này. Bởi chính họ chính là người làm cha làm mẹ, nên dễ cảm thơng, chia sẻ trong q trình chăm sóc, can thiệp và giáo dục HSHN.

Ở trường chúng tôi, thực tế cho thấy các bậc PH khơng phải ai cũng có cách nhìn giống nhau trong GDHN, nhất là khi con của họ học chung với bạn khuyết tật. Thấu hiểu điều này, chúng tơi thơng qua vai trị của GVCN để trao đổi tâm tư và cố gắng đả thơng tư tưởng cho họ. Ví dụ: GVCN chia sẻ clip trong nhóm PH lớp về những câu chuyện xúc động của những em khơng may bị khiếm khuyết cơ thể, trí tuệ nhưng đã nỗ lực vượt lên chính minh để nhận được sự thấu hiểu của PH. Trong cuộc họp Hội cha mẹ học sinh hằng năm của lớp có HSHN, thơng qua BCH Hội để họ chia sẻ, tìm sự đồng cảm và cảm thơng trong tập thể Hội của lớp; GVCN đề xuất khuyến học nhà trường thưởng học bổng cho học sinh; GVCN tặng học bổng khi HSHN đạt kết quả cao, động viên tinh thần HSHN nhân ngày sinh nhật; Từ đó chung tay giúp đỡ, tạo điều kiện hỗ trợ giáo dục để các em hòa nhập nhanh hơn với cộng đồng (phụ lục 1).

*Đối với các tổ chức đoàn thể khác

Ta biết rằng vốn dĩ đa số HSHN gặp khó khăn trí não, thiểu năng trí tuệ, khả năng tiếp thu lĩnh hội kiến thức rất hạn chế. Vậy làm thế nào để các em dược tham gia hoạt động như văn nghệ, thể dục thể thao, các phong trào Đồn thanh niên một cách tích cực nhất, trên cơ sở đó rèn luyện kỹ năng mềm cho bản thân. Chính vì vậy, chúng tơi huy động sự quan tâm giúp đỡ, phối hợp chặt chẽ nhịp nhàng trong công tác GDHN giữa các tổ chức như Đoàn thanh niên, Cơng đồn.. Với phương châm tạo mơi trường giáo dục thân thiện, tích cực, hạnh phúc, nên đã rất linh hoạt trong tổ chức hoạt động ngồi giờ lên lớp, lơi cuốn các em tham gia vào guồng chung cùng những hoạt động bổ ích… Thơng qua những hoạt động đó đã tác động rất lớn đến sự hình thành nhân cách, dần tiến bộ cả về thể chất lần tinh thần để các em vững bước vào đời (phụ lục 1).

Đồng thời, GVCN kết hợp chặt chẽ với cán bộ y tế nhà trường nhằm chăm sóc,

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN nâng cao chất lượng giáo dục học sinh hòa nhập thông qua công tác quản lý và chủ nhiệm ở trường thpt trên địa bàn thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)