3 Phương pháp nào phát huy được tính tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh
PHẦN 3: KẾT LUẬN 1 Kết luận
1. Kết luận
Qua nhiều năm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, với chúng tôi những giáo viên bộ môn GDCD thuộc trường THPT Cửa Lò 2 đã hăng say ủng hộ chủ trương này của Đảng, Nhà nước. Sự ủng hộ đó không chỉ dừng lại ở trong nhận thức, ở động thái hô khẩu hiệu mà cả những giờ đứng lớp và nghiên cứu khoa học. Trong đó, nội dung đổi mới phương pháp dạy học là công tác trọng tâm để phát huy tính chủ động của học sinh trong hoạt động dạy học môn giáo dục công dân. Sau hơn một thập kỷ thể nghiệm, phương pháp dạy học mới trở thành thói quen trong mỗi giờ lên lớp của giáo viên và học tập của học sinh, từ đó phát huy được tính tích cực và chủ động của học sinh ngày càng cao. Để phương pháp dạy học hiện đại trở nên hoàn hảo, hiệu quả tốt... thầy và trò còn phải nỗ lực nhiều hơn nữa. Hiện nay, qua từng ngày, từng giờ lên lớp, chúng tôi cảm nhận được sự hứng khởi, tự tin từ trong ánh mắt của học sinh, sự chủ động tích cực trong mỗi tiết học giáo dục công dân.
Song song với quá trình giảng dạy là công tác nghiên cứu khoa học - một hoạt động thường niên của đội ngũ giáo viên trường chúng tôi. Hàng năm, ngoài giảng dạy trên lớp, giáo viên viết sáng kiến kinh nghiệm hay cao hơn là học tập nghiên cứu làm luận án thạc sĩ. Tất cả không ngoài mục đích nâng cao trình độ để đảm nhận nhiệm vụ chính trị của mình.
Với sáng kiến kinh nghiệm của mình bản thân tôi trong thời gian qua đã dồn nhiều tâm huyết cho việc nghiên cứu cho đề tài này. Qua công tác nghiên cứu đề tài này đã giúp tôi đứng lớp hiệu quả hơn, học sinh phấn khích hơn trong học tập. Với trình độ nhất định, thời gian có hạn, chắc sáng kiến kinh nghiệm còn nhiều thiếu sót. Mong quý cấp trên xét duyệt lưu tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi phấn đấu chiếm lĩnh đỉnh cao của sự nghiệp vận dụng phương pháp dạy học mới.
2. Kiến nghị
*Đối với Sở Giáo dục & Đào tạo:
- Cần có chế độ khen thưởng nhất định đối với tất cả các loại sáng kiến kinh nghiệm đạt giải thưởng lớn.
- Người có những công trình sáng kiến kinh nghiệm mặc dù không được giải nhưng đều có những giá trị nhất định về mặt khoa học. Vì vậy, cấp trên cần
có những chính sách, chế độ động viên một cách thỏa đáng theo mức độ của sự cống hiến. Có làm được như vậy mới tạo ra động lực thường xuyên, đồng thời tạo ra nguồn cảm hứng cho giáo viên từng bước hoàn thiện mình trên bước đường làm khoa học.
- Cần có giáo viên giỏi bồi dưỡng thêm năng lực viết sáng kiến kinh nghiệm cho giáo viên để tạo thành động lực thúc đẩy giáo viên tự hoàn thiện mình.
* Đối với giáo viên:
- Giáo viên chuẩn bị các tình huống, các câu chuyện phù hợp với bài học. - Phô tô, chiếu video, in nguyên văn tình huống, các câu chuyện liên quan đến bài học hoặc tóm tắt lại tình huống, câu chuyện cho ngắn gọn, dễ hiểu để đưa vào bài học.
- Giáo viên đặt câu hỏi theo cách “Cùng suy nghĩ” sau tình huống, câu chuyện giúp học sinh làm căn cứ trả lời.
- Chia sẻ những kinh nghiệm sau khi thực hiện các giải pháp và hướng dẫn giáo viên trong tổ, nhóm cùng thực hiện.
* Đối với tổ, nhóm chuyên môn:
- Các tổ, nhóm chuyên môn cần thường xuyên thực hiện các chuyên đề về đổi mới PPDH, tổ chức dự giờ thăm lớp và nghiêm túc rút kinh nghiệm.
- Tổ chức sinh hoạt chuyên môn với nội dung phong phú, thiết thực, động viên tinh thần cầu thị trong tự bồi dưỡng của giáo viên, giáo dục ý thức khiêm tốn học hỏi kinh nghiệm và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm với đồng nghiệp.
* Đối với BGH nhà trường:
- BGH phải là người luôn đi đầu trong việc đổi mới PPDH, đồng thời cần động viên, nhắc nhở giáo viên thường xuyên áp dụng các phương pháp và các kĩ thuật dạy học tích cực.
- Nhà trường tạo điều kiện để giáo viên tiếp tục có cơ hội được tham dự những buổi hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm.
- Nhà trường tổ chức các buổi tập huấn bồi dưỡng nâng cao năng lực sử dụng CNTT và các phần mềm hỗ trợ dạy học.
- Đánh giá đúng đắn và đề xuất khen thưởng những GV tích cực đổi mới PPDH và thực hiện đổi mới PPDH có hiệu quả.
Trên đây là một số kinh nghiệm và những ý kiến đóng góp nhỏ mà bản thân tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện giải pháp này sẽ còn nhiều thiếu sót, chính vì thế tôi rất mong nhận được những ý kiến trao đổi, góp ý, bổ sung của quý đồng nghiệp để tôi có thể hoàn thiện tốt hơn về phương pháp giảng dạy của mình.
Vinh, ngày 31 tháng 3 năm 2019
Tác giả
PHỤ LỤC
Sau đây là một số hình ảnh của học sinh đang học tập theo phương pháp dạy học tích cực trong năm học 2018-2019 tại trường THPT Cửa Lò 2.