KẾ HOẠCH NHÓM

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn giáo dục công dân thông qua các phương pháp dạy học tích cực tại các trường THPT trên địa bàn thị xã cửa lò (Trang 25 - 27)

Thành viên nhóm Công việc được giao Thời gian Đánh thực hiện giá

1. Phùng Bá Dũng Quản lý nhóm, làm tổng hợp 7/12 đến (nhóm trưởng) báo cáo chung, góp ý xây 28/12

dựng tiểu phẩm và tìm hiểu các tình huống pháp luật...

2. Nguyễn Thị Phương Tổng hợp ý kiến, tổng hợp 7/12 đến

Thảo báo cáo, tham gia tiểu 24/12

(Thư ký) phẩm…

3. Phan Viết Dũng Phụ trách nội dung 2: quyền 7/12 đến được pháp luật bảo hộ về tính 21/12 mạng, sức khỏe nhân phẩm,

danh dự của công dân...

4. Trần Tiến An Tìm hiểu, xây dựng các tình 7/12 đến huống, tiểu phẩm cho các nội 21/12 dung...

5. Võ Thị Mơ Tranh ảnh minh họa các nội 7/12 đến dung bài học trong đó chủ 21/12 yếu tập trung vào nội dung 1:

quyền bất khả xâm phạm về thân thể công dân...

6. Hoàng Thị Nam Tranh ảnh, minh họa, tiểu 7/12 đến phẩm, hỗ trợ làm phỏng vấn, 28/12 máy tính...

Tuấn bản phỏng vấn, hỗ trợ máy 28/12 tính...

8. Phạm Trọng Quân Tình huống, ví dụ, xây dựng 7/12 đến và hoàn thiện các video của 28/12 nhóm, phụ trách trình chiếu...

Nội dung : CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN CỦA CÔNG DÂN

a. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân. Hình thức trình bày: thuyết trình, có sử dụng ảnh minh họa

Học sinh trình bày: Tiến An & Võ Mơ

b. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm công dân.

Hình thức trình bày: tranh, ảnh minh họa và video về một số hình ảnh trẻ em bị bạo lực gia đình

Học sinh trình bày: Viết Dũng & Hoàng Nam

c. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân

d. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Hình thức trình bày: Diễn tiểu phẩm, tình huống từ những ví dụ của các bạn học sinh trong lớp.

Học sinh trình bày: Cả nhóm

e. Quyền tự do ngôn luận: Hình thức quay video phỏng vấn nhân vật có thật tại một số địa chỉ ở Thị xã Cửa Lò.

Học sinh trình bày: Cả nhóm

Học sinh trình bày được một số ví dụ, tình huống học sinh sử dụng trong

báo cáo.

Cảm nhận của nhóm học sinh khi thực hiện dự án :

Trong tiết báo cáo sản phẩm, học sinh chủ động trong các hoạt động như: sử dụng CNTT, bố trí sơ đồ ngồi cho các nhóm, tự chuẩn bị các thiết bị phụ trợ đi kèm như loa máy tính, thiết bị điện... Những việc tưởng chừng như nhỏ nhặt này nhưng lại rất quan trọng, nếu thiếu đi một trong các chi tiết trên thì tiết trình bày bị gián đoạn. Theo kinh nghiệm tổ chức, trước lúc phần trình bày nội dung giáo viên khuyến khích nhóm học sinh có màn chào hỏi trong khoảng một đến hai phút. Với những động tác dí dỏm hay những biểu hiện đặc trưng của từng nhóm sẽ tạo nên màu sắc riêng, tạo không khí vui nhộn, hấp dẫn cuốn hút sự tập trung.

Khi học sinh tiến hành báo cáo, giáo viên phải bao quát hết các hoạt động đang diễn ra: nội dung báo cáo; ý thức của tập thể lớp; tinh thần, thái độ của các nhóm, nếu cần giáo viên phải đưa ra những ý kiến, nhắc nhở, điều chỉnh kịp thời.

Qua thực tiễn áp dụng, tôi nhận thấy rằng đây là giai đoạn các em học sinh mong chờ nhất trong học tập dự án bởi các em sẽ được tự mình thể hiện những kiến thức đã được thu thập được, thể hiện khả năng sáng tạo, bộc lộ sở thích, năng khiếu, niềm đam mê của mình. Tiết học sẽ không diễn ra theo những trình tự, thủ tục thông thường, không gò bó bởi những qui định cứng, không ngồi nghe những giáo điều, lý thuyết khô khan khó hiểu, mà giờ đây, các em đến với tiết học GDCD với tâm trạng háo hức, mong chờ, với tâm thế sẵn sàng đầy hứng khởi... Đây là một thành công mà không phải ai, không phải bộ môn nào cũng làm được. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Với bài 6: Công dân với các quyền tự do cơ bản - GDCD 12, qua phương pháp học tập dự án học sinh đã tự tiếp thu được những kiến thức cơ bản thông qua tài liệu SGK, báo, mạng... Các em không chỉ dừng lại ở phân tích mà còn làm phong phú, hấp dẫn thêm nội dung qua các tình huống, tiểu phẩm tự diễn xuất, ví dụ mang tính điển hình, gần gũi, luôn cập nhật thông tin số liệu, cập nhật những thay đổi, bổ sung các điều khoản của Luật... Tôi đánh giá rất cao tinh thần làm việc, ý thức tham gia nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng trình bày của các nhóm. Các em đã đem lại cho tôi nhiều bất ngờ về sự sáng tạo trong học tập, về khả năng, về sự tự tin, mạnh dạn trong ứng xử tình huống...

Qua bài 6, với phương pháp dạy học dự án, tôi đã giúp cho học sinh hiểu được quyền tự do cơ bản của công dân là giá trị nhân văn to lớn của xã hội loài người. Ở nước ta, Hiến pháp thừa nhận công dân có các quyền tự do cơ bản về thân thể, về tính mạng, sức khỏe, về chỗ ở, về danh dự, nhân phẩm, quyền được bảo đảm an toàn bí mật thư tín, điện thoại, điện tín, quyền tự do ngôn luận.

Qua từng phần kiến thức của bài học, tôi đã lấy các ví dụ cho học sinh để học sinh hiểu thêm các quyền tự do cơ bản của công dân.

Như vậy, với bài 6, với phương pháp dạy học dự án, tôi đã giúp cho học sinh nắm được kiến thức cơ bản của bài, hiểu biết về pháp luật, về các quyền tự do cơ bản của công dân, biết sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật. Có

ý thức chấp hành pháp luật, phê phán những hành vi sai trái, xâm phạm đến các quyền tự do cơ bản của công dân.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn giáo dục công dân thông qua các phương pháp dạy học tích cực tại các trường THPT trên địa bàn thị xã cửa lò (Trang 25 - 27)