Phương pháp liên hệ thực tế và tự liên hệ

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn giáo dục công dân thông qua các phương pháp dạy học tích cực tại các trường THPT trên địa bàn thị xã cửa lò (Trang 32 - 33)

Nội dung môn học Giáo dục công dân bắt nguồn từ thực tiễn cuộc sống xã hội, nên trong giảng dạy môn Giáo dục công dân phải có sự liên hệ với thực tế cuộc sống. Nhờ đó học sinh hiểu được tại sao phải học vấn đề đó? Cần vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống như thế nào? Rèn luyện kĩ năng sống, thái độ nhận thức vấn đề nội dung bài học vào thực tiễn đời sống xã hội.

Như vậy, liên hệ thực tế và tự liên hệ là phương pháp tạo ra những điều kiện thuận tiện cho học sinh được nghĩ đến những vấn đề đang diễn ra trong cuộc sống có liên quan đến nội dung bài học. Trên cơ sở đó, học sinh được bộc lộ thái độ, ý kiến, cách làm riêng của mình, hoặc so sánh, đối chiếu với nội dung bài học để hiểu sâu sắc hơn điều cần học.

*. Cách tiến hành:

+ Giáo viên đặt câu hỏi gợi mở, học sinh liên hệ với thực tế cuộc sống (giáo viên đặt câu hỏi yêu cầu học sinh tự liên hệ).

+ Giáo viên động viên học sinh liên hệ với thực tế cuộc sống. + Học sinh phát biểu ý kiến bằng những suy nghĩ của mình.

*. Yêu cầu đối với phương pháp này là:

+ Vấn đề liên hệ phải phù hợp với nội dung bài học. + Vấn đề liên hệ phải gần gũi, vừa sức.

+ Cần động viên học sinh rụt rè, nhút nhát liên hệ hoặc tự liên hệ.

Ví dụ: Trong bài 13 GDCD 11 “Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ văn hóa” ở phần phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, GV đặt câu hỏi, hãy nêu một vài ví dụ về hoạt động nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương em?

Tôi đã cho học sinh tìm hiểu về các câu lạc bộ dân ca ví dặm, các làn điệu ví dặm, các nghệ sỹ hát ví dặm hay ở trong địa bàn sinh sống nhân lễ kỷ niệm đón mừng lễ đón nhận bằng di sản văn hóa. Ngoài ra tôi hướng học sinh liên hệ thực tế, lấy được ví dụ về hoạt động nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc ở địa phương: tu bổ, tôn tạo lại đền chùa, miếu mạo; tổ chức lễ hội truyền thống; xây dựng và tổ chức các buổi dân ca, ví giặm…

Qua phần bài học nói trên tôi đã cho học sinh liên hệ và tự liên hệ kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống, các em đã biết nắm bắt kiến thức, vận dụng kiến thức bài học biết liên hệ thực tế, tích cực chủ động trong học tập, trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo cho học sinh trong dạy học môn giáo dục công dân thông qua các phương pháp dạy học tích cực tại các trường THPT trên địa bàn thị xã cửa lò (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(46 trang)