KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM: 1 Mục đích thực nghiệm:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN rèn luyện kĩ năng cho học sinh giải các bài toán cực trị trong số phức bằng việc khai thác các bài toán cực trị trong hình học phẳng (Trang 46 - 48)

1. Mục đích thực nghiệm:

Kiểm tra tính khả thi và hiệu quả của đề tài.

2. Nội dung thực nghiệm :

Triển khai đề tài: Đưa ra phương pháp giúp học sinh tiếp cận một số bài

toán cực trị trong số phức thông qua các bài toán cực trị trong hình học phẳng.

Đối tượng áp dụng: Học sinh tại hai lớp 12A1, 12A4 năm học 2017-2018.

Thời gian thực hiện: 4buổi dạy ôn thi THPT quốc gia tại trường (2 buổi đầu không áp dụng đề tài, 2 buổi sau áp dụng đề tài)

3. Kết quả thực nghiệm:

a. Phân tích về mặt định lượng:

Trong năm học 2017 – 2018 tôi được phân công giảng dạy môn Toán tại 2 lớp 12A1, 12A4, cả 2 lớp này chất lượng môn toán đều ở mức gần tương đương nhau. Tôi đã tiến hành thực nghiệm sư phạm và tiến hành kiểm tra để kiểm chứng hiệu quả của đề tài này, kết quả thu được thống kê ở bảng sau:

Thực Kết quả

Lần nghiệm Số

kiểm tra và đối bài Yếu, Trung Khá Giỏi

chứng kém (%) bình (%) (%) (%) 1 TN 82 6 28 44 22 ĐC 82 15 41 34 10 2 TN 82 4 25 43 28 ĐC 82 14 40 35 11 Tổng TN 82 5 26.5 43.5 25 Hợp ĐC 82 14.5 40.5 34.5 10.5

(Thống kê xếp loại trình độ học sinh qua các lần kiểm tra.)

Qua bảng cho thấy, tỉ lệ % điểm khá, giỏi nhóm TN luôn có tỉ lệ cao hơn nhóm ĐC, đặc biệt là tỉ lệ % điểm giỏi.

40 0

b. Phân tích về mặt định tính:

Qua quá trình ứng dụng phương pháp và hướng dẫn học sinh tự học trong giảng dạy và kiểm tra đánh giá ở 2 đối tượng thực nghiệm và đối chứng, tôi thấy:

- Ở lớp ĐC: Học sinh ít phát biểu, ít hứng thú trong tiết học. Trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên còn lan man, lúng túng. Khả năng tư duy, khái quát, hệ thống kiến thức của học sinh chưa cao.

- Ở lớp TN: Học sinh hào hứng với phương pháp tiếp cận mới này, thể hiện qua quá trình hoạt động nhận thức một cách tích cực, sôi nổi. Trong giờ học HS trả lời nhanh, ngắn gọn và súc tích các câu hỏi gợi ý mà giáo viên sử dụng. Điều này chứng tỏ chất lượng bài dạy được nâng cao.

Như vậy, qua việc phân tích kết quả về mặt định lượng và định tính các kết quả thu được trong thực nghiệm đã thể hiện được tính hiệu quả của phương pháp giúp học sinh tiếp cận một số bài toán cực trị trong số phức thông qua các bài toán cực trị trong hình học phẳng.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN rèn luyện kĩ năng cho học sinh giải các bài toán cực trị trong số phức bằng việc khai thác các bài toán cực trị trong hình học phẳng (Trang 46 - 48)