3. Ý nghĩa của đề tài
2.3.4. Phương pháp thống kê, tổng hợp, phân tích số liệu
- Phương pháp thống kê: tổng hợp sắp xếp các số liệu theo thời gian từng tháng
điều tra.
- Phương pháp phân tích: phân tích ảnh hưởng của các yếu tố đến giá đất ở đô thị, và xác định các hệ số bằng các thuật toán.
- Phương pháp xử lý số liệu: loại bỏ những số liệu không phản ánh đúng giá cả thị trường.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Quận 1 nằm ở trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh với tổng diện tích tự nhiên 772,62 ha, được bao bọc bởi sông Sài Gòn, rạch Thị Nghè và rạch Bến Nghé. Ranh giới hành chính được xác định như sau:
Phía Bắc giáp quận Bình Thạnh, quận Phú Nhuận; Phía Đông giáp quận 2;
Phía Đông Nam giáp quận 4; Phía Tây Nam giáp quận 5; Phía Tây giáp quận 3;
Với vị trí là trung tâm của Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh, Quận 1 có mạng lưới giao thông bộ và giao thông đường thủy khá thuận lợi, là nơi tập trung các đầu mối giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa, chính trị của vùng, trong nước và quốc tế. Tất cả đã tạo cho Quận 1 có nhiều ưu thế trong kinh tế phát triển, đặc biệt là lĩnh vực dịch vụ, thương mại.
3.1.1.2. Địa hình, địa chất công trình
Quận 1 có một địa hình cao hơn mặt nước biển từ 2 - 6 m, là vùng tương đối thấp của một nền móng đất nén dẽ, giàu đá ong gọi là phù sa cổ Đồng Nai, có tới mấy vạn năm tuổi.
Địa chất công trình, theo các tài liệu về địa chất công trình, tại khu vực trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh nói chung và Quận 1 nói riêng cấu trúc nền có đặc điểm chung là: bên dưới là các phức hệ thạch học cát tuổi Pleistoxen trên nằm ở độ sâu thay đổi từ 3,0m tới 20,0m, bề dày thay đổi từ 5,0m tới 40,0m, trạng thái chặt vừa đến chặt xen kẹp cát pha phân bố ngay trên lớp sét, sét pha trạng thái nửa cứng
đến cứng thuộc phức hệ amCMQ2-3 ở độ sâu thay đổi từ 19.0m tới 56.0m, bề dày thay
đổi từ 5,0m tới 25,0m. Trong lớp cát tuổi Pleistoxen trên (amSQl3) đôi chỗ xen kẹp
lớp mỏng cát pha, trạng thái nửa cứng đến cứng có bề dày trung bình từ l,0m tới 3,0m.
3.1.1.3. Khí hậu
Quận 1 nằm trong đới khí hậu gần ven biển hướng gió mát từ Cần Giờ về. Trong năm có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
- Chế độ nhiệt: Nhiệt độ cao và điều hòa trong năm, trung bình cả năm khoảng
280C, cao nhất đạt 300C (tháng 4) thấp nhất là 25,80C (tháng 12). Lượng bức xạ dồi
dào (trung bình khoảng 140 Kcal/cm2/năm) nhưng có sự khác biệt về cấu trúc mùa.
Mùa khô có bức xạ mặt trời cao, thời kỳ có bức xạ cao vào tháng 4 và 5 (đạt 400 -
500 cal/cm2/ngày). Mùa mưa có bức xạ mặt trời thấp hơn, cường độ bức xạ cao nhất
đạt 300 - 400 cal/cm2/ngày.
- Nắng: Số giờ nắng cả năm trung bình 1.892- 1900 giờ, tháng 5 có số giờ nắng nhiều nhất 204 giờ (6 - 7 giờ/ngày), tháng 11 có số giờ nắng ít nhất 136 giờ (4 – 5 giờ/ngày).
- Độ ẩm không khí: Trung bình đạt 76%, nhìn chung không ổn định và có sự biến thiên theo mùa, cao nhất vào tháng 8 (mùa mưa) lên đến 82%, thấp nhất vào tháng 2 (mùa khô) là 70%, Sự chênh lệch độ ẩm không khí giữa 2 mùa khoảng 10 - 15%.
- Lượng mưa: Lượng mưa trung bình năm đạt 1.800 mm, đây là một trong vài khu vực của Thành phố được hưởng sự thông thoáng, ẩm mát quanh năm. Song lượng mưa phân bố không đều, tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 11, lớn nhất thường xảy ra vào tháng 7 hoặc tháng 10.
3.1.1.4. Thuỷ văn
Thủy văn của Quận 1 chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ dao động bán nhật triều của sông Sài Gòn thông qua kênh rạch Bến Nghé và rạch Thị Nghè, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2 m và cao nhất là 2,0 m. Hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thuỷ văn của Quận và nét nổi bật là sự xâm nhập của thuỷ triều.
3.1.2. Các nguồn tài nguyên
3.1.2.1. Tài nguyên đất
Toàn quận có tổng diện tích tự nhiên là 772,62 ha (trong đó có khoảng 7,22% là sông, mặt nước). Theo kết quả thăm dò địa chất cho thấy nền địa chất của Quận 1
còn mang nhiều dấu vết của rừng già, giàu cây dầu, sao, bằng lăng. Bên dưới lớp rừng này là một chiều dày hơn 200 m phù sa cổ do hệ thống sông Đồng Nai bồi đắp suốt nửa triệu năm. Dưới lớp phù sa cổ là móng đá phiến sét không thấm, nó ngăn nước không cho tụt sâu hơn nữa.
Đất có kết cấu chặt, tương đối thuận lợi cho việc bố trí xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của một khu vực đô thị.
3.1.2.2. Tài nguyên nước
- Nguồn nước mặt: Phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước mưa tự nhiên hàng năm (bình quân 1.800 mm/năm) và lưu lượng nước của sông Sài Gòn thông qua kênh Bến Nghé -Thị Nghè. Chất lượng nước mặt tại các tuyến kênh trong thời gian qua đã được cải thiện đáng kể do thành phố đầu tư các dự án cải tạo các tuyến kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè và kênh Bến Nghé - Thị Nghè, từng bước nâng cao chất lượng môi trường, xây dựng mỹ quan đô thị thành phố, đồng thời nâng cao đời sống tinh thần của người
dân.
- Nguồn nước ngầm: Quận 1 có nguồn nước ngầm phong phú. Kết quả khảo sát cho thấy có 3 tầng chứa nước: ở tầng trên, độ sâu từ 30 - 40 m; tầng giữa ở độ sâu từ 80 - 100 m; tầng cuối ở độ sâu từ 100 - 200 m. Tuy nhiên, lượng nước ngầm biến động theo mùa và thường hạ xuống thấp vào mùa khô.
3.1.2.3. Tài nguyên nhân văn
Quận 1 là một trong những quận trung tâm của thành phố Hồ Chí Minh có lịch sử phát triển từ lâu đời với nhiều công trình kiến trúc mang tính di tích lịch sử, văn hoá xã hội và nơi tập trung các trung tâm khoa học kỹ thuật, kinh tế của thành phố và cả nước như: Nhà hát Lớn, Nhà thờ Đức Bà, Bưu điện trung tâm, Trụ sở UBND Thành phố, Dinh Độc Lập (Hội trường Thống Nhất),...Ngoài ra, trên địa bàn quận có nhiều dân tộc và tôn giáo cùng chung sống: Kinh, Hoa, Chăm, Khơme,..., Phật giáo, Thiên chúa giáo, Tin lành, Cao đài, Hòa hảo,...tạo nên nền văn hoá phong phú, đa dạng và đặc sắc.
Lực lượng lao động của quận 1 dồi dào (chiếm khoảng 62% tổng số dân), được thừa hưởng những điều kiện cơ sở vật chất khá đầy đủ, được đào tạo khá bài bản, đủ
năng lực tiếp thu nền khoa học kỹ thuật tiên tiến. Đây là một trong những động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế của quận theo hướng thương mại, dịch vụ.
Trong thời kỳ hội nhập và phát triển kinh tế, với sự năng động và nhạy bén, người dân quận đã mở rộng các lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế của quận trong thời gian qua.
Với lợi thế của một quận trung tâm thành phố Hồ Chí Minh có lịch sử phát triển lâu đời, hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh, tập trung đông dân cư tỷ lệ dân có trình độ nhận thức và chất xám cao quận 1 có tiềm năng để phát triển kinh tế - xã hội, giao lưu văn hoá.
3.1.3. Kinh tế - xã hội
3.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
Trong giai đoạn 2018-2020, kinh tế trên địa bàn Quận 1 tăng trưởng đều, đóng góp vào ngân sách luôn đạt chỉ tiêu và năm sau cao hơn năm trước. Mức tăng trưởng về dịch vụ bình quân hàng năm là 38,61%; Mức lưu chuyển hàng hóa tăng bình quân hàng năm là 29,88%; Vốn đầu tư tăng bình quân hàng năm là 25,02%.
Kinh tế đã có sự chuyển dịch theo hướng thương mại, dịch vụ và du lịch với mức tăng trưởng về dịch vụ, luân chuyển hàng hóa khá cao, tạo môi trường thuận lợi, thu hút các doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư lâu dài.
3.1.3.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
Là trung tâm của một đô thị lớn, kinh tế Quận 1 gồm hai khu vực là công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và thương mại, dịch vụ. Trong đó, các ngành kinh tế thuộc khu vực thương mại dịch vụ có doanh thu lớn hơn so với các ngành thuộc khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và được xác định là thế mạnh của Quận
1, đặc biệt là các ngành thương mại, dịch vụ cao cấp.
a. Khu vực kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp
Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng bình quân hàng năm giai đoạn 2018-2020 là 6,54% . Tuy nhiên, trong giai đoạn này có sự tăng giảm theo từng năm do di dời các cơ sở sản xuất công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, đồng thời đáp ứng phương án quy hoạch cụ thể của quận. Các ngành truyền thống tiếp tục khôi phục và phát triển mạnh như sơn mài, giày da, đồ gỗ, may thêu, máy
tính văn phòng...
Bảng 3.1. Giá trị sản xuất và doanh thu ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo loại hình doanh nghiệp qua các năm 2018 – 2020
ĐVT: triệu đồng NỘI 2 2 2 I. G 9 9 1. 0 1. 1 1. 9 9 1. - 2 2 2 - C 66 69 72 - 2 2 2 2. 1. 1. 1. 3. C 5 1 4 6 9 5 II 1. 1. 1. 1. 1. 1. 1. - C 39 37 41 - 1. 1. 1. - 3 3 4 2. H 6. 0 7. 0 9. 4 3.
C 84 76 14 Nguồn: Chi cục Thống kê quận 1
Bảng 3.2. Các ngành sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm 2020
T T S ố c S ố l a 1 S ản 75 6. 2 D ệt 4 15 3 S ản 17 6. 4 T h 11 21 5 C hế 7 46 6 S ản 17 36 7 X uấ 9 17 . . .. 2
1 Tái 4 27 Nguồn: Chi cục Thống kê quận 1, 2020
tăng đều qua các năm. Trong cơ cấu doanh thu, do tốc độ tăng trưởng cao nên nhóm doanh nghiệp ngoài nhà nước có danh thu chiếm tỷ lệ lớn nhất và có mức tăng doanh thu nhiều nhất với hơn 382 tỷ đồng, tăng 27% trong 03 năm. Tuy nhiên, nhóm cá thể và hợp tác xã lại có tốc độ tăng doanh thu nhanh hơn, cụ thể nhóm hợp tác xã đã tăng
438% trong 03 năm và nhóm cá thể đã tăng 183% trong 03 năm.
Ngân sách nhà nước tăng hàng năm (bình quân 15,83%/năm), vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra. Tình hình kinh tế trên địa bàn quận vẫn giữ sự ổn định, tổng giá trị sản xuất tăng bình quân 15,98%/năm. Cơ cấu ngành kinh tế chính của quận là thương mại - dịch vụ, chiếm tỷ trọng 78,17% trong tổng giá trị sản xuất và có tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2018 - 2020 là 17,66%/năm; riêng năm 2020, tăng trưởng kinh tế chậm lại do ảnh hưởng dịch bệnh COVID-19, ước tính khu vực thương mại - dịch vụ chỉ tăng 5% so với năm 2019. Công tác giảm nghèo đạt dấu mốc quan trọng, hoàn thành chỉ tiêu không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo TP giai đoạn 2016
- 2020 vượt tiến độ đề ra trước 2 năm. Về công tác cải cách hành chính, quận đã chú trọng thực hiện đồng bộ, các thủ tục hành chính ngày càng được chuẩn hóa, rút ngắn về thời gian, giảm bớt quy trình, 100% các dịch vụ công trực tuyến đủ điều kiện được nâng cấp từ mức độ 3 lên mức độ 4.
4.3.1.3.3. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập a. Dân số
Tính đến ngày 31/12/2020, dân số của Quận 1 là 142.987 người (trong đó nam 65.693, nữ 77.294), được phân bố đều trên 10 phường của quận, tập trung đông nhất ở các phường Tân Định (21.248 người), Đa Kao (16.567 người).
Mật độ dân số toàn quận là 18.552 người/km2, song lại có sự phân bố không
đồng đều trong 10 phường và có sự chênh lệch khá lớn giữa các khu vực, cao nhất là
phường Cầu Ông Lãnh khoảng 55.804 người/km2, thấp nhất là phường Bến Nghé
Bảng 3.3. Dân số, mật độ dân số Quận 1 S T Đơn h M ậ 1 T ân 21.246 38. 2 Đ a 16.567 16. 3 B ến 12.668 4 B ến 11.756 15. 5 N g 12.345 23. 6 C ầu 11.367 55. 7 P hạ 14.76 4 37. 8 N g 13.662 35. 9 C ô 13.276 42. 1 0 Cầu 15.336 44. 1
4 18. Nguồn: Chi cục Thống kê quận 1, 2020
Trên địa bàn quận có nhiều dân tộc sinh sống trong đó người Kinh có chiếm 89,48%, người Hoa có chiếm 10,28%; các dân tộc khác chiếm 0,24%. Tôn giáo tín ngưỡng trên địa bàn Quận khá phong phú, với các giáo: Phật giáo chiếm 36,82% tổng số dân, Thiên chúa giáo chiếm 8,40% tổng số dân, Tin lành chiếm 0,56% tổng số dân, Tôn giáo khác chiếm 1,76% tổng số dân. Còn lại khoảng 52,46% tổng số dân không theo tôn giáo.
Bảng 3.4. Dân số biến động tự nhiên T T Tỷ( 2 0 20 20 1 Si n 1,441,3 331, 2 T ử 0,620,7 750, 3 T ăn 7,7 9,4 9,8
b. Lao động việc làm và thu nhập.
Nguồn: Chi cục Thống kê quận 1, 2020
+ Về lao động: sơ bộ đến ngày 31/12/2020, số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn quận là 101.338 người. Dân số trong độ tuổi lao động tập trung phần lớn ở những phường có dân số đông như: Tân Định (14.192 lao động), Nguyễn Cư Trinh
(13.906 lao động), Đa Kao (10.969 lao động). Qua đó cho thấy lực lượng lao động của Quận 1 khá dồi dào, đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn cao, đủ sức tiếp thu những tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến trên thế giới, đây là nguồn lực rất quan trọng, có đóng góp to lớn vào quá trình phát triển kinh tế xã hội chung của toàn quận.
+ Về thu nhập: Những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của đại bộ phận nhân dân ngày càng được cải thiện. Thu nhập ngày càng cao khiến cho cơ cấu chi tiêu của người dân chuyển dịch theo hướng tích cực, chi cho ăn uống ngày càng giảm và tương tự là sự gia tăng phần chi tiêu cho các hoạt động mua sắ m, học hành, vui chơi giải trí khác.
3.1.4. Thực trạng hệ thống hạ tầng kỹ thuật
3.1.4.1. Hệ thống giao thông
Hệ thống giao thông của quận tương đối hoàn chỉnh; các tuyến đường bộ liên kết với nhau và nối kết với khu vực lân cận của thành phố, gần bến cảng Sài Gòn. Vì vậy, Quận 1 rất thuận lợi và có điều kiện để phát triển kinh tế - xã hội cũng như giao lưu văn hoá trong khu vực và quốc tế.
- Giao thông đường bộ: Mạng lưới giao thông đường bộ của quận có 135 tuyến đường đã được bê tông, nhựa hóa, chiều rộng mặt đường bình quân là 10m, trong đó có các tuyến đường quan trọng như: Nguyễn Thị Minh Khai, Điện Biên Phủ, Võ Thị Sáu, Cách Mạng Tháng Tám, Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Đinh Tiên Hoàng, Tôn Đức Thắng, Lê Duẩn,...Tỷ lệ đường phố được chiếu sáng đạt trên 100%. Đặc biệt là khi Đại lộ Võ Văn Kiệt và hầm vượt sông Sài Gòn được đưa vào sử dụng đã góp phần kết nối giao thông của Quận 1 với các quận khác trên địa bàn thành phố. Ngoài ra, trong những năm gần đây, thực hiện chủ trương Nhà nước và nhân dân cùng làm một số hẻm đã được cải tạo nâng cấp bê tông và nhựa hoá tạo điều kiện cải thiện đời sống, đi lại của nhân dân.