Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp quản lý chỉ đạo xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường (Trang 34 - 36)

- Với Ban giám hiệu:

2.1.Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu

2. Phần mỡ đầu 1.1 Lý do chọn đề tà

2.1.Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu

Trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích là trường học mà các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích cho trẻ, được phòng, chống và giảm tối đa hoặc loại bỏ. Toàn bộ trẻ em trong trường được chăm sóc, nuôi dạy trong một môi trường an toàn. Quá trình xây dựng trường học an toàn phải có sự tham gia của trẻ em độ tuổi mầm non, các cán bộ quản lý, giáo viên của nhà trường, các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể của địa phương và các bậc phụ huynh.

- Trường có 02 khu vực với 10 lớp học, các lớp đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. Có đầy đủ đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ, có công trình vệ sinh sạch sẽ đúng quy định, đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ.

- Toàn trường có 33 đồng chí cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó: Ban giám hiệu có 3 đồng chí, giáo viên có 22 đồng chí, cô nuôi có 5 đồng chí, 01 nhân viên y tế, 01 nhân viên văn thư, 01 nhân viên kế toán.

- Số trẻ toàn trường là 293 cháu/10 lớp. Trong đó có 90 cháu nhà trẻ và 203 cháu mẫu giáo.

Bước đầu thực hiện đề tài bản thân gặp phải một số thuận lợi và khó khăn sau:

* Thuận lợi

Hoạt động của nhà trường được sự quan tâm chỉ đạo chặt chẽ của Đảng ủy, UBND, HĐND, HĐGD xã và sự chỉ đạo sâu sát về chuyên môn của Phòng Giáo dục-Đào tạo Lệ Thủy.

Cơ sở vật chất trường lớp khang trang, đủ phòng học, phòng chức năng, bếp ăn đảm bảo và các trang thiết bị phục vụ bếp ăn và phục vụ các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ.

Đội ngũ giáo viên đa số trẻ, khỏe, nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, tích cực học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề, có nhiều biện pháp trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.

Trường đã có bề dày thành tích trong công tác thi đua, liên tục nhiều năm được công nhận là tập thể lao động xuất sắc được nhiều giấy khen, bằng khen của các cấp. Được UBND tỉnh công nhận trường đạt chuẩn Quốc gia mức độ 1. 10 lớp học, các lớp đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, sạch sẽ, an toàn cho trẻ. Có đầy đủ đồ dùng dạy học, đồ chơi cho các hoạt động học tập và vui chơi của trẻ, có công trình vệ sinh sạch sẽ đúng quy định, đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ.

- Có phòng y tế riêng, trang thiết bị y tế tương đối đầy đủ. Đã có nhân viên y tế có trình độ chuyên môn cao đẳng, phụ trách công tác chăm sóc sức khỏe cho trẻ.

- Phụ huynh học sinh có ý thức phối hợp tốt cùng nhà trường trong việc chăm sóc sức khoẻ cho trẻ.

* Khó khăn

- Kỹ năng phòng tránh và sử lý các tai nạn thương tích cho trẻ của giáo viên đôi khi còn chưa linh hoạt.

- Nhân viên y tế chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế về chăm sóc sức khỏe và kỹ năng xử trí các tai nạn thương tích do chuyên môn không được cọ sát thường xuyên như ở bệnh viện.

- Bản thân kinh nghiệm chỉ đạo xây dựng trường học an toàn và phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ còn hạn chế.

Được sự quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn của các cấp quản lý giáo dục, sự giúp đỡ của chính quyền, các ban ngành đoàn thể ở địa phương, sự nổ lực

của bản thân trong quản lý, chỉ đạo xây Xây dựng trường học an toàn và phòng, chống tai nạn thương tích cho trẻ trong nhà trường. Để đạt được điều này, chúng tôi đã tập trung vào một số biện pháp sau:

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp quản lý chỉ đạo xây dựng trường học an toàn phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong trường (Trang 34 - 36)