Tư vấn học đường thông qua GVCN và giáo viên bộ môn

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư vấn học đường cho học sinh ở trường THPT huỳnh thúc kháng, thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 28 - 30)

Việc tư vấn cho học sinh là một hoạt động không thể thiếu vai trò của GVCN. Vì vậy, GVCN phải bỏ ra nhiều thời gian, hy sinh công sức, tâm huyết, không ngừng hỏi, chia sẻ với đồng nghiệp những kinh nghiệm, kỹ năng tư vấn tâm lý. Để thực hiện tốt các chức năng tư vấn của mình thì GVCN cần có phẩm chất, nhân cách, có hành vi cá nhân phù hợp với chuẩn mực xã hội, phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. GVCN cần phải yêu nghề, say sưa với công tác giáo dục, có tinh thần trách nhiệm và lòng tự trọng cao, có lương tâm nghề nghiệp, mẫu mực, trung thực trong cuộc sống.

Giáo viên chủ nhiệm cũng cần phải có đủ thời gian, đủ kiên nhẫn, có đủ tình thương để có thể lắng nghe, thông cảm, thấu hiểu, chia sẻ và định hướng cho các học sinh cách giải quyết những vấn đề khó khăn. Tuy nhiên, giáo viên không nên chờ đến khi học sinh thật sự có vấn đề rồi mới đi tìm cách giải quyết, mà phải phát hiện được vấn đề khi nó còn tiềm ẩn, ngăn chặn những tình huống xấu phát sinh vì ở trường, GVCN là người gần gũi nhất với học sinh.

Muốn làm được điều đó, GVCN phải tìm hiểu thật cặn kẽ tình hình học sinh thông qua thông qua Phiếu thông tin cá nhân, có thể nắm được hoàn cảnh gia đình, những ước muốn, tâm tư những thuận lợi, những khó khăn, vướng mắc của học sinh,…Qua đó, tiếp tục thu thập thêm thông tin về các em học sinh thông qua bạn bè, cha mẹ, của các em. GVCN phải thể hiện sự quan tâm của mình đến với từng học sinh, nhưng cũng phải đặt trọng tâm, trọng điểm ở một số học sinh các biệt. GVCN cũng cần tự thiết lập cho mình cách thu thập thông tin riêng từ các nguồnđể năm bắt tâm lý học sinh và giao cho những em học sinh gương mẫu tư vấn cho bạn bè vì cũng trang lứa có những điều dễ bộc bạch, thổ lộ.

Từ đó, GVCN để ý quan sát để phát hiện những thay đổi trong hành vi, những hiện tượng bất thường, những biểu hiện của học sinh có nguy cơ rối nhiễu tâm lý. Từ những biểu hiện như: vắng học, trang phục sai quy định, ngại tiếp xúc bạn bè, rủ bạn đi game, quay cóp thiếu trung thực trong giờ kiểm tra, thiếu tập trung khi nghe giảng và ghi bài…là những điều giáo viên cần lưu ý. Khi đó, GVCN hoặc cán bộ lớp gọi riêng hỏi han, quan tâm nắm tình hình và không cứng nhắc phê bình, khiển trách mà vận dụng thực hiện biện pháp kỷ luật tích cực...Tránh gây tổn hương hay chấn động tâm lý cho học sinh nếu những biểu hiện đó là do hoàn cảnh gia đình hay vì những lý do tế nhị khác.

GVCN phối hợp với phụ huynh khuyến khích hoạt động tập thể, trải nghiệm vui chơi trong phạm vi lớp do chính các em thực hiện chương trình. Từ đó,

giáo viên và học sinh gần gũi, gắn bó với nhau, dễ cảm thông cho nhau. Các em vừa phát huy được năng lực sáng tạo vừa thể hiện các kỹ năng sống: kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng hợp tác, thể hiện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp,…Các em sẽ biết chia sẻ, gắn bó, đoàn kết với nhau.

Yếu tố để làm nên thành công của GVCN trong công tác tư vấn là năng lực và nhiệt huyết. Đó là sự hiểu biết về các lĩnh vực văn hóa, có tri thức sâu sắc, vững vàng về chuyên môn, có khả năng thu thập tích lũy tri thức để ngày càng nâng cao hoặc mở rộng tầm hiểu biết của mình; có khả năng kích hoạt, động viên nhằm khơi dậy sự hứng thú và động cơ học tập, hoạt động ở học sinh. Hiện nay, thực tế xảy ra là một số giáo viên chủ nhiệm thường quá nghiêm khắc, thực hiện việc ra mệnh lệnh và kỷ luật học sinh trong giáo dục nên học sinh e ngại không dám chia sẻ để được tư vấn. Còn một số giáo viên trẻ tuy gần với học sinh nhưng lại thiếu kinh nghiệm nên học sinh chưa đạt niềm tin để được tư vấn. Vì thế GVCN cũng cần phải không ngừng học hỏi, nâng cao trình độ, kỹ năng, chia sẻ những kinh nghiệm để thực hiện tư vấn cho học sinh.

Giáo viên chủ nhiệm tổ chức tư vấn theo đơn vị lớp thông qua các giờ sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn và các hoạt động tập thể theo đơn vị lớp. Do điều kiện về cơ sở vật chất, thời tiết, dịch bệnh, thiên tai, thời lượng của chương trình nên một số hoạt động tư vấn được đơn vị lớp do giáo viên chủ nhiệm tổ chức thực hiện phù hợp và hiệu quả hơn. Đặc biệt, năm học 2019-2020 với tình hình dịch bệnh Covidd – 19, tránh tập trung đông nên vai trò tư vấn cho học sinh của GVCN rất quan trọng. GVCN đã làm tốt công tác tư vấn cho học sinh phòng chống dịch bệnh, khai báo y tế và cách ly để phòng dịch bện theo yêu cầu. Vì vậy chúng tôi luôn biết phát huy vai trò của giáo viên chủ nhiệm trong việc thực hiện tư vấn cho học sinh.

Thời gian vừa qua, tổ tư vấn phối hợp với giáo viên chủ nhiệm đã tiến hành nhiều cuộc tư vấn cho học sinh để kịp thời lắng nghe, thấu hiểu và gợi mở nhận thức, hướng giải quyết khó khăn vướng mắc cho học sinh. Từ đó học sinh được động viên tinh thần, có thái độ sống tích cực, được trang bị những kỹ năng cần thiết trong cuộc sống.Từ đó, các em học sinh có điều kiện rèn luyện về kỹ năng thích ứng, giao tiếp, ứng xử, có sự đồng cảm sẻ chia, hành xử có trách nhiệm với bản thân, gia đình và xã hội.

Thực hiện công tác tư vấn thông qua giáo viên bộ môn bằng cách lồng ghép trong một số tiết học chính khóa. Hình thức này được vận dụng phù hợp và hiệu quả nhất nếu giáo viên nắm vững mục tiêu của bài học và nội dung cần lồng ghép tư vấn. Giáo viên thực hiện lồng ghép để đưa những nội dung tư vấn có mối liên hệ với bài học như vấn đề tình bạn, tình yêu, lối sống trong môn Giáo dục công dân; Tư vấn về giới tính và sức khỏe sinh sản trong môn Sinh học; Giáo dục hành vi, kỹ năng ứng xử trong môn Văn học; Tư vấn hướng nghiệp trong dạy nghề...Tất cả giáo viên bộ môn đều có thể tư vấn cho học sinh về phương pháp học tập phù hợp với đặc thù bộ môn và năng lực, sở trường của học sinh

Các thầy cô luôn chú ý lắng nghe học sinh, có khảo sát ý kiến của các em và tập hợp lý kiến để sau đó rút kinh nghiệm, điều chỉnh công tác tư vấn để phù hợp hơn. Khảo sát từ các cuộc họp của học sinh hoặc bằng phiếu đã phiếu thăm dò và từ giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, phản ánh của phụ huynh. Tư vấn học đường có những hoạt động mang đặc thù riêng cho nên các nhà trường thông qua đội ngũ giáo viên để có kế hoạch tổ chức và giải pháp đảm bảo tư vấn kịp thời cho học sinh. Có như vậy, học sinh mới yên tâm, chia sẻ, gửi gắm niềm tin vào hoạt động tư vấn của nhà trường và hoạt động tư vấn mới đáp ứng cho số đông học sinh.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư vấn học đường cho học sinh ở trường THPT huỳnh thúc kháng, thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 28 - 30)