Một số tồn tại của công tác tư vấn học đường hiện nay

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư vấn học đường cho học sinh ở trường THPT huỳnh thúc kháng, thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 32 - 33)

- Nhận thức về vai trò, chức năng của hoạt động tư vấn học đường của một số giáo viên, nhân viên chưa cao, chưa thực sự coi trọng và còn thờ ơ hoặc phó mặc hoạt động này cho tổ tư vấn, Đoàn thanh niên, GVCN. Một số ít giáo viên không muốn tham gia các hoạt động phong trào của đơn vị nên sự phối hợp giữa các bộ phận để thực hiện tư vấn có khi chưa đồng bộ và thường xuyên.

- Đội ngũ làm công tác tư vấn học đường chỉ mới được tham gia các lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn hạn và thực hiện công việc dựa vào năng lực cá nhân và kinh nghiệm thực tiễn mà chưa được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp nên còn thiếu kỹ năng và kiến thức tư vấn học đường. Có lúc cán bộ tư vấn chưa sáng tạo, còn cứng nhắc, chưa tạo được niềm tin tuyệt đối cho học sinh và chưa đáp ứng đầy đủ mọi yên cầu của học sinh.

- Việc kiểm tra đánh giá hoạt động tư vấn có khi chưa thường xuyên, cứng nhắc. Nhiều hoạt động chỉ dừng lại ở khâu thực hiện, giải quyết sự vụ trước mà chưa được chú ý đánh giá, rút kinh nghiệm nên có khi đạt hiệu quả chưa cao, chưa hoàn tào tạo sự tin tưởng tuyệt đối cho học sinh.

- Cơ sở vật chất của các nhà trường chưa thật sự đầy đủ và kinh phí phục vụ cho hoạt động tư vấn học đường còn thiếu, nhiều khi chưa được đầu tư kịp thời. Nguồn kinh phí ngân sách và tài trợ giáo dục hàng năm chủ yếu đầu tư cho hoạt động dạy học chính khóa, chưa có qui định rõ ràng cho công tác tư vấn học đường.

- Sự phối hợp giữa Nhà trường- Gia đình - Xã hội trong công tác tư vấn học đường có khi kịp thời. Nhiều hoạt động tư vấn học đường của nhà trường chưa được một số phụ huynh đồng hành. Có những phụ huynh vẫn giáo dục con thiển cận, bao bọc thái quá. Đó là chỉ muốn con em đầu tư học kiến thức để phục vụ thi cử, sợ sự giao lưu của con dễ dẫn đến sa ngã và khó vượt qua những khó khăn và cạn bẫy. Cũng không ít phụ huynh lại phó mặc con cái cho nhà trường với quan

niệm “khoán trắng” cho nhà trường, “trăm sự nhờ thầy cô”…nên thiếu đi sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường khi thực hiện tư vấn cho học sinh.

Còn một bộ phận nhỏ học sinh chưa chăm chỉ trong học tập và rèn luyện đạo đức tư cách, học lệch, học tủ, được gia đình nuông chiều hoặc không quan tâm nên công tác tư vấn cũng gặp khó khăn và thiếu sự phối hợp nên kém phần hiệu quả.

PHẦN III: KẾT LUẬN1. Việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm 1. Việc ứng dụng sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài đã được thực hiện có hiệu quả tại trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, góp phần giúp học sinh phát triển năng lực và nhà trường hoàn thành mục tiêu giáo dục toàn diện. Hiệu quả xã hội của đề tài chính sự tác động của nó đến hoạt động giáo dục toàn diện ở trường học. Tư vấn học đường giúp học sinh vượt qua được những vướng mắc, băn khoăn, những hành vi lệch chuẩn, có sức khỏe tốt, có mục tiêu học tập và định hướng nghề nghiệp rõ ràng, tích cực. Từ đó, góp phần đào tạo nên những thế hệ học sinh phát triển toàn diện về phẩm chất và năng lực, năng động sáng tạo, phù hợp với mục tiêu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay.

Từ hiệu quả của công tác tư vấn học đường đã cho thấy tính ứng dụng thiết thực, tính sư phạm và hiệu quả xã hội của đề tài trong nhà trường khi thực hiện đề tài. Cũng từ đó cho thấy, tính mới của để tài là sự vận dụng “linh hoạt trong việc chọn địa điểm, thời gian, bối cảnh thực hiện tư vấn để đạt hiệu quả; phát huy vai trò hiệu quả hoạt động của hội đồng tư vấn học sinh trong công tác tư vấn học đường”.

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tư vấn học đường cho học sinh ở trường THPT huỳnh thúc kháng, thành phố vinh, tỉnh nghệ an (Trang 32 - 33)