LỰA CHỌN VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU QUẢ CÁC BÀI TẬP

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG một số bài tập PHÁT TRIỂN sức bền CHO học SINH TRƯỜNG THPT dân tộc nội TRÚ TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 37 - 64)

PHÁT TRIỂN SỨC BỀN CHO HỌC SINH TRƯỜNG THPT DTNT TỈNH QUẢNG NGÃI.

II.1. Lựa chọn các bài tập phát triển sức bền cho đối tượng nghiên cứu.

Ngày nay, để đạt được thành tích thể thao cao cần vận dụng phối hợp nhiều phương tiện khác nhau như: Điều kiện tự nhiên, vệ sinh, môi trường, chế độ dinh dưỡng… trong đó quan trọng nhất là bài tập thể chất - phương tiên chuyên môn cơ bản nhằm phát triển các tố chất thể lực. Các bài tập dùng để phát triển thể lực nói chung và phát triển tố chất sức bền

nói riêng rất đa dạng và phong phú. Việc sử dụng các bài tập này phù hợp với mục đích, nhiệm vụ của từng đối tượng huấn luyện. Đồng thời các bài tập phát triển tố chất sức bền phải được sắp xếp theo một hệ thống khoa học đảm bảo cho việc phát triển thành tích, phải lựa chọn hợp lý với đối tượng, trình độ tập luyện…

Do vậy, vấn đề lựa chọn các bài tập phát triển sức bền cần căn cứ vào:

- Căn cứ vào các nguyên tắc và phương pháp huấn luyện thể thao hiện đại: Do khoa học TDTT ngày càng phát triển nên các nguyên tắc và phương pháp cũng luôn phát triển để hợp lý, khoa học hơn. Đặc biệt trong việc huấn luyện sức bền chung cần phải chú trọng lựa chọn các bài tập phù hợp với các nguyên tắc hợp lý, nguyên tắc nâng dần, nguyên tắc hồi phục đúng mức, nguyên tắc cá biệt hóa…

- Căn cứ vào xu hướng phát triển sức bền chung hiện nay ở trong và ngoài nước đó là xu hướng sử dụng đa dạng các bài tập có dụng cụ và không có dụng cụ, chú trọng điều chỉnh lượng vận động nhất là cường độ và thời gian vận động hợp lý.

- Căn cứ vào thực trạng trình độ tập luyện của học sinh và sân bãi, dụng cụ của nhà trường để xây dựng bài tập đảm bảo tính khả thi và vừa sức.

- Căn cứ vào mục tiêu đào tạo môn GDTC đối với học sinh THPT của Bộ Giáo dục & Đào tạo.

Từ các vấn đề lý luận đã phân tích, dựa trên những cơ sở khoa học của quá trình huấn luyện thể lực và thực tế công tác giảng dạy - huấn luyện tại các địa phương, các trường THPT,

chúng tôi thấy để lựa chọn được các bài tập phát triển sức bền chung ứng dụng trong quá trình giảng dạy - huấn luyện cho học sinh trường THPT DTNT tỉnh Quảng Ngãi cần phải đảm bảo các nguyên tắc sau:

- Các bài tập được lựa chọn phải đảm bảo có chỉ tiêu đánh giá cụ thể. Hình thức tập luyện đơn giản, phù hợp với đặc điểm của đối tượng, điều kiện thực tiễn của công tác huấn luyện và giảng dạy môn học GDTC trong trường THPT.

- Các bài tập lựa chọn phải đảm bảo định hướng phát triển toàn diện cho các bộ phận chính của cơ thể tham gia vào hoạt động sức bền trong tập luyện.

- Việc lựa chọn các bài tập phải đảm bảo độ tin cậy và mang tính thông báo cần thiết đối với đối tượng nghiên cứu.

Qua khảo sát thực trạng và phân tích các tài liệu chuyên môn, đề tài đã xác định được 14 bài tập phát triển sức bền chung cho học sinh trường THPT DTNT tỉnh Quảng Ngãi là:

1.Nằm sấp chống đẩy 1 phút. 2.Nằm ngửa gập bụng 1 phút. 3.Đứng lên ngồi xuống 1 phút.

4.Chạy tăng tốc độ 3 - 4 lần các đoạn 60m - 100m.

5.Chạy lặp lại 3 - 6 lần cự ly 80m - 100m với tốc độ trung bình.

6.Bài tập chạy biến tốc 100m với 85% tốc độ tối đa. 7.Bài tập chạy lặp lại 200m với cường độ từ 80% - 85% tốc độ tối đa.

8.Bài tập chạy lặp lại 400m với cường độ từ 80% - 85% tốc độ tối đa.

9.Bài tập chạy 500m. 10.Chạy tùy sức 5 phút.

11.Thi đấu bóng chuyền từ 15 phút trở lên. 12.Thi đấu bóng đá từ 15 phút trở lên. 13.Thi đấu cầu lông từ 15 phút trở lên. 14. Thi đấu bóng rổ từ 15 phút trở lên.

Nhằm xác định các bài tập có hiệu quả phát triển sức bền của học sinh và phù hợp với điều kiện của nhà trường, đề tài đã tiến hành phỏng vấn các giáo viên về nội dung này. Kết quả được trình bày tại bảng 9.

Bảng 9 : Kết quả phỏng vấn lựa chọn bài tập sử dụng phát triển năng lực sức bền cho đối tượng nghiên cứu (n=26)

Bài tập Kết quả phỏng vấn theo mức độ ưu tiên

trọng n % n % n % Bài tập 1 23 88.46 2 7.69 1 3.85 Bài tập 2 24 92.31 2 7.69 0 0.00 Bài tập 3 22 84.62 3 11.54 1 3.85 Bài tập 4 19 73.08 5 19.23 2 7.69 Bài tập 5 16 61.54 4 15.39 6 23.08 Bài tập 6 23 88.46 2 7.69 1 3.85 Bài tập 7 18 69.23 6 23.08 2 7.69 Bài tập 8 19 73.08 3 11.54 4 15.39 Bài tập 9 20 76.92 4 15.39 2 7.69 Bài tập 10 24 92.31 2 7.69 0 0.00 Bài tập 11 21 80.77 3 11.54 2 7.69 Bài tập 12 22 84.62 3 11.54 1 3.85 Bài tập 13 20 76.92 4 15.39 2 7.69 Bài tập 14 20 76.92 3 11.54 3 11.54

Từ kết quả tại bảng 9 cho thấy: Với nhóm các bài tập sức mạnh mang tính chất sức bền hoặc chạy cự ly ngắn, trung bình với tốc độ thay đổi và các bài tập thi đấu các môn thể thao đều chiếm tỷ lệ cao (từ 73.08% đến 100%) ý kiến lựa chọn.

Từ những kết quả trên, chúng tôi đã xác định được 14 bài tập dùng để phát triển sức bền cho học sinh trường THPT DTNT tỉnh Quảng Ngãi để đưa vào ứng dụng.

II.2. Xây dựng tiến trình huấn luyện năng lực sức bền cho đối tượng thực nghiệm.

Để xây dựng tiến trình thực nghiệm một cách hợp lý cho đối tượng học sinh trường THPT DTNT tỉnh Quảng Ngãi. Đề tài dựa trên 5 cơ sở sau:

- Kế hoạch ngoại khóa của học sinh lớp 10, 11. - Dựa vào trình độ đối tượng nghiên cứu.

- Dựa vào mục đích yêu cầu và số lượng bài tập để xây dựng tiến trình thực nghiệm.

- Khi xây dựng tiến trình đề tài tuân thủ theo nguyên tắc xen kẽ giữa các bài tập từ dễ đến khó.

- Số lần lặp lại bài tập phụ thuộc vào nhiệm vụ và yêu cầu cụ thể của từng buổi tập.

Kết quả xây dựng tiền trình thực nghiệm được chúng tôi trình bày cụ thể ở phụ lục 3 của đề tài.

Để có cơ sở thực tiễn ứng dụng các bài tập, đề tài đã tiến hành phỏng vấn (thông qua phiếu hỏi) các giáo viên về số buổi tập, thời gian một buổi tập và thời điểm tập luyện (nội dung của phiếu phỏng vấn được trình bày ở phần phụ lục 1 của đề tài). Kết quả thu được như sau:

- Về số buổi tập trên 1 tuần, đa số các ý kiến đều cho rằng, để phát triển sức bền cho học sinh thì số buổi tập trên 1 tuần tối thiểu là 2 buổi. Các ý kiến này cũng cho rằng, nếu số buổi tập nhiều hơn thì giá trị phát triển sức bền của các bài tập sẽ tốt hơn song do các em còn có nhiệm vụ học tập các môn văn hóa và bổ sung kiến thức trong quá trình đào tạo nên khó có thể tham gia tập luyện TDTT nói chung và tập luyện sức bền nói riêng nhiều hơn.

- Về thời gian trên một buổi tập, nhìn chung có sự thống nhất cao giữa các ý kiến trả lời khi cho rằng, để phát triển sức bền cho học sinh trường THPT DTNT tỉnh thì thời gian 1 buổi tập nên từ 10 - 15 phút là hợp lý (24/26 ý kiến lựa chọn, chiếm 92.31%).

- Về thời điểm tập luyện, hầu hết các ý kiến đều cho rằng thời điểm tập luyện phát triển sức bền cho học sinh thì tập

vào phần bổ trợ của tiết học và tập luyện ngoại khóa thì buổi chiều là thích hợp nhất (25/26 ý kiến, chiếm 96.15%)

- Về hình thức tập luyện, các ý kiến cho rằng để phát triển sức bền cho học sinh thì hình thức tập luyện thích hợp nhất là tập theo nhóm (có 21/26 ý kiến lựa chọn, chiếm 80.77%). Còn các hình thức tập luyện khác có số ý kiến lựa chọn không cao.

Từ những kết quả nghiên cứu trên, chúng tôi đã tiến hành thực nghiệm ứng dụng các bài tập phát triển sức bền cho học sinh trường THPT DTNT tỉnh với một lượng vận động chung như sau: 2 buổi tập trên tuần, thời gian một buổi tập là từ 10 - 15 phút ở phần bổ trợ của tiết học và hình thức tập luyện là theo nhóm.

II.3. Tổ chức thực nghiệm.

- Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng hình thức thực nghiệm là thực nghiệm so sánh song song. Đối tượng thực nghiệm của đề tài là 100 em (bao gồm 50 học sinh nam khối 10 và 50 học sinh nam khối 11). Đề tài đã tiến hành chia ngẫu nhiên đối tượng thực nghiệm thành hai nhóm đối chứng và thực nghiệm.

- Thời gian ứng dụng: Cả hai nhóm đều được học tập theo chương trình giảng dạy của tổ thể dục nhà trường. Đề tài tiến hành ứng dụng các bài tập trên đối tượng nghiên cứu từ tháng 08/2012 đến tháng 05/2013. Trong đó, nhóm đối chứng được sử dụng các bài tập của cơ sở; đối với nhóm thực nghiệm, đề tài áp dụng giảng dạy phần nội dung cơ bản của tiết học giống như lớp đối chứng, chỉ khác là phần phụ của giáo án, tiến hành tổ chức tập luyện các bài tập phát triển sức bền mà đề

tài đã lựa chọn được vào chương trình giảng dạy. Xin lưu ý rằng, việc áp dụng các bài tập đã được lựa chọn được chúng tôi tiến hành trong suốt quá trình thực nghiệm.

Với quỹ thời gian như trên, chúng tôi tiến hành xây dựng tiến trình tập luyện cho đối tượng thực nghiệm với tổng thời gian là 58 tiết thực dạy (phụ lục 3).

- Kiểm tra đánh giá: Cả hai nhóm đều được kiểm tra ở các thời điểm: Trước thực nghiệm, giữa thực nghiệm (kết thúc học kỳ I) và kết thúc thực nghiệm (kết thúc học kỳ II) bằng các test chuyên môn đã lựa chọn nhằm mục đích xác định hiệu quả ứng dụng các bài tập đã lựa chọn trong việc phát triển sức bền cho đối tượng nghiên cứu. Yêu cầu và độ khó của các test ở các lần kiểm tra là giống nhau. Kết quả kiểm tra được chúng tôi trình bày ở mục II.4 của đề tài.

II.4. Kết quả và phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm.

II.4.1. Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm:

Như đã trình bày ở trên, trước khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, đề tài tiến hành kiểm tra năng lực sức bền của hai nhóm thông qua các test đã lựa chọn được. Kết quả thu được như trình bày ở bảng 10.

Bảng 10 : Kết quả kiểm tra năng lực sức bền của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm ở thời điểm trước thực nghiệm

Đối tượng Test Đối chiếu Thực nghiệm t p x ± δ x ± δ Nam khối 10 (n=50) Chạy tùy sức 5 phút (m) 916 120 917 121 0.76 >0.05 Nằm sấp chống đẩy 26 7 25 6 0.45 >0.05

1 phút (lần) Nằm ngửa gập bụng 1 phút (lần) 26 10 27 8 0.87 >0.05 Chạy 400m (s) 73 6 75 5 0.75 >0.05 Đứng lên ngồi xuống 1 phút (lần) 45 12 46 10 0.43 >0.05 Nam khối 11 (n=50) Chạy tùy sức 5 phút (m) 920 110 925 103 0.74 >0.05 Nằm sấp chống đẩy 1 phút (lần) 27 6 27 5 0.43 >0.05 Nằm ngửa gập bụng 1 phút (lần) 28 9 29 7 0.69 >0.05 Chạy 400m (s) 70 5 71 5 0.85 >0.05 Đứng lên ngồi xuống 1 phút (lần) 49 10 50 8 0.52 >0.05

Từ kết quả thu được ở bảng 10 cho thấy:

Kết quả kiểm tra ở test đánh giá sức bền của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm đều không có sự khác biệt (tt í n h < tb ả n g = 1.960 ở p>0.05). Điều đó cho thấy, trước khi tiến hành thực nghiệm, năng lực sức bền của hai nhóm là đồng đều nhau. Hay nói cách khác, các tố chất sức bền của nhóm đối chứng và nhóm thực nghiệm là không có sự khác biệt.

II.4.2. Kết quả kiểm tra giữa thực nghiệm:

Sau thời gian kết thúc học kỳ I (giữa thực nghiệm), đề tài tiến hành kiểm tra giai đoạn năng lực sức bền ở hai nhóm thông qua test đã lựa chọn. Kết quả được trình bày ở bảng 11.

Bảng 11 : Kết quả kiểm tra năng lực sức bền của nhóm đối chứng và thực nghiệm ở thời điểm giữa thực nghiệm

Đối tượng Test Đối chiếu Thực nghiệm t p x ± δ x ± δ Nam khối 10 (n=50) Chạy tùy sức 5 phút (m) 916 117 918 120 1.16 >0.05 Nằm sấp chống đẩy 1 phút (lần) 27 5 25 6 1.47 >0.05

Nằm ngửa gập bụng 1 phút (lần) 26 10 27 8 1.95 >0.05 Chạy 400m (s) 73 6 75 5 1.85 >0.05 Đứng lên ngồi xuống 1 phút (lần) 45 12 46 10 1.43 >0.05 Nam khối 11 (n=50) Chạy tùy sức 5 phút (m) 920 110 925 103 1.64 >0.05 Nằm sấp chống đẩy 1 phút (lần) 27 6 27 5 1.43 >0.05 Nằm ngửa gập bụng 1 phút (lần) 28 9 29 7 1.23 <0.05 Chạy 400m (s) 70 5 71 5 1.32 >0.05 Đứng lên ngồi xuống 1 phút (lần) 49 10 50 8 1.34 >0.05

Qua bảng 11 cho thấy: Nếu xét chỉ số trung bình ( x ) thì kết quả thực hiện các test của nhóm đối chứng và thực nghiệm đều gia tăng. Song sự gia tăng ở nhóm thực nghiệm cao hơn nhóm đối chứng. Tuy nhiên, kết quả kiểm tra các test của hai nhóm chỉ có test nằm ngửa gập bụng 1 phút là dẫn tới sự khác biệt có ý nghĩa ở ngưỡng xác suất thống kê cần thiết

(tt í n h>tb ả n g = 1.960 ở p<0.05). Điều này cho ta thấy các bài tập

nhằm phát triển năng lực sức bền tốc độ cho đối tượng nghiên cứu bước đầu đã thể hiện tính hiệu quả, song do thời gian thực nghiệm còn ngắn nên chưa dẫn tới sự khác biệt về năng lực sức bền giữa hai nhóm.

Sau khi kết thúc quá trình thực nghiệm (cuối học kỳ II), đề tài tiến hành kiểm tra lần 3 về năng lực sức bền của hai nhóm thông qua các test đã lựa chọn. Kết quả thu được trình bày ở bảng 12.

Từ những kết quả phân tích ở các bảng 10 đến 12 có thể đi đến nhận xét sau:

Sức bền chung cho học sinh có thể được nâng cao một cách có hiệu quả nếu được tập luyện thường xuyên và có phương pháp, phương tiện giảng dạy hợp lý.

Thực nghiệm của đề tài chứng tỏ rằng việc áp dụng các bài tập để nâng cao sức bền cho học sinh là hoàn toàn phù hợp và có khả năng nâng cao sức bền cho học sinh trường THPT DTNT tỉnh Quảng Ngãi. Sau thời gian ứng dụng, cùng với việc sử dụng 14 bài tập đã được lựa chọn hoàn toàn có khả năng phát triển sức bền cho học sinh trường THPT DTNT tỉnh Quảng Ngãi.

Bảng 12 : Kết quả kiểm tra năng lực sức bền của nhóm đối chứng và thực nghiệm ở thời điểm kết thúc thực nghiệm

Đối tượng Test Đối chiếu Thực nghiệm t P x ± δ x ± δ Nam khối 10 (n=50) Chạy tùy sức 5 phút (m) 917 115 920 110 3.16 <0.05 Nằm sấp chống đẩy 1 phút (lần) 28 5 31 6 2.45 <0.05 Nằm ngửa gập bụng 27 10 30 8 2.87 <0.05

1 phút (lần) Chạy 400m (s) 72 6 70 5 2.75 <0.05 Đứng lên ngồi xuống 1 phút (lần) 47 10 50 14 3.43 <0.05 Nam khối 11 (n=50) Chạy tùy sức 5 phút (m) 925 117 935 121 3.74 <0.05 Nằm sấp chống đẩy 1 phút (lần) 28 6 31 5 2.43 <0.05 Nằm ngửa gập bụng 1 phút (lần) 29 9 32 7 3.13 <0.05 Chạy 400m (s) 69 6 65 7 2.32 <0.05 Đứng lên ngồi xuống 1 phút (lần) 50 10 55 8 2.31 <0.05

PHẦN III:KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ III.1. Kết luận:

Từ những kết quả nghiên cứu của đề tài cho chúng tôi kết luận:

-Kết quả nghiên cứu của đề tài đã lựa chọn được 5 test đánh giá năng lực sức bền cho học sinh trường THPT DTNT tỉnh Quảng Ngãi, đó là:

1.Chạy tùy sức 5 phút (m)

2.Nằm sấp chống đẩy 1 phút (lần) 3.Nằm ngửa gập bụng 1 phút (lần)

4.Đứng lên ngồi xuống 1 phút (lần)

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG một số bài tập PHÁT TRIỂN sức bền CHO học SINH TRƯỜNG THPT dân tộc nội TRÚ TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 37 - 64)