Chương trình giảng dạy môn GDTC

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG một số bài tập PHÁT TRIỂN sức bền CHO học SINH TRƯỜNG THPT dân tộc nội TRÚ TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 29 - 31)

IV. TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU:

I.3.1. Chương trình giảng dạy môn GDTC

Giáo dục thể chất trong nhà trường là quá trình sư phạm chuyên biệt nhằm giáo dục, giảng dạy, đào tạo, rèn luyện học sinh theo định hướng mục đích, tăng cường sức khỏe, phát triển thể chất, hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng lực thể thao nâng cao trình độ văn hóa thể chất cho học sinh theo nhu cầu cuộc sống và phát triển xã hội. Góp phần hình thành thế hệ công dân Việt Nam phát triển toàn diện để học tập, lao động và chiến đấu bảo vệ tổ quốc. Đó là quá trình tác động đến phát triển thể chất, nhân cách con người.

Nhằm từng bước nâng cao chất lượng GDTC trong trường học THPT. Sở giáo dục và đào tạo Quảng Ngãi đã có chỉ đạo đến các trường học thực hiện đầy đủ chương trình giảng dạy môn thể dục do bộ giáo dục và đào tạo quy định. Đảm bảo nội

dung, thời lượng trong chương trình giảng dạy chính khóa. Triển khai công tác GDTC hàng năm đến lãnh đạo các trường THPT ở hội nghị giao ban của sở. Giao nhiệm vụ cho phòng THPT xây dựng kế hoạch hoạt động GDTC, thường xuyên theo dõi, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chương trình GDTC trong nhà trường và báo cáo định kỳ công tác GDTC từng năm học.

- Về thời lượng giảng dạy, học tập: Mỗi học kỳ số tiết giao động từ 34 - 36 tiết học, như vậy bình quân mỗi tuần có 2 tiết GDTC chính khóa và trong mỗi tiết thời lượng dành cho tập luyện sức bền là rất ít. Với thời lượng như vậy thì việc lựa chọn và sắp xếp các bài tập phát triển thể lực nói chung và sức bên nói riêng cho học sinh khó đạt được mục tiêu đề ra do không đủ thời gian cần thiết để tập luyện.

- Về nội dung giảng dạy: Đa số các giờ học nhằm giải quyết nhiệm vụ trọng tâm là giảng dạy kỹ thuật động tác và luật thi đấu với thời gian từ 10- 14 tiết/môn. Như vậy với thời lượng và nội dung trên, chỉ riêng việc nắm vững kỹ thuật động tác hay nguyên lý kỹ thuật cũng chưa đủ, chứ không nói đến phát triển thể lực.

- Về hình thức, nội dung bổ trợ: Tập luyện bổ trợ chiếm một thời lượng khá lớn trong chương trình giảng dạy, song chỉ có nội dung trò chơi vận động. Mặc dù, tập luyện trò chơi vận động thì nội dung phong phú và đa dạng, kích thích được tính hứng thú của học sinh và hình thức dễ tổ chức tập luyện, song để phát triển tố chất vận động sức bền là không cao vì tập luyện trò chơi vận động để phát triển sức bền thì yêu cầu

thời lượng vận động phải lớn, như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới tổng thời gian của một tiết học.

Vấn đề đặt ra là cần phải nghiên cứu tổ chức hoạt động nội dung tập luyện bổ trợ cho học sinh, trong đó cần đa dạng các hình thức và nội dung tập luyện để kích thích được tính tự giác của học sinh nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển thể lực nói chung và sức bền nói riêng.

Như vậy, từ việc phân tích nội dung giảng dạy môn GDTC

Một phần của tài liệu (SKKN mới NHẤT) SKKN NGHIÊN cứu ỨNG DỤNG một số bài tập PHÁT TRIỂN sức bền CHO học SINH TRƯỜNG THPT dân tộc nội TRÚ TỈNH QUẢNG NGÃI (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)