Hàm ý từ bài nghiên cứu về hoạt động đầu tƣ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ở

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của neo quyết định đến hành vi giao dịch theo quán tính giá của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài và tác động của tỷ lệ sở hữu nước ngoài đến độ bất ổn tỷ suất sinh lợi mức độ doanh nghiệp ở thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 69 - 72)

5. THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ KẾT LUẬN

5.2.Hàm ý từ bài nghiên cứu về hoạt động đầu tƣ của nhà đầu tƣ nƣớc ngoài ở

thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

Qua kết quả thực nghiệm của bài nghiên cứu về hành vi đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và tác động của họ đến độ bất ổn của tỷ suất sinh lợi thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2008-2013, có thể thấy còn nhiều bất cập trong hành vi đầu tư của khối ngoại, qua có cũng gây ảnh hưởng bất lợi cho các nhà đầu tư trong nước. Tuy nhiên, đối với một nền kinh tế đang chuyển dần sang nền kinh tế thị trường và thị trường chứng khoán đang trên đà phát triển như Việt Nam thì không thể phủ nhận lợi ích từ dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài. Vì vậy, việc cân b ng giữa lợi ích và bất lợi của dòng vốn này là một trong những vấn đề cần quan tâm của không chỉ các nhà làm chính sách mà còn của các nhà đầu tư trong nước. Trong bối cảnh đó, bài nghiên cứu này đưa ra một số hàm ý có thể xem xét sau:

- Đối với nhà đầu tư nước ngoài:

 Thứ nhất, hàm ý trực tiếp của kết quả bài nghiên cứu là nhà đầu tư nước ngoài chỉ nên tập trung vào hiệu quả quá khứ của một chứng khoán và bỏ qua việc họ đã sở

hữu chứng khoán đó bao nhiêu trong quá khứ để thực thi một chiến lược quán tính giá. Như vậy, hiệu quả từ hành vi giao dịch theo quán tính giá sẽ không bị suy giảm.

 Thứ hai, kết quả nghiên cứu cũng cho thấy nhà đầu tư nước ngoài có thể là người giao dịch phản hồi tích cực và quá tự tin (khi neo theo tỷ lệ sở hữu trước đây), do vậy nên xây dựng một kế hoạch giao dịch lý trí và bám vào đó có thể giúp nhà đầu tư vẫn giữ bình t nh và phản hồi tốt thậm chí ngay cả khi họ gặp phải một giao dịch thua lỗ không thể tránh khỏi.

- Đối với các cấp quản lý và nhà làm chính sách:

 Thứ nhất, theo kết quả nghiên cứu về việc các nhà đầu tư nước ngoài có hành vi giao dịch theo quán tính giá, neo quyết định hay lựa chọn các doanh nghiệp có quy mô lớn là do tác động của bất cân xứng thông tin. Bất cân xứng thông tin và tính minh bạch của thị trường là một vấn đề được quan tâm rất nhiều ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Do vậy, để giảm thiểu độ bất ổn của thị trường, cần cải thiện cơ chế minh bạch thông tin của các doanh nghiệp niêm yết đối với nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, từ đó nâng cao niềm tin đối với chất lượng doanh nghiệp.

 Thứ hai, theo một số nghiên cứu cho thấy các nhà đầu tư nội đia, đặc biệt là những nhà đầu tư cá nhân nhỏ l có xu hướng theo sau các chiến lược đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, do vậy có thể làm trầm trọng hóa thêm các lệch lạc đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài và gây bất ổn cho thị trường. Do đó, những kết quả của nghiên cứu này đề xuất r ng những nhà điều chỉnh thị trường nên công bố thông tin về sở hữu nước ngoài chi tiết hơn để tránh nhà đầu tư cá nhân đánh giá sai thông tin.

 Thứ ba, mặc dù hiệu ứng neo không thể tạo ra lợi nhuận gia tăng nhưng những mốc neo, tức sở hữu nước ngoài trước đây của cổ phần, cũng có ảnh hưởng cùng chiều đáng kể lên sự thay đổi giá trong tương lai. Điều đó hàm ý r ng những nhà đầu tư nước ngoài là những nhà giao dịch phản hồi tích cực, đặc biệt là đối với những chứng khoán có tỷ lệ sở hữu nước ngoài cao trong thị trường giá giảm. Vì vậy, cơ quan quản lý thị trường nên quản lý những thay đổi của những cổ phần có sở hữu nước ngoài để ổn định các biến động giá gây ra bởi giao dịch phản hồi tích cực. Bên cạnh đó, để duy trì sự ổn định Chính phủ cần quản lý chặt chẽ hơn các

hoạt động đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài, đảm bảo không có sự thao túng giá cổ phiếu, bóp m o thông tin; đồng thời tạo điều kiện cho nhà đầu tư tổ chức nước ngoài chiến lược tăng vai trò trong tiến trình quản lý doanh nghiệp để vừa gắn lợi ích của họ với lợi ích trực tiếp của doanh nghiệp, vừa học hỏi được công nghệ và k năng quản lý của nhà đầu tư nước ngoài. Qua đó, vừa có thể gia tăng chiến lược nắm giữ dài hạn của nhà đầu tư nước ngoài, giảm độ bất ổn của tỷ suất sinh lợi chứng khoán; vừa cải thiện hiệu quả quản trị doanh nghiệp của các doanh nghiệp Việt Nam.

 Thứ tư, nghiên cứu cũng cho thấy tỷ lệ sở hữu Nhà nước có thể làm gia tăng độ bất ổn cho tỷ suất sinh lợi mức độ doanh nghiệp do sự tham gia của Chính phủ với vai trò kép vừa là người chơi vừa là người quản lý dẫn đến tạo ra môi trường quản trị doanh nghiệp yếu k m. Do đó, Chính phủ cần tiếp tục hoàn thiện quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt là đ y nhanh quá trình tái cơ cấu các doanh nghiệp Nhà nước, quyết tâm cổ phần hóa các doanh nghiệp này, giảm bớt sự can thiệp quá mức vào các lực thị trường để giảm các bất ổn gây ra bởi chính sách của Chính phủ.

- Đối với các doanh nghiệp niêm yết trong nước: Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài thường gây ra e ngại về sự không bền vững, dễ đảo chiều khi thị trường có biến cố, nhất là ở các quốc gia mới nổi như Việt Nam. Nếu không ổn định được dòng vốn này sẽ gây ra sự bất ổn về nguồn vốn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Do vậy, các doanh nghiệp niêm yết cần có kế hoạch kinh doanh, cơ chế công bố thông tin rõ ràng, minh bạch nh m gây dựng mối quan hệ lâu bền và tin tưởng với các nhà đầu tư nước ngoài. Qua đó có thể tận dụng được các lợi ích của dòng vốn này không chỉ về việc gia tăng vốn mà còn học hỏi được các kinh nghiệm về trình độ quản lý, công nghệ của nước ngoài.

- Đối với các nhà đầu tư trong nước: Nhà đầu tư trong nước thường có xu hướng đi theo hành vi đầu tư của khối ngoại. Mặc dù có lợi thế hơn so với nhà đầu tư nước ngoài về thông tin, khoảng cách, ngôn ngữ nhưng lại vẫn thua kém do thiếu chiến lược đầu tư. Do vậy, việc cải thiện chiến lược đầu tư là yêu cầu cần thiết đối với các tổ chức đầu tư của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của neo quyết định đến hành vi giao dịch theo quán tính giá của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài và tác động của tỷ lệ sở hữu nước ngoài đến độ bất ổn tỷ suất sinh lợi mức độ doanh nghiệp ở thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 69 - 72)