Dữ liệu và thống kê mô tả

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của neo quyết định đến hành vi giao dịch theo quán tính giá của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài và tác động của tỷ lệ sở hữu nước ngoài đến độ bất ổn tỷ suất sinh lợi mức độ doanh nghiệp ở thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 33 - 39)

3. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THU THẬP DỮ LIỆU

3.4. Dữ liệu và thống kê mô tả

Dữ liệu của bài nghiên cứu chủ yếu lấy từ thống kê giao dịch hàng ngày của Công ty Cổ phần chứng khoán FPTS và Công ty Cổ phần Tài Việt. Ngoài ra các dữ liệu trên Báo cáo tài chính được thu thập từ Báo cáo tài chính hàng quý và hàng năm của các công ty. Phạm vi lấy mẫu là 411 công ty hiện còn niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX tính đến ngày giao dịch cuối cùng của năm 2013. Thời kỳ lấy mẫu là từ 1/1/2008 đến 31/12/2013.

Thống kê giao dịch hàng ngày của FPTS gồm các thông tin được sử dụng sau: giá đóng cửa trong ngày giao dịch, tổng khối lượng giao dịch (khớp lệnh và thỏa thuận), tỷ lệ sở hữu nước ngoài cuối ngày giao dịch, số lượng cổ phiếu nắm giữ bởi nhà đầu tư nước ngoài cuối ngày.

Từ bộ dữ liệu hàng ngày, bài nghiên cứu tiến hành xây dựng các biến cần thiết theo quý và năm. Đối với các mô hình kiểm định giả thuyết từ H1 đến H3, dữ liệu theo tần suất quý, để kiểm soát các tác động của khung thời gian đầu tư khác nhau đến hành vi

và thành quả giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài. Còn đối với giả thuyết H4, do đặc điểm thu thập dữ liệu cơ cấu tỷ lệ sở hữu doanh nghiệp thường được cập nhật hàng năm nên dữ liệu dùng để kiểm định giả thuyết này sẽ có tần suất theo năm. Các biến được xây dựng bao gồm:

- Tỷ lệ sở hữu nhà đầu tư nước ngoài

- Tỷ suất sinh lợi của chứng khoán 1 quý, 2 quý, 3 quý và 4 quý lũy kế.

- Độ lệch chu n của tỷ suất sinh lợi hàng ngày trung bình năm và logarith của tỷ suất sinh lợi bình phương hàng ngày trung bình năm

- Các biến kiểm soát khác: tổng giá trị vốn hóa, tỷ lệ đòn b y, quy mô doanh nghiệp, tỷ suất cổ tức, tỷ số giá trị thị trường trên giá trị sổ sách, tỷ lệ luân chuyển.

Kết quả thu được bộ dữ liệu bảng không cân b ng (unbalanced panel) bao gồm 7646 quan sát theo quý và 2305 quan sát theo năm.

3 4 Tác động của neo quyết định đến hành vi giao dịch theo quán tính giá của nhà đầu tư tổ ch c nước ngoài

Bảng 1. Bảng này trình bày thống kê mô tả cho các biến độc lập và phụ thuộc, bao gồm trung bình, trung vị, độ lệch chu n, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, hệ số Skewness và Kurtoris3.

Mean Median Maximum Minimum St. Dev. Skewness Kurtosis

Fin 0.091 0.030 0.495 0.000 0.127 1.729 5.091 Beta 0.910 0.939 12.268 -17.091 0.802 -2.199 56.078 Dy 0.024 0.000 0.667 0.000 0.052 3.183 18.343 Debt 0.517 0.544 1.552 0.002 0.226 -0.247 2.212 PB 1.102 0.841 169.431 -0.319 2.706 54.018 3244.133 R1 0.032 -0.015 5.451 -0.755 0.314 2.621 23.823 ROE 0.076 0.125 4.160 -343.920 3.844 -89.133 7975.954 Size 12.152 11.945 18.582 7.901 1.711 0.688 3.600 Tover 0.931 0.130 763.569 0.000 14.320 38.068 1669.813

Bảng 1 liệt kê những thống kê mô tả cho tất cả các biến được sử dụng. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trung bình là 9,1% với độ lệch chu n là 12,7%, cho thấy một sự khác biệt

3

Khi Skewness > 0, đồ thị ở dạng lệch phải. Khi đó giá trị trung vị (median) nhỏ hơn trung bình (mean) do có các giá trị đột biến (outlier) n m ở phía dương của đồ thị, dẫn đến kéo giá trị trung bình tăng cao. Ngoài ra, khi Kurtoris > 3, đồ thị sẽ nhọn và tập trung về phía trung tâm, với hai đuôi hẹp.

r ràng trong sự ưa thích của nhà đầu tư nước ngoài. Đáng chú ý là tỷ lệ của quan sát không phải đầu tư (tức sở hữu nước ngoài b ng 0) khoảng 2% của dữ liệu mẫu. Tỷ suất sinh lợi trong một quý trung bình khoảng 3,2% với độ lệch chu n 31,4% cho thấy mức độ biến động lớn trong tỷ suất sinh lợi.

Bảng 2. Ma trận tương quan của các biến. Bảng này trình bày những hệ số tương quan theo cặp giữa tất cả các biến được sử dụng. Những biến này bao gồm tỷ lệ sở hữu nước ngoài của một doanh nghiệp (Fin), tỷ suất sinh lợi chứng khoán trong một quý (R1), tỷ lệ luân chuyển chứng khoán (Tover), hệ số beta của chứng khoán (Beta), quy mô của doanh nghiệp (Size), tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ lệ nợ (Debt), tỷ số giá trên giá trị sổ sách (PB), và tỷ suất cổ tức (DY). Giai đoạn mẫu từ quý 1/2008 đến quý 4/2013.

Fin Beta DY Debt PB R1 ROE Size Tover

Fin 1.000 Beta -0.049*** 1.000 DY -0.039*** -0.026** 1.000 Debt -0.222*** 0.070*** 0.006 1.000 PB 0.060*** -0.0004 -0.023** 0.009 1.000 R1 0.016 -0.040*** -0.016 -0.017 0.060*** 1.000 ROE 0.008 0.005 0.012 -0.030*** -0.650*** 0.024** 1.000 Size 0.518*** 0.118*** -0.081*** -0.037*** 0.128*** 0.074*** 0.034*** 1.000 Tover -0.005 0.010 0.013 0.001 0.011 0.122*** 0.001 0.023** 1.000 ** Hệ số có ý ngh a ở mức 5% *** Hệ số có ý ngh a ở mức 1%

Bảng 2 cho thấy ma trận tương quan của sở hữu nước ngoài và đặc tính của doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp có mối tương quan dương và cao với tỷ lệ sở hữu nước ngoài. điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây (Dahlquist và Robertsson (2001), Lin và Shiu (2003)), tức là các nhà đầu tư nước ngoài thích đầu tư vào doanh nghiệp lớn hơn. Bảng 2 cũng cho thấy mối quan hệ đồng biến giữa tỷ lệ sở hữu nước ngoài và tỷ lệ giá trên giá trị sổ sách, chỉ ra r ng nhà đầu tư tổ chức nước ngoài thích đầu tư vào những doanh nghiệp tăng trưởng. Tỷ lệ nợ tương quan âm với sở hữu nước ngoài, điều này lăp lại những phát hiện của Dahlquist và Robertsson (2001). Tuy nhiên, cả biến tỷ suất sinh lợi và ROE cũng đều không có tương quan có ý ngh a với

tỷ lệ sở hữu nước ngoài. Hơn nữa, những kết quả của dấu tương quan giữa sở hữu nước ngoài và tỷ lệ luân chuyển của chứng khoán thì trái ngược với những nghiên cứu trước đây. Tuy nhiên, mối tương quan hai chiều có thể chỉ cung cấp những thước đo thử của những mối quan hệ này vì một kết quả đầy đủ hơn sẽ được trình bày trong phân tích đa biến.

3.4.2. Tác động của tỷ l sở hữu nước ngoài đến độ bất ổn của tỷ suất sinh lợi

Bảng 3 trình bày thống kê mô tả của các biến chính được sử dụng trong phương trình (6). Bảng này cho thấy r ng những nhà đầu tư trong nội địa ngoài Nhà nước là những người tham gia chính trên thị trường chứng khoán Việt Nam, với tỷ lệ sở hữu trung bình là 64,36%. Tiếp theo là tỷ lệ sở hữu của Nhà nước với trung bình là 26,9% . Tỷ lê trung bình của tỷ lệ sở hữu nước ngoài là 8,4%. Bảng 5 cũng cho thấy tỷ lệ luận chuyển chứng khoán ở thị trường Việt Nam khá thấp, trung bình hàng ngày là 2,74%, cho thấy tính thanh khoản yếu của thị trường trong giai đoạn khảo sát. Hai biến VL và SD đại diện cho độ bất ổn của tỷ suất sinh lợi mức độ doanh nghiệp có Skewness gần b ng 0 và Kurtosis gần b ng 3, thể hiện một phân phối tương đối gần với phân phối chu n.

Bảng 3. Thống kê mô tả của các biến. VL và SD là hai đại diện của độ bất ổn tỷ suất sinh lợi mức độ doanh nghiệp: logarith của tỷ suất sinh lợi hàng ngày bình phương (VL) và độ lệch chu n của tỷ suất sinh lợi chứng khoán hàng ngày (SD). FIN là tổng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài. STATE là tổng tỷ lệ sở hữu của Nhà nước. DOM là tổng tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nội địa khác ngoài Nhà nước. SIZE là logarith tự nhiên của giá trị vốn hóa thị trường cuối năm. TOVER là trung bình năm của tỷ lệ cổ phần giao dịch trong ngày chia cho số cổ phần đang lưu hành. LEV là tỷ lệ tổng nợ chia cho tổng vốn cổ phần cuối năm tài chính.

Biến Mean Median Std. Dev. Maximum Minimum Skewness Kurtosis

FIN 0.0839 0.0232 0.1238 0.5007 0.0000 1.8394 5.5538 VL -5.8652 -5.9512 0.8144 -2.3173 -8.9145 0.5355 3.6179 SD 0.0355 0.0343 0.0105 0.0970 0.0021 0.7021 4.3839 DOM 0.6436 0.6209 0.2538 1.0000 0.0298 -0.1402 1.9622 STATE 0.2690 0.2493 0.2404 0.9072 0.0000 0.2520 1.6864 TOVER 0.0274 0.0026 0.3744 15.3719 0.0000 31.9020 1241.1820 LEV 2.4441 0.8245 12.3479 381.2933 -0.3555 23.7271 656.3096 SIZE 12.1119 11.9098 1.7107 18.5386 7.9010 0.7039 3.6074

Bài nghiên cứu cũng trình bày thống kê mô tả của tỷ lệ sở hữu nước ngoài phân theo ngành của 411 doanh nghiệp trong mẫu trong Bảng 4 và mức độ thay đổi của tỷ lệ này qua các năm trong Bảng 54

. Nói chung tỷ lệ sở hữu nước ngoài của các ngành có xu hướng gia tăng qua các năm. X t riêng trong từng ngành, ngoại trừ một trường hợp doanh nghiệp trong ngành Nghệ thuật và dịch vụ giải trí thì những công ty trong ngành Sản xuất Nông-Lâm-Ngư nghiệp thu hút vốn nước ngoài nhiều nhất. Điều này cũng phù hợp với đặc điểm của Việt Nam, khi mà tỷ trọng lao động trong các ngành nông-lâm-ngư nghiệp còn khá cao. Tiếp theo là ngành Tài chính và Bảo hiểm. Các Ngân hàng n m trong nhóm ngành Tài chính tuy bị khống chế mức sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tối đa 30%, thấp hơn so với các doanh nghiệp khác (tối đa 49%) nhưng lại là l nh vực được các nhà đầu tư nước ngoài muốn nắm giữ. Do vậy, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài trong l nh vực này khá cao, và được dự báo sẽ còn tăng cao trong thời gian tới khi quyết định cho phép nâng room khối ngoại đang được soạn thảo. Tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong ngành Dịch vụ lưu trú và ăn uống cũng tăng dần qua các năm và có tỷ lệ trung bình cao thứ ba.

4

Quan điểm phân ngành cho các công ty được sử dụng phù hợp với hệ thống phân ngành NAICS 2007, một hệ thống được thiết kế phù hợp với Hệ thống của Liên hợp quốc về Phân ngành chu n quốc tế (ISIC), thể hiện hầu hết các l nh vực, các ngành lớn-nhỏ, bao quát-chi tiết trên thế giới. Nguyên tắc phân ngành dựa trên cơ cấu doanh thu của doanh nghiệp. L nh vực nào chiếm hơn 50% trong cơ cấu doanh thu sẽ được xác định là ngành chính của doanh nghiệp.

Bảng 4. Thống kê mô tả của tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài giữa các nhóm ngành của 411 doanh nghiệp trong mẫu. Giai đoạn lấy mẫu từ năm 2008 đến 2013. Thống kê mô tả bao gồm trung bình, trung vị, độ lệch chu n, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất

Bảng 5. Thống kê trung bình tỷ lệ sở hữu nước ngoài qua các năm giữa các nhóm ngành của 411 doanh nghiệp trong mẫu. Giai đoạn lấy mẫu từ năm 2008 đến 2013.

Ngành 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Công nghệ - Truyền thông 1.14% 2.03% 2.16% 2.90% 6.39% 2.88% Dịch vụ chuyên môn - Khoa học -

K thuật 2.93% 9.91% 7.17% 6.72% 11.63% 10.83%

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 0.00% 10.31% 15.39% 14.93% 15.16% 15.67%

Khai khoáng 7.98% 9.90% 9.89% 8.64% 9.19% 9.41%

Sản xuất 8.64% 8.65% 9.80% 9.87% 10.40% 10.29%

Sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp 17.41% 19.14% 20.54% 20.82% 21.07% 20.86% Tài chính và bảo hiểm 10.88% 14.16% 15.35% 16.31% 16.98% 15.48% Thương mại (Bán sỉ và bán l ) 6.48% 6.43% 6.32% 6.03% 5.84% 6.49%

Tiện ích cộng đồng 5.96% 5.99% 5.17% 5.98% 6.57% 5.72%

Vận tải và kho bãi 6.65% 6.42% 7.32% 7.77% 9.17% 7.96%

Xây dựng và bất động sản 5.07% 5.57% 6.33% 6.33% 6.84% 6.64%

Ngành N Mean Median Sd Dev Min Max

Công nghệ - Truyền thông 20 0.0292 0.0042 0.0570 0.0000 0.2511 Dịch vụ chuyên môn - Khoa học -

K thuật 6 0.0820 0.0463 0.1199 0.0000 0.5007

Dịch vụ lưu trú và ăn uống 3 0.1191 0.0236 0.1741 0.0000 0.4225 Giáo dục và đào tạo 1 0.0036 0.0040 0.0019 0.0012 0.0058

Khai khoáng 20 0.0918 0.0790 0.0944 0.0000 0.3780

Nghệ thuật và dịch vụ giải trí 1 0.4869 0.4893 0.0046 0.4790 0.4900

Sản xuất 156 0.0961 0.0361 0.1327 0.0000 0.4914

Sản xuất Nông - Lâm - Ngư nghiệp 7 0.1997 0.2110 0.1183 0.0119 0.3800 Tài chính và bảo hiểm 21 0.1486 0.0674 0.1625 0.0000 0.4904 Thương mại (Bán sỉ và bán l ) 36 0.0627 0.0128 0.1150 0.0000 0.4900 Tiện ích cộng đồng 18 0.0590 0.0122 0.0902 0.0000 0.3326 Vận tải và kho bãi 27 0.0755 0.0220 0.1201 0.0000 0.4900 Xây dựng và bất động sản 95 0.0614 0.0132 0.1013 0.0000 0.4774

Một phần của tài liệu Ảnh hưởng của neo quyết định đến hành vi giao dịch theo quán tính giá của nhà đầu tư tổ chức nước ngoài và tác động của tỷ lệ sở hữu nước ngoài đến độ bất ổn tỷ suất sinh lợi mức độ doanh nghiệp ở thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 33 - 39)