Kết quả định kỳ kiểm tra độ dài bảo quản của vacxin nhược độc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm nghiệm và thử nghiệm vắc xin AVAC ND CLONE ENTERO phòng bệnh newcastle cho gà con (Trang 57)

THÁNG, 12 THÁNG VÀ 18 THÁNG.

4.3.1. Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin nhƣợc độc ND-Clone Entero sau thời gian bảo quản 9 tháng, 12 tháng và 18 tháng.

Bệnh Newcastle là bệnh thường tiến triển ở thể cấp tính, tỷ lệ tử vong cao, bệnh xảy ra hầu như quanh năm. Vì thế, việc sản xuất dự trữ đủ một lượng vacxin nhằm đáp ứng nhu cầu của thực tiễn chăn nuôi là rất cần thiết. Trong quá trình lưu kho dự trữ, điều kiện bảo quản tốt để không làm giảm chất lượng vacxin là không thể thiếu. Vấn đề đặt ra ở đây là vacxin sau khi sản xuất, bảo quản ở 2o

- 8oC thời gian bảo quản kéo dài được bao lâu mà hiệu lực của nó không bị ảnh hưởng. Do đó, việc đưa ra thông tin về thời hạn bảo quản của vacxin đối với nhà sản xuất và người tiêu dùng là rất cần thiết.

Bảng 4.8. Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin nhƣợc độc ND-Clone Entero sau thời gian bảo quản 9 tháng, 12 tháng và 18 tháng bằng phƣơng pháp công cƣờng độc Số mẫu KT/lô Đối tƣợng Tuổi gà Số gà công/ lần công/ mẫu ∑gà công/lô vx Liều VR cƣờng độc Kết quả 9 tháng 12 tháng 18 tháng sống/ công Tỷ lệ bảo hộ (%) Gà sống/ công Tỷ lệ bảo hộ (%) Gà sống/ công Tỷ lệ bảo hộ (%) Lô 1 (3) Gà TN 1-7 ngày 10 30 106LD50 30/30 100 30/30 100 30/30 100 Gà ĐC 1-7 ngày 5 15 106LD50 0/15 0 0/15 0 0/15 0 Lô 2 (3) Gà TN 1-7 ngày 10 30 106LD50 30/30 100 30/30 100 30/30 100 Gà ĐC 1-7 ngày 5 15 106LD50 0/15 0 0/15 0 0/15 0 Lô 3 (3) Gà TN 1-7 ngày 10 30 106LD50 30/30 100 30/30 100 30/30 100 Gà ĐC 1-7 ngày 5 15 106LD50 0/15 0 0/15 0 0/15 0

Trong quá trình nghiên cứu đê tài này, từng lô vacxin ngay sau khi sản xuất đã được kiểm tra chất lượng đủ tiêu chuẩn xuất xưởng, trong quá trình bảo quản được chúng tôi định kỳ lấy mẫu ở các thời điểm 9 tháng, 12 tháng, 18 tháng, 24 tháng và 25 tháng tính từ thời điểm kết thúc quá trình sản xuất, để tiến hành kiểm tra hiệu lực.

Mỗi lô vacxin lấy 3 mẫu ở các thời gian sau bảo quản được hoàn nguyên trở lại bằng nước muối sinh lý vô trùng 0,85% sao cho 1 ml chứa 1 liều vacxin sử dụng (106EID50). Nhỏ cho 10 gà thí nghiệm và 5 gà không chủng vacxin làm đối chứng, sau 14 ngày số gà miễn dịch và gà đối chứng được thử thách với virus cường độc Newcastle Velogenic (VN91). Tiếp tục theo dõi 14 ngày, ghi lại số gà sống, chết ở cả lô miễn dịch và đối chứng. Kết quả được thể hiện ở bảng 4.9.

Qua bảng 4.9 cho thấy: sau thời gian bảo quản 9 tháng, 12 tháng và 18 tháng ở nhiệt độ 2o-8oC, tại mỗi thời gian 3 mẫu của từng lô vacxin được đem kiểm tra hiệu lực đều vẫn đảm bảo chỉ tiêu chất lượng, 30/30 gà thí nghiệm cho mỗi lô được đem thử thách liều 106LD50/con. Sau thời gian theo dõi 14 ngày, gà vẫn khoẻ mạnh phát triển bình thường, tỷ lệ bảo hộ đạt 100%.

4.3.2 Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin nhƣợc độc ND-Clone Entero sau thời gian bảo quản 24 tháng và 25 tháng

Thời điểm kiểm tra sau bảo quản tiếp theo là 24 tháng và 25 tháng là thời điểm cuối cùng chúng tôi kiểm tra của đề tài nghiên cứu này. Kết quả bảng 4.10 cho thấy:

+ Lô vacxin 1: ở thời điểm 24 tháng sau bảo quản, tổng số gà kiểm tra cho 3 mẫu vacxin là 30, sau khi công cường độc có 28 con sống, tỷ lệ bảo hộ đã bắt đầu giảm còn 93,3%. Sau 25 tháng tỷ lệ bảo hộ đã giảm xuống đáng kể từ 93,3% còn 70%.

+ Lô vacxin 2: 30/30 gà dùng để kiểm tra hiệu lực của 3 mẫu vacxin, có 25/30 con được bảo hộ, tỷ lệ đạt 83,3% ở thời điểm 24 tháng, đến 25 tháng tỷ lệ bảo hộ giảm còn 56,7%.

+ Lô vacxin 3: cũng với 3 mẫu kiểm tra ở 24 tháng và 25 tháng sau bảo quản, 26/30 và 19/30 gà thí nghiệm sau thử thách còn sống sót; tỷ lệ bảo hộ từ 86,7% giảm xuống còn 63,3%.

Theo quy định của tiêu chuẩn ngành 10 TCN 183 – 93, sau khi thử thách cường độc thì toàn bộ gà miễn dịch phải được cứu sống nghĩa là tỷ lệ bảo hộ phải

đạt 100% thì lô vacxin mới đạt chỉ tiêu hiệu lực.

Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin sau thời gian bảo quản còn được minh hoạ ở đồ thị 4.2. 0 20 40 60 80 100 120 9 12 18 24 25

Thời điểm kiểm tra (tháng)

T lệ b ảo h (%) lô1 lô2 lô3

Đồ thị 4.2. Biểu diễn độ dài bảo quản của vacxin sau thời gian lƣu kho.

Qua hình đồ thị 4.2 cho thấy vacxin từ khi sản xuất đến sau bảo quản 18 tháng vẫn cho hiệu lực với tỷ lệ bảo hộ 100%, đến 24 tháng sau sản xuất tỷ lệ bảo hộ đã giảm xuống ở cả 3 lô: lô 1 và 3 giảm xuống còn 93,3%, lô 2 tỷ lệ bảo hộ còn 83,3% và lô 3 tỷ lệ bảo hộ giảm xuống còn 86,7%. Đến 25 tháng sau bảo quản, tỷ lệ bảo hộ lại tiếp tục giảm: lô 1 còn 70%, lô 2 còn 56,7 và lô 3 còn 63,3%.

Qua nghiên cứu của đề tài này cho thấy, vacxin nhược độc ND-Clone Entero sau khi sản xuất có độ dài bảo quản 18 tháng ở điều kiện nhiệt độ 2o-8oC. Từ đây đã đưa ra được lịch bảo quản cho nhà sản xuất và người tiêu dùng, giúp cho họ có kế hoạch hoạch định chính xác trong công tác sản xuất và kinh doanh đem lại nguồn lợi kinh tế cao cho doanh nghiệp.

Bảng 4.9. Kết quả kiểm tra hiệu lực của vacxin nhƣợc độc ND-Clone Entero sau thời gian bảo quản 24 tháng và 25 tháng bằng phƣơng pháp công cƣờng độc Số mẫu KT/lô Đối tƣợng Tuổi Số gà công/ lần công/ mẫu ∑gà công/lô vx Liều VR cƣờng độc Đƣờng chủng Kết quả 24 tháng 25 tháng sống/ công Tỷ lệ bảo hộ (%) sống/ công Tỷ lệ bảo hộ (%) Lô 1 (3) Gà TN 1-7 ngày 10 30 10 6 LD50 Nhỏ mũi 28/30 93,3 21/30 70 Gà ĐC 1-7 ngày 5 15 106LD50 Nhỏ mũi 0/15 0 0/15 0 Lô 2 (3) Gà TN 1-7 ngày 10 30 106LD50 Nhỏ mũi 25/30 83,3 17/30 56,7 Gà ĐC 1-7 ngày 5 15 106LD50 Nhỏ mũi 0/15 0 0/15 0 Lô 3 (3) Gà TN 1-7 ngày 10 30 106LD50 Nhỏ mũi 26/30 86,7 19/30 63,3 Gà ĐC 1-7 ngày 5 15 106LD50 Nhỏ mũi 0/15 0 0/15 0

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

Vacxin nhược độc ND-Clone Entero đã và đang được Công ty TNHH MTV AVAC Việt Nam sản xuất hàng năm theo quy trình sản xuất vacxin trên trứng gà SPF 9-11 ngày tuổi, để cung cấp cho công tác phòng, chống bệnh Newcastle của quốc gia.

Căn cứ vào các kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu luận văn, chúng tôi đưa ra một số kết luận sau đây:

1. Kết quả kiểm nghiệm vacxin

Các lô vacxin đều đạt 3 chỉ tiêu bắt buộc kiểm tra theo tiêu chuẩn ngành 10 TCN 183 - 93:

- Vô trùng.

- An toàn đối với gà.

- Hiệu lực: tỷ lệ bảo hộ 100% đối với gà.

2. Hiệu lực của vacxin nhược độc ND-Clone Entero được đánh giá sau khi chủng ở các thời điểm 7 ngày, 14 ngày, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng và 12 tháng cho tỷ lệ bảo hộ 100%. Điều đó chứng tỏ rằng lượng kháng thể xuất hiện 7 ngày sau khi chủng đã đủ để bảo hộ gà khỏi sự tấn công của virus cường độc, vacxin cho độ dài miễn dịch 12 tháng.

3. Độ dài bảo quản của vacxin nhược độc ND-Clone Entero trong điều kiện nhiệt độ từ 2 - 8oC, vacxin bảo quản 18 tháng vẫn đảm bảo chất lượng tốt.

5.2. ĐỀ NGHỊ

- Xác định hàm lượng kháng thể bị động của gà con được sinh ra từ gà mẹ đã được phòng vacxin nhược độc ND-Clone Entero để định ra thời điểm chủng mũi 1 thích hợp nhất ở gà giai đoạn mới nở.

- Cần thực hiện một cách nghiên ngặt việc chủng ngừa cho đàn gia cầm để góp phần phòng chống dịch Newcastle gia cầm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1. Nguyễn Bá Hiên và Trần Thị Lan Hương (2010). Miễn dịch học thú y. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2. Nguyễn Bá Hiên và Huỳnh Thị Mỹ Lệ (2012). Giáo trình Bệnh truyền nhiễm thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

3. Nguyễn Bá Huệ, Nguyễn Thu Hồng và Trần Thị Hường (1980). Các chủng virus cường độc Newcastle gây ra các vụ dịch lớn trong các xí nghiệp ở nước ta và hường phân biệt. Kết quả nghiên cứu Khoa học kỹ thuật Thú y 1968-1978, Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

4. Nguyễn Thu Hồng (1993). Khảo sát virus Newcastle gây ra các ổ dịch lớn những năm 70 và nghiên cứu một số vacxin phòng bệnh cho gà ở nước ta. Luận án phó tiến sỹ KHNN. Đại học Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Tiến Dũng, Bunpon Sirivong và Nguyễn Văn Quang (1991). Cấu trúc kháng nguyên HN của virus Newcastle và ảnh hưởng của nó lên phản ứng HA, HI. Tuyển tập công trình nghiên cứu KHKT Nông nghiệp. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

6. Phạm Hồng Sơn (2005). Giáo trình Bệnh truyền nhiễm thú y. Nhà xuất bản Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Trần Đình Từ (1985). Nghiên cứu xác định độc lực của các chủng virus vacxin Newcastle hiện đang sử dụng ở Việt Nam. Kêt quả nghiên cứu KHKT Thú y 1979-1984. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

8. Trần Đình Từ (1985). Nghiên cứu xác định độc lực của các chủng virus vacxin Newcastle hiện đang sử dụng ở Việt Nam. Kêt quả nghiên cứu KHKT Thú y 1979-1984. Tr 119-146. Nhà xuất bản Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội.

9. Vũ Đạt (1989). Nghiên cứu những tác nhân gây ảnh hưởng đến đáp ứng miễn dịch phòng bệnh Newcastle. Báo cáo hội nghị Khoa học Kỹ thuật Bộ Nông nghiệp và Công nghệ thực phẩm, Hà Nội.

Tiếng Anh:

10. Allan W. H. and Gough R. E. (1976). A comparison between the haemagglutination inhibition and complement fixation tests for Newcastle disease. Res. Vet. Sci. 20, p.101 - 103.

11. Allan W. H., Lancaster J. E., and Toth B. (1978). Newcastle disease vaccines - Their production and use. FAO Animal Production and Health Series No. 10. FAO, Rome, Italy.

12. Alexander D.J. (1988). ND method of speasd Acadern. Pub. Boston. pp 256-272. 13. Alexander D.J. (2003). Historical aspects. Kluwer academic publ. Boston. pp 1-10. 14. Bankowski R.A. (1964). Cytopathogenicity of Newcastle disease virus. In Hason R.P (ed). Newcastle disease virus: An Evolving pathogen. University of Wisconsin press. Madison. pp 231.

15. Beach R. P. (1942). Theneutralization in vitro of avian pneumoencephalitis virus by Newcastle disease immune serum. Science. pp 361-362.

16. Beaudette and F. R. Bivins J. A and Miller B. R (1949). Newcastle disease immunization with live virus. Corell Vet. pp 302-334.

17. Brandly C. A and Hanson R. P (1965). Newcastle disease in disease of poultry. Biester and Schwarte fifth edition. The IOWA State University press. Ames, IOWS, USA (22). pp 81-88.

18. Chang P. W. (1981). Newcastle disease. In. G. W Beran (ed.).CRC Handbook series in zoonoses. Section B: viral zones Vol. II. CRC press: Boston Raton. pp 261-274.

19. Doyle T. M. (1927). A hitherto unrecorded disease of flowls due to a filter passing virut, jComp patholther. pp 144-169.

20. Doyle T.M. (1962). Newcastle disease of fowls. Journal of Comparative Pathology and Therapeutics, 48: 1-20.

21. Doyle T. M (1985). Pathology of Newcastle disease (48). pp 144-169.

22. Falcon M.D (2004). Exotic Newcastle Disease.”Seminars in Avian and Exotic Pet Medicine. 13(2). pp 79-85.

23. Hanson R.P. (1980). Newcastle disease. In Hitcher S.B. Dommer C. H. Purchase. Insolation and Idenntification of Avian pathogens. Am Assoc Avian pathol. Kennett Square P. A. pp 63-66.

24. Hitchner S. B. and Johnson E. P. (1948). A virus of low virulence for im- munizing fowls against Newcastle disease (avian pneumoencephalitis). Vet. Med. 43. pp 525-530.

25. Kolakofsky D.E. (1974). Molecular weight determination of sendai and Newcastle disease virus RNA. J. Virol. (13). pp 261-258.

26. Kraneveld F.C. (1926) A poultry disease in the Dutch East Indies. Nederlands- Indische Bladen voor Diergeneeskunde 38. pp 448-450.

27. Lancaster J. E (1966). Newcastle disease-a review 1926-1964. Monogr No 3. Can Dep Agric Ottawa.

28. Lancaster J. E and Alexander D. J (1975). Newcastle disease: virus and spread. Monogr No11. Can Dep Agric Ottawa.

29. Murphy F. A, Gibbs E. P. J, Horzinek M. C and Studdert M. J (1999). Veterinary Virology. 3nd ed. San Diego: Academic Press

30. Parry S.H., and Aitken I.D. (1977). Local immunity in the respiratory tract of the chicken. II. The secretory immune response to newcastle disease virus and the role of IgA, Veterinary Microbiology. Volume 2, Issue 2, p. 143-165.

31. R. J. Phillips, Samson A. C. R. and Emmerson P. T. (1998). Nucleotide sequence of the 5′-terminus of Newcastle disease virus and assembly of the complete genomic sequence: agreement with the “rule of six” Arch. Virol. 143 (1998). pp. 1993–2002.

32. Spradbrow P. B. (2001). Newcastle disease in village chickens. Poultry Science Review 5. pp 57-96.

33. Timms L. and D. J. Alexander (1977). Cell-mediated immune response of chickens to Newcastle disease vaccines, Avian Pathol. 6, p. 51 - 59.

34. Reynolds, D. L. and A. D. Maraqa. (2000). Protective immunity against Newcastle disease: The role of cell-mediated immunity. Avian Dis. 44, p.145 - 154.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kiểm nghiệm và thử nghiệm vắc xin AVAC ND CLONE ENTERO phòng bệnh newcastle cho gà con (Trang 57)