Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã ở huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 44 - 48)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Đơng Anh là một trong 5 huyện ngoại thành cũ của Hà Nội nằm ở phía Đơng - Bắc thủ đơ Hà Nội, được chuyển về thuộc Thành phố Hà Nội ngày 31 tháng 5 năm 1961 theo quyết định của Hội đồng Chính phủ. Đơng Anh có 01 thị trấn và 23 xã, huyện lỵ Đông Anh đặt tại thị trấn Đông Anh, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 22 km theo quốc lộ 3.

Hệ thống sông Hồng và sông Đuống là ranh giới hành chính của huyện với nội thành, diện tích đất tự nhiên là 18.230 ha. Đơng Anh là huyện có diện tích lớn thứ hai của Hà Nội sau Sóc Sơn và có số dân đơng nhất so với các huyện của Hà Nội (trên 35 vạn người).

Về địa giới hành chính của huyện Đơng Anh như sau: Phía Bắc giáp huyện Sóc Sơn (có ranh giới là sơng Cà Lồ). Phía Đơng, Đơng Bắc giáp tỉnh Bắc Ninh.

Phía Đơng Nam giáp huyện Đơng Anh.

Phía Nam giáp quận Ba Đình, quận Long Biên và quận Tây Hồ (có ranh giới là sơng Đuống - sơng Hồng).

Phía Tây giáp huyện Mê Linh.

Với 33 km đường sơng, ngồi sơng Hồng và sơng Đuống ở phía Nam của huyện, phía Bắc cịn có sơng Cà Lồ, nội huyện có sơng Hồng Giang gắn liền với kinh thành Cổ Loa lịch sử trên 2300 năm trước. Trên địa bàn huyện có bốn nhà ga, ba tuyến đường sắt (33 km): Tuyến Hà Nội – Đông Anh - Thái Nguyên; Tuyến Hà Nội – Đông Anh - Yên Bái – Lao Cai và Đông Anh đi cầu Thăng Long về phía Nam Hà Nội.

Cảng hàng không quốc tế Nội Bài được nối với nội thành Hà Nội bằng đường quốc lộ 3 và Quốc lộ Thăng Long - Nội Bài ( Đoạn chạy qua huyện Đông Anh dài 15km và 7,5km), ngồi ra cịn có Quốc lộ 23B và Quốc lộ Vĩnh Thanh; Đường Quốc lộ 5 kéo dài; Quốc lộ 3 mới; 04 cầu lớn bắc qua sông Hồng, sông Đuống (cầu Thăng Long, cầu Đuống, cầu Nhật Tân, cầu Đơng Trù). Có thể thấy, Đơng Anh là huyện có lợi thế lớn về giao thông. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu giữa Hà Nội với các tỉnh Đông Bắc và là cửa ngõ giao lưu quốc tế của đất nước. Đây cũng là tiền đề thúc đẩy sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện.

Với vị trí địa lý thuận lợi và quỹ đất cho phép, Đông Anh đã và đang thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trên địa bàn huyện có 02 khu cơng nghiệp lớn (Bắc Thăng Long và Nguyên Khê); 02 vùng làng nghề truyền thống. Hiện có 1526 doanh nghiệp (Trung ương - Thành phố - huyện, doanh nghiệp tư nhân), trong đó có 62 doanh nghiệp nước ngồi. Trong thời gian tới, các dự án đầu tư còn tiếp tục gia tăng. Đây là một thế mạnh của Đông Anh để thúc đẩy phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động của huyện.

Trong quy hoạch tổng thể phát triển của thủ đô Hà Nội đến 2020 (được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 106/TTg) đã ưu tiên đầu tư cho đô thị mới khu vực Bắc Sơng Hồng. Tại đây, sẽ hình thành một Hà Nội mới với các khu vực: Bắc Thăng Long - Vân Trì, Đơng Anh - Cổ Loa, Gia Lâm - Sài Đồng - Yên Viên. Hiện ưu tiên này đã tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ đơ thị hóa và phát triển kinh tế - xã hội cho huyện (hiện tại đã giải phóng mặt bằng hơn 1000ha đất để xây dựng hạ tầng đô thị mới và các khu cơng nghiệp mới hiện đại).

3.1.1.2. Khí hậu, thời tiết

Huyện Đông Anh mang các đặc điểm chung của khí hậu, thời tiết vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng: Một năm chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa nóng ẩm kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, mùa hanh khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Giữa 2 mùa nóng ẩm và khơ hanh có các thời kỳ chuyển tiếp khí hậu tạo ra một dạng khí hậu 4 mùa: Xn, Hạ, Thu, Đơng. Nhiệt độ khơng khí trung bình năm 23,5oC, mùa nóng nhiệt độ trung bình tháng đạt 27,4oC. Lượng mưa trung bình năm 1.400 – 1.600mm. Mưa tập trung vào mùa nóng ẩm từ tháng 5 đến tháng 9, mưa nhiều nhất vào tháng 7, tháng 8. Số giờ nắng trung bình năm khoảng 1.500 giờ, thấp nhất 1.150 giờ, cao nhất 1.970 giờ.

Hướng gió thịnh hành là gió mùa Đơng Nam và gió mùa Đơng Bắc. Gió mùa Đơng Nam bắt đầu vào tháng 5, kết thúc vào tháng 10 mang theo nhiều hơi nước gây nên những trận mưa rào, đôi khi bị ảnh hưởng của gió bão, áp thấp nhiệt đới kèm theo mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống. Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, thường gây ra lạnh và khô ở những tháng đầu mùa, lạnh va ẩm ướt vào tháng 2, tháng 3 do có mưa phùn. Đơi khi có sương mù, rét đậm trong các tháng 1, tháng 2 gây ra những thiệt hại cho sản xuất. Đặc điểm khí hậu, thời tiết cho phép huyện Đơng Anh phát triển một nền nông nghiệp đa dạng: Nơng sản nhiệt đới, cận nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa Hạ, nơng sản Á nhiệt đới có thể sản xuất vào mùa Xn, mùa Thu, nơng sản ơn đới có thể sản xuất vào mùa Đơng, mùa Xuân song cũng gây ra những thiệt hại đáng kể cho sản xuất và đời sống nếu thời tiết bất thuận.

3.1.1.3. Tài nguyên nước

* Nước mặt: Đơng Anh có 2 con sơng lớn chảy qua là sơng Hồng và sơng Đuống. Đây là 2 con sơng có trữ lượng nước khá lớn, là nguồn chính đáp ứng yêu cầu về nguồn nước ngọt phục vụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp.

* Nước ngầm: Nguồn nước ngầm ở Đơng Anh có 3 tầng: Tầng chứa nước khơng áp có chiều dày chứa nước thay đổi từ 7,5m – 19,5m, trung bình 12,5m. Nguồn chủ yếu là nước mưa, nước thoát ở ruộng ngấm xuống. Hàm lượng chất sắt khá cao từ 5 – 10mg/l, có nhiều thành phần hữu cơ và khă năng nhiễm khuẩn cao.

Tầng chứa nước khơng áp hoặc áp yếu có diện tích phân bố rộng khắp đồng bằng Bắc bộ thuộc lưu vực sông Hồng. Chiều dày chứa nước từ 2,5 – 22,5m thường gặp ở độ sâu 15 – 20m. Hàm lượng sắt khá cao, có nơi tới 20mg/l. Tầng chứa nước áp lực là tầng chứa nước chính hiện đang được khai thác rộng rãi phục vụ cho huyện và Hà Nội nói chung. Tầng này có chiều dày thay đổi trong phạm vi khá rộng từ 28,6m – 84,6m, trung bình 42,2m. Độ nhiễm khuẩn rất thấp, có nơi khơng nhiễm khuẩn.

3.1.1.4. Tài nguyên đất

Nông thôn huyện Đơng Anh chịu ảnh hưởng rất mạnh của q trình cơng nghiệp hố và đơ thị hố nên đất sản xuất nơng nghiệp giảm mạnh làm cho một bộ phận người dân nông thôn bị mất đất sản xuất. Trong điều kiện đất chưa sử dụng khơng cịn nhiều, việc tìm kiếm các giải pháp tạo việc làm cho người dân nông thôn và thúc đẩy phát triển sản xuất nơng nghiệp theo hướng hàng hố có ý

Bảng 3.1. Tình hình đất đai của huyện Đơng Anh giai đoạn 2013 – 2015

Chỉ tiêu Đơn vị tính

2013 2014 2015 So sánh (%)

Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) Số lượng Cơ cấu (%) 2014/ 2013 2015/ 2014 BQ

Tổng diện tích đất tự nhiên Ha 18.230,65 100 18.230,65 100 18.230,65 100 100

I. Đất nông nghiệp ha 6.153,43 53,63 6.138,51 53,50 6.104,78 53,21 99,76 99,45 99,60

1. Đất sản xuất nông nghiệp ha 5.861,38 95,25 5.847,15 95,25 5.839,24 95,65 99,76 99,86 99,81

a. Đất trồng cây hàng năm ha 5.670,45 96,74 5.656,22 92,14 5.647,86 92,51 99,75 99,85 99,80

- Đất trồng lúa ha 3.783,49 66,72 3.773,77 61,48 3.764,25 61,66 99,74 99,74 99,74

- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi ha 78,57 1,39 78,58 1,28 79,62 1,30 100,01 101,32 100,66

- Đất trồng cây hàng năm khác ha 1.808,38 31,84 1.803,88 29,39 1.803,99 29,55 99,75 100,00 99,87

b. Đất trồng cây lâu năm ha 190,92 3,26 190,93 3,11 191,38 3,13 100,00 100,23 100,12

2. Đất lâm nghiệp ha 39,15 0,65 38,99 0,64 39,07 0,64 99,59 100,20 99,89

3. Đất nuôi trồng thuỷ sản ha 197,00 3,20 196,49 3,20 189,24 3,10 99,74 96,31 98,01

4. Đất nông nghiệp khác ha 55,88 0,90 55,88 0,91 37,23 0,61 100 66,62 81,62

II. Đất phi nông nghiệp ha 5.142,65 44,83 5.158,88 44,97 5.166,28 45,03 100,31 100,14 100,22

1. Đất ở ha 1.290,29 25,09 1.298,40 25,17 1.301,84 25,20 100,63 100,26 100,44

2. Đất chuyên dùng ha 2.633,27 51,20 2.639,34 51,16 2.640,23 51,10 100,23 100,03 100,13

3. Đất tơn giáo tín ngưỡng ha 23,78 0,46 23,78 0,46 23,78 0,46 100 100 100

4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa ha 94,13 1,83 94,13 1,82 94,13 1,82 100 100 100

5. Đất sông suối và mặt nước ha 1.093,61 21,27 1.093,61 21,20 1.093,61 21,17 100 100 100

6. Đất phi nông nghiệp khác ha 7,55 0,15 9,62 0,19 12,69 0,24 127,42 131,91 129,64

III. Đất chưa sử dụng ha 176,91 1,54 175,58 1,53 201,93 1,76 99,25 115,01 106,84

IV. Một số chỉ tiêu

- DT đất NN BQ/khẩu NN ha/ng 0,032 - 0,033 - 0,033 - 103,12 100 101,55

- DT đất NN BQ/hộ NN ha/hộ 0,094 - 0,091 - 0,093 - 96,80 102,19 99,46

Nguồn: Phịng Tài ngun và Mơi trường huyện Đơng Anh (2015)

Nhìn chung, đất đai của huyện Đơng Anh có hàm lượng dinh dưỡng thích hợp để trồng nhiều loại cây ngắn ngày như lúa, ngô, các loại rau, đậu đỗ, lạc và trồng một số loại cây ăn quả như cam, quýt, ổi, chuối ...

Xem bảng 3.1 ta thấy, Đơng Anh có tổng diện tích tự nhiên là 11.472,99 ha, bình qn diện tích tự nhiên trên đầu người khoảng 460 m2/người. Trong tổng diện tích tự nhiên của huyện Đơng Anh thì đất nơng nghiệp có diện tích lớn nhất với 6.104 ha chiếm 53,21%, đất phi nơng nghiệp có 5166 ha, chiếm 45,03%. Diện tích đất chưa sử dụng cịn trên 201 ha, chiếm 1,76%, diện tích này cần được khai thác triệt để vào các mục đích sử dụng trong tương lai gần. Trong cơ cấu đất nơng nghiệp thì đất canh tác hàng năm chiếm tỷ lệ lớn (trên 90%) trong đó diện tích trồng lúa chiếm trên 60% cịn diện tích đất trồng màu chiếm khoảng 30%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã ở huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 44 - 48)