Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã ở huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 54 - 56)

Phần 3 Phương pháp nghiên cứu

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.3.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Các thông tin đã được công bố sẽ là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi tạo dựng cơ sở lý thuyết, phương pháp luận và bức tranh tổng thể về tình hình kinh tế xã hội của các xã nghiên cứu điểm và của huyện Đông Anh. Thông tin, số liệu đã công bố bao gồm: Niên giám thống kê của các cấp, số liệu tổng hợp điều tra nông nghiệp nông thôn, các tài liệu, báo cáo của cơ quan chuyên ngành và của các cấp chính quyền như Ủy ban nhân dân huyện, phòng Kinh tế huyện, phòng Tài nguyên môi trường, UBND các xã địa bàn nghiên cứu; các chính sách của Chính phủ, của địa phương nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế và phát triển cây trồng vật ni. Ngồi ra, các báo cáo khoa học, tạp chí chun ngành nơng nghiệp, Internet, các sách chuyên về sản xuất và tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi, trồng trọt...

Phương pháp thu thập thông tin, số liệu đã công bố gồm các bước: (1) Liệt kê các số liệu thông tin cần thiết có thể thu thập, hệ thống hố theo nội dung hay địa điểm thu thập và dự kiến cơ quan cung cấp thông tin;

(2) Liên hệ với các cơ quan cung cấp thông tin; (3) Tiến hành thu thập bằng ghi chép, sao chụp;

3.2.3.2. Thu thập tài liệu sơ cấp

* Phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra

Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bằng phiếu điều tra đối với cán bộ cấp xã, huyện và quần chúng nhân dân trên địa bàn các xã thuộc huyện Đơng Anh nhằm tìm hiểu nhận thức của quần chúng nhân dân về công tác quản lý của đội ngũ cán bộ, công chức xã cũng như đánh giá của họ về hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã. Phương pháp chon mẫu ngẫu nhiên.

* Xây dựng phiếu điều tra

Phiếu điều tra được xây dựng gồm các câu hỏi nhằm làm rõ những thông tin cơ bản sau:

- Đặc điểm cá nhân

- Đánh giá về hiệu lực quản lý của chính quyền xã

- Nhận định về những hạn chế và nguyên nhân trong hoạt động của chính quyền xã tại địa phương

Bảng 3.5. Số lượng mẫu điều tra

Đối tượng Số mẫu (người) Tỷ lệ (%)

Các cán bộ chủ chốt trong bộ máy chính quyền

cấp Huyện gồm HĐND và UBND 10 5,6

Các cán bộ trong tổ chức Đảng, MTTQ Huyện

Đông Anh 10 5,6

Các cán bộ trong bộ máy chính quyền xã, HĐND

và UBND 40 22,2

Cán bộ trong tổ chức chính trị, xã hội gồm Đảng,

MTTQ, các đoàn thể 40 22,2

Người dân 80 44,4

Tổng cộng 180 100%

- Nhận thức về những yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ, công chức xã; - Đánh giá về hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức xã;

- Đề xuất những biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức xã và hiệu lực quản lý của chính quyền cấp xã.

* Phương pháp phỏng vấn sâu

Đề tài còn sử dụng phương pháp phỏng vấn sâu đối với một số đồng chí là cán bộ lãnh đạo hoặc nhân viên thuộc UBND một số xã trên địa bàn huyện, phịng Nội vụ và Văn phịng huyện Đơng Anh nhằm thu thập thêm những thông tin chi tiết, sâu sắc về vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã ở huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 54 - 56)