Các giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã ở huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 105 - 121)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.3.2.Các giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp

cấp xã trong giai đoạn hiện nay

4.3.2.1. Đổi mới công tác tuyển chọn, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ là khâu then chốt, khâu trọng yếu trong toàn bộ hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước, quyết định đến sự thành công hay thất bại của cách mạng. Các quyết định trong quá trình quản lý nhà nước đều tác động đến nhân tố con người, vì vậy hiệu lực quản lý nhà nước trước hết phụ thuộc vào trình độ và năng lực đội ngũ cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nước.

Cán bộ, cơng chức cấp xã là cán bộ trực tiếp làm việc với nhân dân, chịu sự giám sát của nhân dân, nhưng hiện nay chưa có một cơ chế hữu hiệu nào để đảm bảo cho nhân dân được trực tiếp tham gia tuyển chọn và giám sát các chức danh cán bộ, công chức cấp xã.

Để đáp ứng nhiệm vụ phát triển kinh tế- xã hội của đất nước trong thời kỳ đổi mới và hội nhập, thời kỳ mà nền kinh tế tri thức đang phát triển và chiếm vị trí quan trọng trong xã hội. Việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã cũng là vấn đề cốt lõi để nâng cao hiệu lực hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước nói chung và chính quyền cấp xã nói riêng. Để làm được điều đó chúng ta cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau:

Thứ nhất, Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức phù hợp với quá

trình phát triển kinh tế- xã hội và tiến trình cải cách hành chính. Cần tập trung nghiên cứu, làm rõ đặc điểm, tính chất của dân cư trên địa bàn các xã, phường, thị trấn và cán bộ, công chức cấp xã. Tiến hành tổng điều tra, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã. Trên cơ sở đó có thể đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ

kém phẩm chất, không đủ tiêu chuẩn, thực hiện trong sạch bộ máy hành chính nhà nước cấp cơ sở. Đồng thời có chế độ khen thưởng, động viên kịp thời đối với những cán bộ, công chức hoàn thành tốt nhiệm vụ, kể cả bằng vật chất và tinh thần, kể cả việc nâng lương trước thời hạn.

Thứ hai, Thực hiện đổi mới công tác cán bộ từ khâu quy hoạch tuyển

chọn, đào tạo, bổ nhiệm, sử dụng và chế độ chính sách phù hợp đối với cán bộ, cơng chức dựa trên tình hình thực tế của từng địa phương, nâng cao trình độ mọi mặt của đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã.

+ Trước hết, để tạo nguồn bổ sung, cần chú ý lựa chọn những người trẻ, khoẻ, có văn hố, có lịng nhiệt tình, có chun mơn, có khả năng phát triển. Trước khi tham gia vào đội ngũ cán bộ, cơng chức cấp xã có thể cho đi dự lớp tập huấn, bồi dưỡng ngắn ngày về kiến thức quản lý Nhà nước rồi sau đó mới có chiến lược đào tạo lâu dài. Ngoài ra cần phải đào tạo mới và đào tạo lại đội ngũ cán bộ cấp xã nhằm đạt chuẩn theo quy định của pháp luật.

Để việc đào tạo có hiệu lực cần thường xuyên đổi mới nội dung và phương thức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã sát với thực tế, hướng vào các vấn đề thiết thực đặt ra từ q trình thực thi cơng vụ, nâng cao kỹ năng hành chính, phù hợp với tính chất, đặc thù cơng việc ở cấp cơ sở. Thông qua đào tạo, bồi dưỡng chun mơn, nghiệp vụ và kỹ năng hành chính đảm bảo tính thống nhất trong hoạt động của chính quyền cấp xã, nhất là trong việc giải quyết các yêu cầu của nhân dân. Nội dung đào tạo phải sát với thực tiễn sao cho cán bộ sau đào tạo phải có đủ trình độ lý luận chính trị, quản lý kinh tế, chuyên môn nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ (nếu cần) đáp ứng yêu cầu đặt ra là trình độ của cán bộ, cơng chức cấp xã phải đạt chuẩn theo đúng quy định của Bộ nội vụ về tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức xã, phường, thị trấn. Thực hiện chế độ đào tạo tiền công vụ và đào tạo, bồi dưỡng trong công vụ theo định kỳ bắt buộc hàng năm; thực hiện chế độ đào tạo, bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm.

Nhiệm vụ của chính quyền cấp xã là quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực ở địa phương. Vì vậy, Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND cấp xã cần thiết phải có kiến thức về quản lý nhà nước và kiến thức pháp luật và phải được bồi dưỡng kiến thức hàng năm chứ khơng phải chỉ đầu khố mới được bồi dưỡng kiến thức như hiện tại bởi đời sống xã hội luôn biến động, các văn bản pháp luật thay đổi

hàng năm. Mặt khác, nếu kiến thức của Chủ tịch và phó chủ tịch UBND cấp xã hạn chế thì sẽ rất dễ đi đến mệnh lệnh, cán bộ chun mơn sẽ khơng có điều kiện tranh luận đúng, sai để đi đến chân lý nên pháp luật sẽ không được thực thi một cách nghiêm túc và dẫn tới tình trạng “trên bảo, dưới không nghe”.

Coi trọng công tác giáp dục đạo đức và phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã để ngày càng phát huy lòng yêu nước, yêu chế độ, niềm tự hào dân tộc và tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ nhân dân của đội ngũ cán bộ, công chức.

+ Về chế độ chính sách:

- Tạo sự thống nhất về chế độ chính sách giữa các cấp hành chính nhà nước. Đối với cán bộ không chuyên trách thực hiện cơ chế khốn kinh phí, tăng cường tự quản kiêm nhiệm, để tinh giảm biên chế và tăng phụ cấp.

- Nhà nước nên có chính sách ưu đãi đối với những cán bộ đã tốt nghiệp đại học về cơng tác ở các xã vùng khó khăn, xã miền núi nhằm thu hút lực lượng cán bộ trẻ, có năng lực bổ sung cho chính quyền cấp cơ sở.

Đối với cán bộ chuyên trách giữ chức vụ do bầu cử, nếu có trình độ chun môn từ Trung cấp trở lên được xếp ngạch và hưởng chế độ tiền lương theo bảng lương hành chính và được cộng thêm phụ cấp chức vụ lãnh đạo.

Cán bộ không chuyên trách cấp xã, cán bộ thôn thực hiện theo hướng tự quản, khốn kinh phí để tinh gọn bộ máy. Chính phủ có hướng dẫn cụ thể khung phụ cấp tối đa và tối thiểu cho phù hợp để các địa phương thực hiện thống nhất. Những xã thực hiện khốn kinh phí, kiêm nhiệm các chức danh không chuyên trách sẽ được hưởng thêm phụ cấp kiêm nhiệm. Chế độ bảo hiểm của cán bộ không chuyên trách cấp xã thực hiện bảo hiểm tự nguyện nếu còn trong độ tuổi lao động.

Thứ ba, Nâng cao tinh thần trách nhiệm và phẩm chất đạo đức cán bộ,

công chức ở cấp xã, cán bộ thực sự là công bộc của nhân dân. Trong những việc khó khăn, phức tạp, liên quan đến lợi ích của nhân dân, thực hiện quyền dân chủ của nhân dân thì cán bộ, nhất là cán bộ chủ chốt phải tận tuỵ, hết mình. Nếu cán bộ chỉ vun vén cho cá nhân, sợ va chạm thì khơng thể đảm đương cơng việc của dân được, nên người cán bộ chỉ có tài năng thì vẫn chưa đủ, mà phải có đạo đức. Cần nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức

cấp xã cần tập trung tăng tường các biện pháp giáo dục chính trị tư tưởng của người cán bộ, giáo dục về tinh thần, trách nhiệm, ý thức tận tâm, tận tuỵ với công việc, với nhân dân.

Cán bộ phải thường xuyên tự phê bình, trước hết là trong hệ thống chính quyền, trong Đảng và phải xử lý nghiêm minh những cán bộ suy thoái phẩm chất đạo đức, tham nhũng, vi phạm quyền làm chủ của nhân dân, làm sai chính sách, chủ truơng của Đảng, pháp luật của Nhà nước, coi quyền lực do dân uỷ quyền là quyền lực của riêng mình. Có như vậy mới khắc phục được tình trạng dân trao

quyền sẽ bị mất quyền.

Thứ tư, Cần đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra nhằm củng cố và phát

huy hiệu lực của Ban thanh tra nhân dân, tăng cường sự giám sát của cơ quan nhà nước cấp trên và của HĐND cùng cấp đối với cán bộ, công chức của UBND cấp xã. Thực hiện nguyên tắc: Quyền lực của nhân dân phải do chính nhân dân và cơ quan quyền lực của nhân dân kiểm soát.

4.3.2.2. Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã trên các lĩnh vực

Trên thực tế, chính quyền cấp xã đã thực hiện tương đối đầy đủ các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, trong một số lĩnh vực hoạt động của chính quyền cấp xã còn bộc lộ những tồn tại, hạn chế nhất định. Trong phạm vi của Luận văn Thạc sỹ kinh tế, tác giả xin đề xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế trong một số lĩnh vực quản lý sau đây của chính quyền cấp xã:

Thứ nhất, trong lĩnh vực quản lý kinh tế- ngân sách

- Chính quyền cấp xã cần quan tâm đến cơng tác tuyên truyền, tạo chuyển biến mạnh mẽ nhận thức trong cán bộ, đảng viên và nhân dân về phát triển công nghiệp; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thơng thống hơn, ln tạo sự thân thiện, cởi mở, kịp thời nắm bắt và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với doanh nghiệp, nhằm tạo mơi trường đầu tư hấp dẫn, trên cơ sở đó thu hút các dự án vào địa bàn các xã đảm bảo có chọn lọc, ưu tiên những dự án có vốn đầu tư lớn, cơng nghệ cao, ít ơ nhiễm môi trường và các dự án chế biến nông sản thực phẩm, sử dụng nhiều lao động. Thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng; quan tâm chuyển dịch nghề, tạo việc làm cho lao động sau thu hồi đất. Mở rộng quy mô, (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

triển các ngành nghề truyền thống và nghề mới, góp phần giải quyết việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn.

- Tăng cường công tác quản lý, chỉ đạo phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa; mở rộng vùng sản xuất hàng hóa tập trung; chú trọng chỉ đạo sản xuất cây vụ Đơng, tăng diện tích trồng cây cơng nghiệp ngắn ngày, rau màu thực phẩm và những cây có giá trị; tích cực tổ chức tập huấn, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ sinh học vào sản xuất; đổi mới cơ cấu giống, cơ cấu mùa vụ; chú trọng công tác theo dõi, dự báo và phịng trừ sâu bệnh, dịch bệnh, cơng tác tưới tiêu nước phục vụ sản xuất. Lãnh đạo UBND xã cần nâng cao vai trò, trách nhiệm, chủ động trong việc liên doanh, liên kết trong sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân. Phấn đấu đến năm 2015, các xã trên địa bàn huyện đạt được các chỉ tiêu sản xuất nơng nghiệp như sau:

Chính quyền các xã tập trung chi đạo xây dựng các khu chăn nuôi tập trung; khuyến khích phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp, nhằm tăng nhanh tỷ trọng ngành chăn nuôi trong cơ cấu nơng nghiệp; cải tạo đàn bị theo hướng lai zêbu, đàn lợn hướng nạc và đàn gia cầm với những giống có năng suất cao, chất lượng tốt. Quan tâm chỉ đạo phát triển thuỷ sản theo hướng tập trung đầu tư hoàn thiện hạ tầng của diện tích ni thuỷ sản hiện có, đồng thời nâng cao năng suất, hiệu quả nuôi thuỷ sản theo hướng thâm canh với những giống có giá trị kinh tế cao và con đặc sản. Ngồi ra, chính quyền cấp xã cần quan tâm đầu tư kinh phí hỗ trợ, khuyến khích nơng dân đẩy mạnh phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hố. Phấn đấu đến năm 2015 năng suất lúa đạt 58,5 tạ/ha; tốc độ tăng trưởng đàn bò 3,2%/năm, đàn lợn 1,8%/năm, đàn gia cầm 3,2%/năm; tỷ lệ bị lai zêbu chiếm 90%; diện tích ni thuỷ sản trên 1.200 ha, năng suất 5,7 tấn/ha.

- Tích cực tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của cấp trên và huy động nguồn lực khác để xây dựng hạ tầng kỹ thuật nông thôn, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của các xã trong giai đoạn tới; huy động kinh phí nâng cấp hệ thống giao thông, thuỷ lợi, đáp ứng tốt yêu cầu sản xuất.

- Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước năm 2003: Nguồn thu và nhiệm vụ chi của ngân sách cấp xã do HĐND tỉnh quyết định. Trên cơ sở các nguồn thu được phân cấp, chính quyền cấp xã phải đảm bảo các nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp mình trên nguyên tắc: “Nhiệm vụ chi thuộc ngân sách cấp

nào do ngân sách cấp đó bảo đảm”. Điều này đã nảy sinh bất cập đó là: Mỗi địa

phương, mỗi vùng miền có nguồn thu khác nhau, có địa phương tận thu được rất nhiều nguồn thu như ở những xã, phường, thị trấn có khu cơng nghiệp, khu du lịch…; có những địa phương nguồn thu rất hạn hẹp, đặc biệt ở những xã miền núi ở huyện Đông Anh nơi mà đời sống nhân dân cịn q khó khăn nhưng vẫn phải đảm bảo các nhiệm vụ chi theo quy định. Cần đưa ra phương án bổ sung nguồn thu cho ngân sách cấp xã sao cho tương xứng với nhiệm vụ chi cụ thể.

- Cần quy định thống nhất mức chế độ phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã, ở thôn. Hiện tại mức phụ cấp này do UBND cấp tỉnh quyết định căn cứ vào tình hình thực tế của địa phương. Như vậy nếu ngân sách địa phương bị thiếu hụt thì sẽ khơng đảm bảo được chế độ cho đội ngũ cán bộ không chuyên trách cấp xã, dẫn đến tình trạng có địa phương quy định mức phụ cấp cao, có địa phương quy định mức phụ cấp thấp, trong khi đó đội ngũ cán bộ không chuyên trách này vẫn thực hiện khối lượng công việc như nhau: như vậy là bất bình đẳng. Cịn nếu trường hợp ngân sách địa phương có dư thì nên đầu tư và phục vụ cho công việc.

Thứ hai, trong lĩnh vực quản lý đất đai

Để đảm bảo cho hoạt động quản lý đất đai của chính quyền cấp xã được thuận lợi, chúng ta cần phải thực hiện đồng bộ các giải pháp sau đây:

- Cần phân cấp mạnh mẽ thẩm quyền quản lý đất đai cũng như thẩm quyền xử lý vi phạm về đất đai cho chính quyền cấp xã. Bởi chính quyền cấp xã là nơi nắm rõ nhất tình hình đất đai tại địa phương cũng như các vấn đề phát sinh liên quan tới đất đai. Từ đó sớm đưa ra phương án giải quyết kịp thời các tranh chấp có thể xảy ra và tiến hành xử lý khi có vi phạm.

- Chính quyền cáp xã cần thực hiện tốt quy hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt; thực hiện tốt cơng tác giải phóng mặt bằng, đặc biệt là đối với các dự án trọng điểm trên địa bàn xã; phấn đấu 100% tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng đất được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu. Chính quyền cấp xã cần tăng cường trách nhiệm và nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước đối với tài ngun, khống sản và mơi trường; khắc phục ngay, tiến tới chấm dứt tình trạng tự ý chuyển đổi mục đích sử dụng đất, lấn chiếm đất, giao đất, bán đất trái thẩm quyền, tình trạng khai thác trái phép đất đồi núi, cát sỏi lịng sơng.

- Chính quyền cấp xã thường xuyên quan tâm công tác bảo vệ môi trường, chấn chỉnh kịp thời vi phạm về cam kết bảo vệ môi trường, tuyên truyền, giáo dục nhân dân nâng cao ý thức, trách nhiệm bảo vệ môi trường; khuyến khích các xã, thơn thành lập tổ vệ sinh mơi trường, thu gom rác thải, xây dựng bãi chứa rác thải tập trung và nghĩa trang nhân dân ở các thơn, xóm; phấn đấu có 80- 85% thơn, xóm có tổ, đội vệ sinh môi trường.

- Cần tăng biên chế đối với cơng chức Địa chính cấp xã. Nhiệm vụ, quyền

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã ở huyện đông anh, thành phố hà nội (Trang 105 - 121)