Năm 1997, tỉnh Hà Nam được tái lập sau 32 năm hợp nhất với tỉnh Nam Định, Ninh Bình. Ở thời điểm năm 1997, Hà Nam gặp rất nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội thấp kém, hệ thống giao thông, công trình tưới tiêu xuống cấp, hạ tầng đô thị lạc hậu. Nền kinh tế thuần nông, nhỏ lẻ, manh mún, tỷ trọng kinh tế nông nghiệp chiếm gần 50%. Thu nhập bình quân đầu người 2,1 triệu đồng, mới bằng 58,2% mức bình quân cả nước, thu ngân sách 72,4 tỷđồng. Đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, công chức, viên chức vừa thiếu về số lượng, vừa mất cân đối về cơ cấu. Đời sống của cán bộ, công chức và phần lớn dân cư gặp khó khăn.
Trong những năm qua, được sự quan tâm của chỉ đạo của tỉnh nên tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân đạt 4,1% (2001-2005). Trong đó: trồng trọt tăng 1,7%, sản lượng lương thực đạt 420 tấn/năm. Hình thành vùng cây lương thực chuyên canh, thâm canh có năng suất cao ở ba huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục. Tại đây đầu tư vùng lúa đặc sản xuất khẩu có năng xuất cao. Cùng với đó, tỉnh đã đẩy mạnh việc ứng dụng nhanh chóng, có hiệu quả các quy trình quản lý cây trồng tổng hợp (ICM), quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quy trình gieo thẳng bằng công cụ gieo thẳng hàng, đưa các loại phân NPK chuyên dùng và phân sinh học vào trong sản xuất,… nhờđó năng suất lúa của Hà Nam đạt trên 12 tấn/ha.
Bảng 2.6. Kết quả sản xuất lúa tại Hà Nam từ năm 2011 đến 2015:
Đvt: Diện tích: ha, năng suất: tạ/ha
Năm
Vụ Xuân Vụ Mùa
Lúa cấy Gieo thẳng Lúa cấy Gieo thẳng DT NS DT NS DT NS DT NS 2011 30.500 66,5 4.000 65,4 33.300 55,2 1.200 58,5 2012 28.245 66,0 6.255 65,9 32.794 56,9 1.706 59,7 2013 25.156 66,4 9.344 66,2 31.471 49,6 3.029 52,5 2014 21.779 65,9 12.221 66,5 29.333 53,5 4.667 58,6 2015 19.669 66,5 14.331 66,7 26.719 54,2 7.281 60,2
Qua bảng 2.6 cho thấy, diện tích lúa cấy ngày một giảm, từ 30.500 ha vụ Xuân năm 2011 xuống còn 19.500 ha vụ Xuân 2015 và từ 33.300 ha trong vụ Mùa năm 2011 xuống còn 27.500 ha trong vụ Mùa năm 2015. Thay thế vào đó là diện tích lúa gieo thẳng. Song song với đó, năng suất lúa gieo thẳng cũng được nâng lên, từ 65,4 tạ/ha ở vụ Xuân năm 2015 tăng lên 66,9 tạ/ha trong vụ Xuân 2015.
Việc phát triển sản phẩm nông nghiệp trong đó có lúa gạo đã nhận được sự quan tâm sâu sắc của lãnh đạo tỉnh. Nghị quyết Đại hội đại biểu tỉnh Hà Nam lần thứ XIX đã xác định: Giai đoạn 2015 – 2020, đảm bảo giá trị sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng bình quân 4,0%/năm; Tổng sản lượng lương thực đạt bình quân 410.000 tấn/năm.
Để hoàn thành các nhiệm vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, tỉnh xác định phát triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp, phát triển nông nghiệp công nghệ cao, bền vững, cơ giới hóa nông nghiệp; xây dựng và phát triển thương hiệu cho nông sản Hà Nam. Quyết tâm thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp tỉnh Hà Nam giai đoạn 2015 - 2020.
PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm được tiến hành trên chân đất thịt nhẹ thuộc thửa ruộng thứ 4, xứđồng Chằm của thôn Cự Xá, xã Liêm Phong huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam.
3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU
Thí nghiệm được tiến hành trong 2 vụ: vụ Xuân và vụ Mùa năm 2015.
3.3. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu
Giống lúa thí nghiệm là giống Vật tư - NA2. Giống lúa Vật tư - NA2 là giống lúa thuần do Tổng công ty Cổ phần Vật tư Nông nghiệp Nghệ An chọn tạo thành công và đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận đặc cách tại quyết định số: 609/QĐ.TT.CLT ngày 25/10/2011.
Những đặc tính chủ yếu của giống: Giống có thời gian sinh trưởng ngắn (Vụ Xuân 115-120 ngày, vụ Hè Thu và vụ mùa 95-97 ngày. Cây cao 95-105 cm, cứng cây, chống đổ tốt. Bộ lá xanh đậm, dày, cứng, góc lá nhỏ. Chống chịu khá các loại sâu bệnh. Chịu thâm canh, gieo cấy được trên nhiều loại đất. Đẻ nhánh khỏe, đẻ tập trung. Gạo trắng trong, hạt gạo thon dài cơm ăn ngon, dẻo, vịđậm. Năng suất trung bình 65-80 tạ/ha vụ Xuân và 60-70 tạ/ha vụ Mùa.
Do có nhiều ưu điểm nên giống lúa Vật tư - NA2 được các địa phương mở rộng sản xuất trên quy mô lớn trong vụ Xuân và đặc biệt trong vụ Hè thu, vụ Mùa tại các tỉnh từ Nam Trung Bộ trở ra.
- Vật liệu nghiên cứu
* Ure: 46% * Supe lân: 17% * Kali clorua: 60%
* Hữu cơ vi sinh Sông Gianh có thành phần Độ ẩm: 30%; Hữu cơ: 15%; P2O5hh: 1,5%; Acid Humic: 2,5%; Trung lượng: Ca, Mg, S; Các chủng vi sinh vật hữu ích: 3 × 106CFU/g (HCVS)
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều tra hiện trạng canh tác lúa cấy, lúa gieo thẳng và sử dụng phân bón cho lúa tại huyện Thanh Liêm - Hà Nam.
- Đánh giá ảnh hưởng của lượng giống gieo và phân đạm bón đến sinh trưởng của giống Vật tư – NA2.
- Đánh giá ảnh hưởng của lượng giống gieo và phân đạm bón đến mức độ nhiễm sâu bệnh hại của giống Vật Tư – NA2.
- Đánh giá ảnh hưởng của lượng giống gieo và phân đạm bón đến các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của giống Vật Tư – NA2.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU