Việt Nam là một trong những nước sử dụng phân bón tương đối cao do người dân áp dụng rất nhiều biện pháp kỹ thuật trong thâm canh. Việt Nam hiện đang là một trong 20 quốc gia sử dụng phân bón cao nhất thế giới. Trong đó, lúa có nhu cầu phân bón lớn nhất chiếm 65% trong nhu cầu tiêu thụ phân bón Việt Nam.
Theo FAOSTAT.FAO.ORG, lượng phân bón sử dụng của Việt Nam đang có mức cao lên đến 297kg/ha so với mức 156kg/ha của các quốc gia lân cận điều này làm năng suất lúa Việt Nam cao hơn so với các quốc gia lân cận (55,7 tạ/ha so với 38,9 tạ/ha, 2011) nhưng do tình trạng ô nhiễm môi trường vì lạm dụng loại
phân bón hoá học nên lượng phân bón sử dụng giảm dần trong những năm gần đây.
Trong năm 2014 Việt Nam tiêu thụ khoảng 10,8 triệu tấn phân bón, tăng trưởng khoảng 4%. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ phân NPK là lớn nhất khi chiếm đến 37% tổng nhu cầu, với giá trị khảng 110 nghìn tỷđồng/năm.
Theo số liệu Tài Chính Hải Quan, nhập khẩu phân bón của Việt Nam năm 2014 đạt 3,79 triệu tấn, trị giá 1,237 tỷ USD giảm 17,85% về lượng và 26,38% về trị giá so với cùng kỳ năm 2013.
Xuất khẩu phân bón của Việt Nam trong năm 2014 đạt khoảng 1,078 triệu tấn các loại, kim ngạch 383,7 triệu USD, tăng nhẹ 0,51% về lượng nhưng giảm 8,06% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.
Theo dự báo của Hiệp hội Công nghiệp Phân bón Quốc tế (IFA), trong năm 2015 cả nước cần khoảng 10,83 triệu tấn phân bón các loại không thay đổi so với năm 2014.
NPK là mặt hàng có lượng xuất khẩu lớn nhất đạt 338,86 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 31,42% về lượng; Ure đứng thứ 2 chiếm mức tỷ trọng 27,84% tương đương 300,25 nghìn tấn. Xuất khẩu phân bón sang Campuchia vẫn lớn nhất với 461,79 nghìn tấn chiếm tỷ trọng 42,82% giảm so với mức tỷ trọng 47,38% trong năm 2013 và giảm 9,17% so với lượng xuất khẩu năm 2013.
Hiện nay, trong sản xuất để được năng suất tối đa con người đã quá lạm dụng phân bón hoá học, gây lãng phí nghiêm trọng. Theo số liệu tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực nông hoá học ở Việt Nam, hiện nay hiệu suất sử dụng phân đạm mới chỉ đat từ 30-45%, lân từ 40-45% và kali từ 40-50%, tuỳ theo chân đất, giống cây trồng, thời vụ, phương pháp bón, loại phân bón,…
Hệ số sử dụng chất dinh dưỡng của phân bón ở nước ta thấp. Đối với lúa hệ số sử dụng đạm là 30-40%, lân là 22% và kali là 45%. Tỷ lệ đạm cây hút được trên lượng đạm bón chỉ vào khoảng 30-50% vùng nhiệt đới, tuỳ thuộc vào tính chất đất, phương pháp, số lượng, thời gian bón đạm. Tỷ lệ này có xu hướng cao khi mức đạm bón thấp và vùi sâu đạm vào trong đất hoặc bón thúc ở các thời kỳ sinh trưởng về sau. Hiêu quả sử dụng đạm là số kg hạt lúa, ngô thu được khi cây hấp thu 1kg đạm. Ở vùng nhiệt đới, hiệu suất sử dụng đạm vào khoảng 50, tức với mỗi kg đạm cây hút được sẽ sản sinh ra khoảng 50 kg hạt. Nguyên nhân của hiệu quả sử dụng phân bón thấp là do đạm trong đất lúa bị mất đi qua các con
đường sau: do bốc hơi dưới dạng NH3, do rửa trôi bề mặt, rửa trôi theo chiều sâu nhất là dạng nitrat (NO3-), bay hơi dưới dạng N2 do hiện tượng phản nitrat hoá.
Theo Nguyễn Như Hà (2006), nên sử dụng phân NPK chuyên dùng cho lúa. Đó là phân đa yếu tố cung cấp đủ chất dinh dưỡng không chỉđa lượng (N, P, K) mà cả trung lượng (Ca, Mg, S) và vi lượng (Fe, Mn, Cu,…) nên tiết kiệm được chi phí phân bón.