Phân bón có từ rất lâu đời cùng với sự ra đời của nền nông nghiệp và bắt đầu bằng việc sử dụng các loại phân hữu cơ. Từ trước Công Nguyên con người đã quan tâm đến việc bón phân hữu cơ cho ruộng, ở Trung Quốc đã biết bón phân xanh và phân bón đã được bắt đầu sử dụng từ các phân của động vật và mở rộng ra các loại phân hữu cơ khác.
Sang thế kỷ XX, nền nông nghiệp thế giới chuyển từ nông nghiệp truyền thống sang nông nghiệp hiện đại đã khiến cho năng suất lúa tăng gấp đôi. Vì vậy, trên thế giới lượng N, P, K sản xuất không ngừng tăng lên. Theo Hiệp hội Công nghiệp Phân bón Quốc tế (IFA), sản xuất phân bón thế giới từ năm 2002 đến năm 2007 tăng trung bình 3,7%/năm, nhưng do năm 2008 – 2009 tăng trưởng âm nên kéo theo cả giai đoạn 2002 – 2009 sản xuất phân bón thế giới chỉ tăng trung bình 1,7%/năm. Cuối năm 2009, thị trường phân bón đã hồi phục nhưng mới có chỉ có đạm tăng trưởng nhẹ, lân và kali giảm. Trong các nước sản xuất phân bón chủ lực, Trung Quốc dẫn đầu chiếm 33% tổng sản lượng của thế giới, tiếp đến là Mỹ 10%, Ấn độ 9% và Nga 9%, Châu Âu 8%, các nước khác 26%.
Nguồn: FAOSTAT.FAO.ORG
Hình 2.1. Tỷ lệđóng góp của các nước sản xuất phân bón trên thế giới năm 2010/2011
Trong các sản phẩm phân bón sản xuất và cung ứng trên thị trường thì ure chiếm tỷ trọng lớn nhất tiếp đến NPK các loại, MOP, AN và DAP/MAP. Theo số liệu của Fetercon, năm 2013, Trung Quốc cung cấp đến 29% tổng nguồn cung đạm ure toàn cầu, Ấn Độ 8% và Nga với 6%. Nguồn cung Lân và Kali tập trung khi nhóm 10 quốc gia sản xuất lớn nhất thế giới đã chiếm đến 86% và 97% nguồn cung Lân và Kali.
Tiêu thụ phân bón có liên quan chặt tới sản xuất nông nghiệp. Nếu sản xuất thuận lợi, kinh tế và thị trường phát triển thì nhu cầu phân bón tăng cao. Chính vì vậy, trong một số giai đoạn tình hình kinh tế thế giới bất ổn, sản xuất khủng hoảng sẽ kéo sản xuất và tiêu thụ phân bón giảm xuống. Theo Hiệp hội Công nghiệp Phân bón Quốc tế, mức tiêu thụ phân bón đạt gần 173 triệu tấn vào năm 2007, sau đó giảm mạnh xuống còn 155.3 triệu tấn vào năm 2008/2009 (do khủng hoảng kinh tếở nhiều nước) và tăng trở lại vào cuối năm 2009 lên 163,5 triệu tấn, và ước đạt 184 triệu tấn (tính theo lượng dinh dưỡng). Dự báo niên vụ 2014-2015, nhu cầu phân bón các loại của thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng 2-2,1% đạt 187,9 triệu tấn.
Bảng 2.5. Nhóm 10 nước tiêu thụ phân bón lớn nhất toàn cầu năm 2010 - 2011 Đơn vị tính: Triệu tấn Nước N P2O5 K2O Tổng Trung Quốc 34,1 11,7 5,3 51,1 Ấn Độ 16,15 8 3,8 27,95 Mỹ 11,93 3,99 4,26 20,18 Braxin 2,7 3,3 3,8 9,8 Indonesia 3,35 0,5 1,05 4,9 Pakistan 2,93 0,8 0,03 3,76 Pháp 2,12 0,45 0,48 3,05 Cannada 1,94 0,65 0,32 2,91 Đức 1,7 0,25 0,38 2,33 Nga 1,38 2,26 0,35 2,26 Tổng cộng 78,3 30,76 20,73 128,24 Nguồn: IFA (2011)
Trong các nước tiêu thụ phân bón trên thế giới Trung Quốc là nước tiêu thụ phân bón lớn nhất, tiếp đến đến Ấn Độ, Mỹ, Braxin,… nhóm 10 nước này chiếm trên 74% sản lượng tiêu thụ toàn cầu (Bảng 2.5).
Trong các sản phẩm phân bón được tiêu thụ thì sản lượng ure chiếm nhiều nhất, có đến 150 triệu tấn tiêu thụ trong năm 2010 và lượng này tăng lên 155 triệu tấn năm 2011. Ngoài ra, các loại phân bón DAP, MAP, NPK,… cũng được người nông dân ngày càng quan tâm.