Mối liên quan giữa RLĐB với một số thông số siêu âm ti mở

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN ĐỒNG BỘ TIM Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER VÀ DOPPLER MÔ CƠ TIM (Trang 130 - 134)

bệnh nhân suy tim

Theo nhiều tác giả nhƣ Auricchio A., Bleeker G.B., Jianwen W., Xiao H.B…, nhận định thì buồng tim càng giãn, thành tim càng dày các tế bào cơ tim bị thay thế bởi tổ chức xơ do hiện tƣợng tái cấu trúc thì tình trạng rối loạn điện học càng nặng nề dẫn đến tình trạng RLĐB cơ học của tim nặng thêm và ngƣợc lại chính RLĐB cơ học tác động trở lại làm buồng tim càng giãn và tình trạng rối loạn điện học tiển triển xấu thêm, việc gia tăng hậu gánh đóng vai trò quan trọng. các nghiên cứu đã chỉ ra việc gia tăng hậu gánh dẫn đến sự gia tăng RLĐB trên cơ sở phân tích sự ảnh hƣởng qua lại giữa tình trạng RLĐB với các thông số kích thƣớc, chức năng thất trái, diện tích dòng hở van hai lá và ALĐMP [35], [46], [92], [149]. Theo Jianwen W. và cs (2007) trong nhóm bệnh nhân suy tâm trƣơng thì RLĐB tâm trƣơng tƣơng quan thuận mức độ vừa với Dd (r=0,6, p=0,01), LVmass ( r=0,59, p = 0,01), và tƣơng quan chặt với cả thời gian thƣ giãn của thất trái [92].

Kết quả bảng 3.33 cho thấy Dd tƣơng quan thuận mức độ vừa với IVMD, tƣơng quan thuận mức độ ít với Ts-SD theo TVI, Ts-Diff theo TVI, không thấy có liên quan đến các chỉ số RLĐB khác. Kết quả bảng 3.34 cho thấy tƣơng quan thuận mức độ vừa Ds với IVMD (r = 0,30474, p = 0,00166), mối tƣơng quan thuận mức độ ít Ds với Ts-SD theo TVI và Ts- Diff theo TVI (lần lƣợt là r = 0,2127, p = 0,03018 và r = 0,23432, p = 0,01666). Nhƣ vậy những kết quả trên chỉ ra có mối liên quan giữa kích thƣớc thất trái và RLĐB hai thất và trong thất ở bệnh nhân suy tim, khi đƣờng kính thất trái cuối tâm trƣơng và cuối tâm thu càng lớn thì khả năng

119

RLĐB cơ tim càng tăng. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu và nhận định của các tác giả Auricchio A., Emkanjoo Z., Gunnar P., Yiu- fai Cheung [35], [66], [84], [150].

Trong các thông số đánh giá chức năng tim thì EF và CO là những thông số bị ảnh hƣởng của của nhiều yếu tố nhƣ tiền gánh, hậu gánh. Oyenuga O.(2010) thấy chỉ có mối liên quan của RLĐB hai thất với EF% ở khoảng QRS <120ms, nhƣng có mối liên quan của RLĐB trong thất với EF cả hai khoảng QRS khác nhau [119]. Theo nghiên cứu của Goo-Yeong Cho (2004) thấy mối tƣơng quan nghịch của Ts-SD với EF% (r = 0,43, P = 0,001) [78]. Miyazaki P.và cs (2008) thấy trong hai nhóm suy tim EF% < 50% có tỷ lệ RLĐB trong thất lớn hơn nhóm EF% > 50%, (sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p<0,01) [115]. Nghiên cứu của Bleeker G.B. và cs (2005) trên 64 bệnh nhân suy tim nặng và QRS < 120ms thấy ít có liên quan giữa EF % với RLĐB trong thất (22% với 26%, p < 0,05) [47]. Theo De Sutter J. và cs (2005) nghiên cứu trên 138 bệnh nhân suy tim có 60 bệnh nhân có EF bảo tồn, tỷ lệ RLĐB hai thất và trong thất ở nhóm suy tim EF bảo tồn thấp hơn ở nhóm suy tim có EF giảm (17% so với 41%, p <0,01 đối với RLĐB hai thất; 18% vs 36%, p < 0,01 đối với RLĐB trong thất). Tuy vậy nhóm bệnh nhân suy tim có EF bảo tồn với QRS ≥ 120ms có trung bình IVMD cao hơn với QRS < 120ms (IVMD= 33  20 so với 20  16 ms, p < 0,05; Chênh lệch vách - thành bên là 42  26 so với 33  22 ms, p < 0,05). Trong nhóm bệnh nhân QRS ≥ 120ms tỷ lệ RLĐB hai thất và trong thất không thấy sự khác biệt với EF bảo tồn và EF thấp (42% với 55%, p > 0,05 đối với RLĐB hai thất và 45% với 46%, p> 0,05 đối với RLĐB trong thất). Tác giả nhận xét rằng tỷ lệ RLĐB hai thất và trong thất thấp trong nhóm suy tim EF bảo tồn (lần lƣợt 17% và 18%), tuy nhiên với sự hiện diện của QRS  120 ms, tỷ lệ này tăng đến 50%, tƣơng tự nhóm bệnh nhân suy tim

120

EF giảm với QRS  120 ms [63]. Tuy nhiên theo Leopoldo P.I. và cs (2006) nghiên cứu trên 316 bệnh nhân suy tim chia 3 nhóm ( EF% 31- 40%) 21- 30%, và < 20%, thấy tỷ lệ RLĐB (lần lƣợt là 35,6%, 41,7% và 37,3%) cũng không thấy có mối liên quan của EF% với RLĐB trong thất [101], [102]. Theo Chan C.P.và cs (2008) thấy RLĐB trong thất trong cỏc nhúm suy tim (EF% < 20%, 20-35%, 35-50% lần lƣợt là 67%, 62%, 55% với chỉ số Ts-SD và 38%, 36%, 35% với chỉ số chênh lệch vách –thành bên, p > 0,05), nhận xét thấy RLĐB cơ học là yếu tố độc lập với mức độ EF% và CRT có thể sử dụng ở nhóm suy tim có EF% từ 35-50% [58]. Trong nghiên cứu của chúng tôi thấy có mối tƣơng quan thuận mức độ vừa giữa phân số EF simpson với DFT% với (r = 0,34978, p < 0,001). Có mối tƣơng quan nghịch mức độ rất ít với IVMD, Te-Diff tâm trƣơng TVI với p < 0,05. Cũng không thấy mối liên quan của EF với các thông số còn lại tƣơng tự kết quả nghiên cứu của Chan C.P., Leopoldo P.I. [58], [102].

Hở van hai lá tâm trƣơng (tiền tâm thu) và tăng ALĐMP là hậu quả của RLĐB cơ tim trong suy tim. Theo các tác giả Bax J.J., Breithardt O.A., Leopoldo P.I., Takeshi U. … thấy trong suy tim Tăng áp lực nhĩ trái, giảm áp lực đổ đầy tâm trƣơng thất trái, rối loạn vận động các cột cơ dây chằng van hai lá, cùng với sự dịch chuyển của cơ nhú sau dƣới ra trƣớc vòng van hai lá g y gión vũng van hai lá là những nguyên nhân dẫn đến hở van hai lá trong thỡ t m trƣơng (tiền tâm thu) [42], [52], [103], [139]. Kết quả nghiên cứu thấy có mối tƣơng quan thuận của mức độ hở hai lá (diện tích hở) với IVMD (r = 0,26, p = 0,0064), Ts-SD tâm thu TVI (r = 0,281, p = 0,0037), Ts-Diff tâm thu TVI (r = 0,2228, p = 0,098) mức độ ít. Không có mối tƣơng quan với các chỉ số còn lại. Theo nghiờn cứu Breithardt O.A. và cs (2002) thấy liên quan chặt chẽ của diện tích hở hai lá với từng vùng mất đồng bộ, nếu mất đồng bộ vựng đỏy và cỏc vựng liên quan đến trụ cơ của

121

van hai lá sẽ gây hở hai lá nhiều hơn cỏc vựng khỏc [52]. Takeshi U.và cs (2003) thấy RLĐB liên quan với diện tích hở van hai lá chỉ ở nhóm suy tim sau nhồi máu vùng sau dƣới ( r2

= 0.33, p <0,01) [139].

Áp lực động mạch phổi trong suy tim thƣờng tăng chủ yếu liên quan đến tình trạng mất đồng bộ nhĩ thất dẫn đến hở van hai lá tâm trƣơng (tiền tâm thu) nặng lên càng làm tăng áp lực nhĩ trái, giảm đổ đầy tâm trƣơng thất trái. Theo Jianwen W. và cs (2007) thấy có liên quan chặt giữa RLĐB tâm trƣơng với ALĐMP bít (r = 0,76, p < 0,001) [92]. Trong nghiên cứu này chúng tôi chỉ thấy có mối tƣơng quan thuận, mức độ ít của ALĐMP với Ts-SD theo TVI (r = 0,19586, p = 0,04631), Ts-SD theo TSI (r = 0,205, p = 0,03684). Có lẽ nhóm suy tim trong nghiên cứu của chúng tôi có mức độ suy tim nhẹ hơn các nghiên cứu chủ yếu ở bệnh nhân có EF < 35%, ALĐMP thấp hơn các nghiên cứu khác một phần do các đối tƣợng nghiên cứu đã đƣợc điều trị nội khoa tốt trƣớc khi đánh giá RLĐB bằng siêu âm tim.

Rối loạn chức năng tâm trƣơng đó là sự hiện diện của lâm sàng và triệu chứng suy tim trong nhóm chức năng tâm thu thất trái bảo tồn, có tổn thƣơng cơ tim làm hỏng khả năng giãn nở dẫn đến tăng áp lực cuối tâm trƣơng thất trái [137]. Theo Yu C.M. và cs (2007) trong suy tim tâm trƣơng RLĐB xuất hiện ở dạng RLĐB tâm thu đơn độc, RLĐB tâm trƣơng đơn độc, rối loạn kết hợp (với tỷ lệ lần lƣợt 25,0%, 21,7%, và 14,1%). Trong nhóm suy tâm trƣơng trung bình Em liên quan với Te-SD (r = - 0,26, p = 0,015), Sm liên quan với Ts-SD (r = - 0,26, p = 0,015), trong phân nhóm có RLĐB tâm trƣơng có Em trung bình thấp hơn nhóm không có rối loạn (4,1  1,7 cm/s với 5,2  1,7 cm/s, p< 0,007) trong khi đó ở phân nhóm có RLĐB tâm thu có Em trung bình phù hợp với có hay không có RLĐB tâm thu (4,8  0,9 cm/s với 5,3 

1,3 cm/s, p= 0,08) [152]. Jiawen W. thấy RLĐB tâm trƣơng tƣơng quan thuận chặt với chỉ số  (hằng số thƣ giãn thất trái r = 0,85; p < 0,001) [92].

122

Annemieke H.M.J. và cs cũng thấy rối loạn chức năng tâm trƣơng độ 2,3 đƣợc cải thiện ở những bệnh nhân suy tim cú tỏi cấu trúc sau CRT [31]. Kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân rối loạn chức năng tâm trƣơng giai đoạn 2 - 3 bị RLĐB trong thất ở thỡ t m trƣơng nặng hơn nhúm nhúm suy tim có rối loạn chức năng tâm trƣơng giai đoạn 1, ngƣợc lại không thấy có sự khác biệt của các thông số RLĐB nhĩ - thất, giữa hai thất và trong thất trỏi thỡ tâm thu giữa hai nhóm suy chức năng tâm trƣơng. Kết quả nghiờn cứu của chúng tôi cũng phù hợp kết quả nghiên cứu của tác giả Yu C.M., Jiawen W. Annemieke H.M.J.…

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU RỐI LOẠN ĐỒNG BỘ TIM Ở BỆNH NHÂN SUY TIM MẠN TÍNH BẰNG SIÊU ÂM DOPPLER VÀ DOPPLER MÔ CƠ TIM (Trang 130 - 134)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)