PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.3. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH BIẾN ĐỔI ĐẠI THỂ CỦA VỊT MẮC
Hình 4.4. Vịt ủ rũ, sợ ánh sáng nằm tụm lại một chỗ
Hình 4.5. Vịt bị viêm giác mạc mắt Hình 4.6. Vịt chết do mắc dịch tả
4.3. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH BIẾN ĐỔI ĐẠI THỂ CỦA VỊT MẮC DỊCH TẢ VỊT TẢ VỊT
Chúng tôi tiến hành mổ khám tất cả những vịt thí nghiệm chết. Quá trình mổ khám được tiến hành theo phương pháp mổ khám của Nguyễn Hữu Nam và cs. - 2015. Sự biến đổi bệnh tích các cơ quan của vịt được thể hiê ̣n qua bảng 4.5 và hình 4.7.
Bảng 4.5. Bệnh tích đại thể của vịt trời gây nhiễm dịch tả Bệnh tích Số quan Bệnh tích Số quan sát (con) Số có bệnh tích (con) Tỷ lệ (%) Xác gầy, lông sù 10 10 100
Tích nước xoang bao tim 10 10 100
Xuất huyết dưới da 10 10 100
Phổi viêm, tụ máu đỏ sẫm 10 10 100
Xuất huyết ruột 10 8 80
Xuất huyết mỡ vành tim 10 7 70
Xuất huyết lỗ huyệt 10 5 50
Xuất huyết thực quản 10 5 50
Xuất huyết dạ dày tuyến 10 5 50
Thận sưng, xuất huyết 10 5 50
Lách sưng to 10 4 40
Gan sưng, tụ máu 10 3 30
Loét ruột 10 3 30
Phù keo nhầy dưới da đầu 10 2 20
Loét dạ dày cơ 10 2 20
Xuất huyết cơ ngực, cơ đùi 10 2 20
100 100 100 100 80 70 50 50 50 50 40 30 30 20 20 20 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tỷ lệ (%)
Hình 4.7. Kết quả xác định biến đổi đại thể của vịt trời mắc dịch tả vịt
Dựa vào kết quả mổ khám ở bảng 4.5. và biểu đồ 5 chúng tôi thấy vịt trời đều có những bệnh tích là xác gầy, lông sù; tích nước xoang bao tim chiếm tỷ lệ
rất cao 100%. Cụ thể:
Ở vịt trời chết ngày thứ 4-6 sau gây nhiễm xác chết gầy. Hiện tượng xuất huyết thấy ở cơ tim và nhiều cơ quan nội tạng khác.
Màng bao tim, mỡ vành tim, cơ tim xuất huyết và xoang bao tim tích nước. Niêm mạc miệng thực quản, manh tràng, trực tràng, lỗ huyệt xuất huyết, loét.
Bề mặt gan, tụy, phổi, thận có xuất huyết điểm.
Các cơ quan lympho đều bị tác động; Lách sưng to; Tuyến ức xuất huyết, trên bề mặt có điểm màu vàng
Bursal Fabricius: giai đoạn đầu có màu đỏ, giai đoạn sau chứa dịch màu vàng, giai đoạn cuối thành túi mỏng, màu sẫm, lòng túi chứa bã đậu màu trắng.
Nang lympho của ruột xuất hiện các vết màu đỏ sau chuyển thành màu nâu sẫm, nổi gờ trên bề mặt niêm mạc.
Qua kết quả mổ khám chúng tôi nhận thấy các bệnh tích đại thể gặp ở vịt trời bị bệnh là rất phức tạp, có thể biểu hiện ở nhiều mức độ khác nhau, từ đặc trưng tới không đặc trưng cho bệnh. Các bệnh tích đại thể không phải lúc nào cũng giống nhau giữa các cá thể.
Theo Trần Minh Châu (1996) Bệnh tích của bệnh dịch tả vịt đặc trưng là ở đường tiêu hoá có những chấm xuất huyết, nhiều nhất là ở cuống mề và trực tràng, bên trên phủ lớp màng giả khó bóc. Ruột non xuất huyết thành những vòng nhẫn nhìn từ ngoài vào thấy có màu nâu hoặc tím rất đặc trưng.
Theo Trần Kim Anh, (2004). Khi mổ khám vịt chết thấy: Xác chết gầy, bẩn; da vùng đầu, cổ, ngực, bụng, đùi xuất huyết lấm tấm. Tổ chức liên kết dưới da vùng đầu, cổ thuỷ thũng, có dịch trong suốt hơi hồng hoặc hơi vàng. Mổ khám các cơ quan nội tạng như gan, lách, thận, cơ tim thì thấy ở các cơ quan này đều biểu hiện bệnh tích sưng, tụ huyết hoặc xuất huyết, ở gan có những điểm hoại tử màu trắng đục, to bằng đầu đinh ghim hoặc to hơn
Nguyễn Đức Hiền (2005) công bố tỷ lệ bệnh tích đặc trưng trên vịt thực nghiệm, trong đó: Niêm mạc mắt xuất huyết (95,45%); phổi viêm, tụ máu, thuỷ thũng (95,45%); dạ dày tuyến xuất huyết (100%); ruột non xuất huyết viêm loét (100%); ruột già xuất huyết viêm loét (97,73%); lách tụ máu có nốt hoại tử và gan xuất huyết có nốt hoại tử (100%).
MỘT SỐ HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG ĐẠI THỂ CỦA VỊT MẮC BỆNH DỊCH TẢ VỊT DO VIRUS
Hình 4.8. Gan xuất huyết Hình 4.9. Xuất huyết mỡ vành tim
Hình 4.10. Xuất huyết vùng hầu họng họng
Hình 4.11. Phổi viêm,tụ máu đỏ sẫm
Hình 4.12. Ruột xuất huyết hình vòng nhẫn vòng nhẫn
Hình 4.13. Khí quản xuất huyết