KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BỆNH TÍCH VI THỂ MỘT SỐ CƠ QUAN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của vịt trời mắc dịch tả do gây nhiễm thực nghiệm (Trang 51 - 54)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU BỆNH TÍCH VI THỂ MỘT SỐ CƠ QUAN

CỦA VỊT TRỜI MẮC DỊCH TẢ

Đối với bệnh dịch tả, các triệu chứng lâm sàng và tổn thương bệnh lý đại thể mà chúng tôi quan sát được trên vịt trời là rất điển hình. Để tìm hiểu tổn thương

bệnh lý hình thái vi thể của một số cơ quan nội tạng vịt trời mắc bệnh, chúng tôi tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm là một số cơ quan có tổn thương bệnh lý hình thái rõ và một số cơ quan có tổn thương của 10 vịt trời chết ở những ngày tuổi khác nhau bao gồm: dạ dày tuyến, ruột non, ruột già, lách, gan, thận, phổi, tim ngâm vào Formol trung tính 10% để tiến hành làm tiêu bản vi thể. Mỗi block chúng tôi chọn ra 5 phiến kính đẹp để đọc kết quả. Chúng tôi kiểm tra các biến đổi cấu trúc của mẫu bệnh phẩm dưới kính hiển vi quang học có các độ phóng đại khác nhau.

Kết quả về số lượng mẫu, loại mô bào bị tổn thương được chúng tôi trình bày ở bảng 4.6a và bảng 4.6b.

Bảng 4.6a: Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể một số cơ quan của vịt trời mắc dịch tả

Dạ dày tuyến Ruột non Ruột già Lách

n (+) % n (+) % n (+) % n (+) %

Số Block nghiên cứu 10 10 10 10

Sung huyết 10 100 10 100 10 100 10 100

Xuất huyết 7 70 10 100 10 100 - -

Hoại tử tế bào 6 60 10 100 10 100 5 50

Thoái hóa tế bào 10 100 10 100 10 100 7 70

Thâm nhiễm TB viêm - - 10 100 10 100 10 100

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Dạ dày tuyến Ruột non Ruột già Lách

Sung huyết Xuất huyết Hoại tử tế bào Thoái hóa tế bào Thâm nhiễm TB viêm

Tỷ lệ (%)

Hình 4.14. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể một số cơ quan của vịt trời mắc DEV của vịt trời mắc DEV

Bảng 4.6b. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể một số cơ quan của vịt trời mắc bệnh dịch tả

Gan Thận Phổi Tim

n (+) % n (+) % n (+) % n (+) %

Số Block nghiên cứu 10 10 10 10

Sung huyết 10 100 10 100 10 100 4 40

Xuất huyết 0 0 8 80 7 70 8 80

Hoại tử tế bào 5 50 4 40 4 40 0 0

Thoái hóa tế bào 10 100 6 60 7 70 5 50

Thâm nhiễm TB viêm 10 100 7 70 10 100 9 90

Tăng sinh ống mật 7 70 - - - - - - 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100

Gan Thận Phổi Tim

Sung huyết Xuất huyết Hoại tử tế bào Thoái hóa tế bào Thâm nhiễm TB viêm Tăng sinh ống mật Tỷ lệ (%)

Hình 4.15. Kết quả nghiên cứu bệnh tích vi thể một số cơ quan của vịt trời mắc bệnh dịch tả

Qua bảng 4.6a và bảng 4.6b, chúng tôi thấy vịt trời bị bệnh dịch tả thì tổn thương bệnh tích vi thể nhiều nhất ở ruột già và ruột non chiếm 100% tổng số mẫu nghiên cứu. Hiện tượng sung huyết xảy ra trên nhiều cơ quan với những mức độ khác nhau; ở dạ dày, gan, thận, phổi, lách là 100%, ở tim là 40% tổng số mẫu nghiên cứu.

Hiện tượng xuất huyết xảy ra ở ruột non, ruột già 100%, còn các cơ quan khác thì ít hơn: phổi, dạ dày tuyến là 70%; thận, tim 80% tổng số mẫu nghiên cứu.

Ngoài ra, hiện tượng tăng sinh ống mật ở gan chiếm tỷ lệ khá lớn 70% Hiện tượng thoái hóa tế bào chúng tôi quan sát thấy ở dạ dày tuyến, ruột non, ruột già, gan có tỷ lệ 100%, còn các cơ quan khác thì có tỷ lệ thấp hơn, cụ thể phổi, lách 70%, thận 60% và tim 50% tổng số mẫu nghiên cứu. Hiện tượng hoại tử tế bào gặp trên tất cả các mẫu ruột già, ruột non còn các cơ quan khác thì ít gặp.

Từ đó chúng tôi có thể kết luận rằng biến đổi bệnh tích vi thể của bệnh dịch tả chủ yếu xảy ra trên đường tiêu hóa mà đặc biệt là ruột non và ruột già. Ở ruột non và ruột già từ chỗ sung huyết, xuất huyết, tăng cường phản ứng viêm đến thoái hóa, hoại tử tế bào rất mạnh. Hiện tượng tăng sinh tế bào viêm ở ruột non và ruột già cũng rất điển hình với sự xuất hiện của nhiều tế bào bạch cầu trung tính, tế bào bán liên, tế bào khổng lồ. Còn các cơ quan khác sự biến đổi bệnh tích thường nhẹ hơn ruột già và ruột non, chủ yếu là hiện tượng sung huyết và thâm nhiễm tế bào viêm.

Hiện tượng thâm nhiễm tế bào viêm cũng gặp trên cơ quan khác như: gan. Nhưng hiện tượng này xuất hiện trên ruột non, ruột già và lách với tỷ lệ 100% số mẫu nghiên cứu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của vịt trời mắc dịch tả do gây nhiễm thực nghiệm (Trang 51 - 54)