KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC CỦA VỊT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của vịt trời mắc dịch tả do gây nhiễm thực nghiệm (Trang 54 - 59)

PHẦN 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.5. KẾT QUẢ XÁC ĐỊNH MỘT SỐ CHỈ TIÊU HUYẾT HỌC CỦA VỊT

MẮC DỊCH TẢ VỊT

Máu là tấm gương phản chiếu tình trạng sức khỏe gia súc cũng như gia cầm, xác định một số chỉ tiêu sinh lý máu là vấn đề cần thiết nhằm góp phần chẩn đoán chính xác và đưa ra phác đồ trị bệnh có hiệu quả. Vậy nên, xác định sự thay đổi các chỉ tiêu sinh lý máu để từ đó góp phần cung cấp thêm thông tin đầy đủ hơn về vịt trời mắc dịch tả là rất cần thiết.

Máu vịt trời được lấy trước khi mổ khám và được lấy ở tĩnh mạch chân, cánh, máu lấy ra được chứa trong bơm tiêm, rút pit tông tạo khoảng trống (hoặc bơm máu vào ống nghiệm vô trùng), ghi ký hiệu mẫu trên bơm tiêm hoặc ống nghiệm rồi đặt nằm nghiêng 450 trong hộp đựng mẫu, để đông máu trong 1 giờ đến 2 giờ ở nhiệt độ bình thường, tránh ánh nắng trực tiếp. Sau đó, chắt huyết

thanh sang ống nghiệm vô trùng khác và xét nghiệm bằng máy phân tích huyết học tự động Celldyn 3700.

4.5.1. Chỉ tiêu hệ hồng cầu vịt trời mắc dịch tả

Trong số rất nhiều các chỉ tiêu sinh lý máu chúng tôi tiến hành kiểm tra một số chỉ tiêu quan trọng, có khả năng biến đổi lớn khi vịt trời mắc dịch tả, bao gồm: số lượng hồng cầu, số lượng bạch cầu, công thức bạch cầu, hàm lượng huyết sắc tố, tỉ khối huyết cầu, thể tích trung bình hồng cầu, lượng huyết sắc tố trung bình hồng cầu, nồng độ huyết sắc tố trung bình hồng cầu… của vịt khoẻ và vịt mắc bệnh dịch tả

Số lượng hồng cầu:

Hồng cầu có chức năng vận chuyển khí O2 từ phổi đến các tổ chức và mang CO2 từ mô bào để thải ra ngoài. Số lượng hồng cầu thay đổi tùy theo giống, lứa tuổi, tính biệt, trạng thái cơ thể, chế độ dinh dưỡng, và đặc biệt là tình hình sức khỏe của con vật. Vì vậy, xác định số lượng hồng cầu có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc chẩn đoán bệnh. Trong các trường hợp bệnh lí của cơ thể làm cơ thể mất nước, thiếu máu, bệnh gây vỡ hồng cầu thì số lượng hồng cầu giảm rõ rệt.

Đếm hồng cầu bằng máy đếm huyết học tự động CD-3700, kết quả trình bày ở bảng 4.7.

Bảng 4.7. Kết quả khảo sát một số chỉ tiêu hệ hồng cầu của vịt trời gây bệnh dịch tả thực nghiệm Chỉ tiêu Vịt bệnh (n = 10) x m X± Vịt đối chứng (n = 10) x m X± P

Số lượng hồng cầu (triệu/µl) 1,45 ± 0,04 2,20 ± 0,03 < 0,05

Hàm lượng Hb (g/l) 78,33 ± 2,14 129,42 ± 1,27 < 0,05

Tỷ khối huyết cầu (%) 17,99 ± 0,62 26,92 ± 0,35 < 0,05 Thể tích bình quân hồng cầu (fl) 125,92 ± 0,17 129,37 ± 0,25 > 0,05 Lượng huyết sắc tố bình

quân trong một hồng cầu (pg) 53,34 ± 0,24 56,84 ± 0,65 > 0,05 Nồng độ huyết sắc tố trung

Qua bảng 4.7 cho thấy: số lượng hồng cầu ở vịt trời khoẻ trung bình 2,20 ± 0,03 triệu/µl. Khi vịt trời mắc bệnh số lượng hồng cầu bị giảm 1,45 ± 0,04 triệu/µl. Khi vịt trời mắc dịch tả làm vịt ủ rũ, mệt mỏi, ăn ít, dinh dưỡng cung cấp không đủ, do vậy khả năng sinh hồng cầu giảm.

Hàm lượng Hemoglobin của vịt trời mắc bệnh dịch tả (g/l)

Kết quả được trình bày trong bảng 5 được so sánh với hàm lượng Hb của vịt trời khỏe là 129,42 ± 1,27 (g/l), như vậy hàm lượng Hb của vịt trời bệnh là 78,33 ± 2,14 (g/l) nhỏ hơn so với vịt khỏe.

Tỷ khối huyết cầu (%)

Kết quả đo tỷ khổi huyết cầu được trình bày trong bảng 5. Trong đó thì tỷ khối huyết cầu của vịt trời khỏe là 26,92 ± 0,35 (%), như vậy tỷ khối huyết cầu của vịt trời bệnh là 17,99 ± 0,62 nhỏ hơn so với vịt trời khỏe.

Từ số lượng hồng cầu và tỷ khối huyết cầu ta tính được thể tích trung bình hồng cầu:

Qua khảo sát chúng tôi thấy ở vịt trời khoẻ thể tích bình quân hồng cầu là 129,32 ± 0,25fl còn khi vịt trời mắc dịch tả thì thể tích bình quân hồng cầu là 120,92 ± 0,20 fl. Như vậy khi vịt trời bị mắc dịch tả thì thể tích trung bình hồng cầu nhỏ hơn so với vịt trời bình thường.

Lượng huyết sắc tố bình quân trong một hồng cầu (pg) đó chính là lượng Hemoglobin chứa trong một hồng cầu. Hàm lượng huyết sắc tố bình quân của vịt trời khoẻ là 56,84 ± 0,65 pg, còn ở vịt trời bệnh trung bình là 53,34 ± 0,24 pg. Trong khi lượng huyết sắc tố bình quân trong một hồng cầu của vịt trời bệnh thay đổi không đáng kể so với vịt khoẻ (p > 0,05) thì nồng độ huyết sắc tố bình quân của vịt bệnh lại nhỏ hơn vịt trời khoẻ.

4.5.2. Số lượng bạch cầu và công thức bạch cầu

Mỗi loài đều có một số lượng bạch cầu nhất định nhưng lại rất dễ bị thay đổi và dao động phụ thuộc vào trạng thái sinh lý, bệnh lý của cơ thể, nó phản ánh được khả năng bảo vệ cơ thể bằng các hoạt động thực bào và tham gia quá trình đáp ứng miễn dịch bảo vệ cơ thể. Kết quả khảo sát các chỉ tiêu bạch cầu vịt trời được chúng tôi trình bày ở bảng 4.8.

Bảng 4.8. Kết quả khảo sát chỉ tiêu bạch cầu của vịt trời gây bệnh dịch tả thực nghiệm Chỉ tiêu Vịt bệnh (n = 10) x m X± Vịt đối chứng (n = 10) x m X± P Số lượng Bạch cầu (nghìn/µl) 5,95 ± 0,54 14,39 ± 0,33 < 0,05 Công thức bạch cầu

Bạch cầu đa nhân trung tính (%) 77,79 ± 0,49 69,37 ± 0,27 < 0,05 Bạch cầu ái toan (%) 0,66 ± 0,24 0,45 ± 0,31 > 0,05 Bạch cầu ái kiềm (%) 1,82 ± 0,31 2,19 ± 0,24 > 0,05 Bạch cầu đơn nhân lớn (%) 1,48 ± 0,25 4,12 ± 0,28 < 0,05 Tế bào Lympho (%) 18,21 ± 0,70 24,36 ± 0,62 < 0,05

Qua bảng 4.8 chúng tôi thấy: số lượng bạch cầu ở vịt trời khoẻ trung bình 14,39 ± 0,33 nghìn/µl. Khi vịt trời bị bệnh thì số lượng bạch cầu thấp hơn so với vịt trời khoẻ 5,95 ± 0,54 nghìn/µl.

- Bạch cầu đa nhân trung tính của vịt trời bệnh là 77,79 ± 0,49 %; trong khi đó tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính của vịt trời khoẻ là 69,37 ± 0,27 %.

- Tỷ lệ bạch cầu ái toan của vịt trời bệnh là 0,66 ± 0,24 %, trong khi đó tỷ lệ này của vịt trời khoẻ là 0,45 ± 0,31 %.

- Tỷ lệ bạch cầu ái kiềm của vịt trời bệnh là 1,82 ± 0,31% , trong khi đó tỷ lệ này của vịt trời khỏe là 2,19 ± 0,24%

- Tỷ lệ bạch cầu đa nhân lớn của vịt trời bệnh là 1,48 ± 0,25%, trong khi đó tỉ lệ này của vịt trời khỏe là 4,12 ± 0,28%

Cùng với sự tăng của bạch cầu đa nhân trung tính và bạch cầu ái toan thì tỷ lệ tế bào lympho cũng bị giảm tương ứng.

Sự thay đổi của công thức bạch cầu, theo chúng tôi có thể xảy ra do tác động của sự nhiễm khuẩn trong quá trình bệnh đã kích thích sự tăng thực sự của bạch cầu ái toan và bạch cầu trung tính trong một phạm vi nào đó để chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn vào một cơ thể đã bị suy giảm sức đề kháng.

Tỷ lệ bạch cầu trung tính và bạch cầu ái toan tăng lên là phù hợp với phản ứng tự nhiên của sinh vật, trong các quá trình bệnh lý nhiễm khuẩn cấp tính, tỷ lệ bạch cầu trung tính thường tăng lên.

MỘT SỐ HÌNH ẢNH TỔN THƯƠNG VI THỂ CỦA VỊT TRỜI MẮC BỆNH DỊCH TẢ VỊT DO VIRUS

Hình 4.16. Tế bào gan thoái hóa mỡ

và thâm nhiễm tế bào viêm xung quanh các mạch quản - HE.40x

Hình 4.17. Gan tụ máu và thoái hóa mỡ tế bào gan - HE.10x

Hình 4.18. Gan tụ máu - Hồng cầu tràn ngập trong tĩnh mạch - HE. 20x

Hình 4.19. Phổi xuát huyết, hồng cầu tràn ngập các phế nang -

HE.10x

Hình 4.20. Tế bào biểu mô khí quản bong tróc - HE.10x

Hình 4.21. Xuất huyết khí quản HE. 20x

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu đặc điểm bệnh lý chủ yếu của vịt trời mắc dịch tả do gây nhiễm thực nghiệm (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)