Phần 3 vật liệu và phương pháp nghiên cứu
3.2. Thời gian nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 7 đến tháng 12 năm 2016. 3.3. ĐỐI TƯỢNG/VẬT LIỆU NGHIÊN CỨU
Vật liệu nghiên cứu của đề tài là phụ phẩm trà xanh (trà xanh vụn) tại nhà máy sản xuất phụ phẩm trà xanh Kim Anh và gà ri Ninh Hòa thương phẩm từ 4 tuần tuổi đến 14 tuần tuổi.
3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Nội dung nghiên cứu của đề tài gồm:
Nội dung 1: Đặc điểm ngoại hình gà ri Ninh Hòa -Đặc điểm ngoại hình
-Mầu sắc lông, da
Nội dung 2: Đánh giá sinh trưởng và năng suất của gà thí nghiệm - Tỷ lệ nuôi sống
- Sinh trưởng tích lũy - Sinh trưởng tuyệt đối - Sinh trưởng tương đối - Hiệu quả sử dụng thức ăn - Lượng thức ăn thu nhận.
- Các chỉ tiêu về năng suất của gà.
Nội dung 3: Đánh giá chất lượng thịt của gà thí nghiệm - Đánh giá các chỉ tiêu về chất lượng thân thịt của gà. - Đánh giá hàm lượng cholesterol trong máu và thịt. 3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để đánh giá việc bổ sung phụ phẩm trà xanh với các tỷ lệ khác nhau vào thức ăn trong chăn nuôi gà ri Ninh Hòa, bố trí thí nghiệm như sau:
3.5.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm
Chỉ tiêu Lô theo dõi
Lô ĐC TN1 TN2
Phụ phẩm trà xanh (%) 0 0,5%
Khối lượng thức ăn
1,0% Khối lượng thức ăn
Kháng sinh Theo quy trình thông thường 0 0
Số gà/lô 24 24 24
Tỉ lệ trống/mái (%) 12/12 12/12 12/12
Số lần lặp lại 3 3 3
Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên theo phương pháp phân lô so sánh với 3 lô: 1 lô đối chứng và 2 lô thí nghiệm, mỗi lô bao gồm 24 con gà từ 4 – 14 tuần tuổi, được đeo số chân cho từng con để theo dõi. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần. Các lô đảm bảo đồng đều về khối lượng của gà, chế độ chăm sóc nuôi dưỡng, cũng như quy trình vệ sinh thú y, phòng bệnh...
- Lô đối chứng sử dụng kháng sinh Chlortetracycline 0,05% vào khẩu phần ăn (50mg kháng sinh/kg thức ăn)
- Hai lô thí nghiệm không sử dụng kháng sinh nhưng sử dụng phụ phẩm trà xanh với mức bổ sung 0,5% và 1,0% khẩu phần ăn, bắt đầu bổ sung từ 4 tuần tuổi.
- Lượng thức ăn cho gà ăn được cân hàng ngày vào buổi sáng, lượng thức ăn còn thừa được cân vào buổi sáng hôm sau (trước khi cân thức ăn mới) để tính lượng thức ăn thu nhận của ngày hôm trước. Thành phần dinh dưỡng của thức ăn cho gà thí nghiệm: Thành phần thức ăn (%) Ngô vàng 36,11 Thóc tẻ 16,54 Gạo tẻ 14,23 Cám gạo 10,27 Đỗ tương 13,25 Bột cá 5 Ca 3,5 P 1,1 Cộng 100%
ME (kcal ME/ kg) 2850 * Điều kiện chuồng trại
Gà thí nghiệm được nuôi trên nền xi măng với chất độn chuồng là trấu, thông thoáng tự nhiên, chuồng được chia làm 12 ô bằng nhau với kích thước mỗi ô là 2,5 x 3,5m, mật độ nuôi 3 – 4 con/m2. Mỗi ô ngăn cách nhau bằng lưới thép. Có bạt che khi thời tiết xấu. Chuồng trại và dụng cụ chăn nuôi được vệ sinh sạch sẽ, sát trùng bằng Povine iodine 1 tuần 1 lần.
* Phương pháp bổ sung trà xanh :
Phụ phẩm trà xanh được bổ sung và trộn đều vào một lượng thức ăn vừa phải và rải đều vào các máng ăn cho gà ăn. Bổ sung trà xanh cho gà ăn 2 lần/ngày.
Cách tính lượng trà xanh bổ sung:
Trà xanh được bổ sung vào thức ăn bằng cách cân lượng trà xanh trong 1 ngày và trộn đều vào thức ăn bằng cách dùng 1 lượng nhỏ thức ăn trong một ngày trộn với lượng trà xanh vừa cân. Sau đó khi lượng trà xanh đã được trộn đều ta cho nốt phần cám còn lại vào và tiếp tục trộn đều.
* Chế độ nuôi và chăm sóc
Gà được nuôi trên nền xi măng với chất độn chuồng là trấu dày 15 - 20 cm. Gà được chăm sóc và tiêm phòng vắc-xin đầy đủ theo quy trình tiêm phòng ở Phụ lục 2. Chuồng có máng ăn, máng uống bằng nhựa. Nước sạch được cung cấp đầy đủ và thường xuyên ngày 2 lần.
3.5.2. Phương pháp theo dõi các chỉ tiêu
*Đặc điểm ngoại hình
+ Quan sát trực tiếp và chụp ảnh đối với các đặc điểm ngoại hình của gà ri Ninh Hòa, đặc biệt lúc 4 tuần tuổi và 14 tuần tuổi về màu lông, mỏ, chân và theo dõi các đặc điểm về hình dáng,… vào mỗi giai đoạn phát triển.
* Đánh giá khả năng sinh trưởng của gà + Tỷ lệ nuôi sống
Hàng ngày theo dõi và ghi chép sổ sách số gà chết và loại thải để cuối tuần và cuối đợt thí nghiệm tính tỷ lệ nuôi sống
Khối lượng và tỷ lệ móc hàm, thân thịt, thịt ngực, thịt đùi: Để xác định khối lượng và tỷ lệ thịt ngực, thịt đùi tiến hành lọc thịt ngực và thịt đùi bên trái, sau đó tính thịt ngực và thịt đùi bằng cách nhân 2, việc lọc thịt ngực và thịt đùi dược thực hiện sau khi đo pH 15 (được mô tả ở phần xác định pH ngực). Phần thân thịt bên phải còn lại được bảo quản trong túi nhựa kín ở nhiệt độ 2-40C trong 24 giờ để sử dụng xác định mầu sắc và giá trị pH24.
+ Khối lượng thân thịt (kg): là khối lượng cơ thể sau cắt tiết, vặt lông, bỏ nội tạng, cắt bỏ đầu ở đoạn giữa xương chẩm và xương atlat, cắt bỏ chân ở đoạn giữa khớp khuỷu.
+ Khối lượng thịt đùi là khối lượng thịt đùi trái, nhân đôi. + Khối lượng thịt ngực là khối lượng thịt ngực trái, nhân đôi.
+ Tỷ lệ thân thịt là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thân thịt so với khối lượng sống.
+ Tỷ lệ thịt đùi, tỷ lệ thịt ngực là tỷ lệ phần trăm giữa khối lượng thịt đùi, thịt ngực so với khối lượng thân thịt.
Các công thức tính:
Tỷ lệ thân thịt (%) = Khối lượng thân thịt (g) x 100 Khối lượng sống (g)
Tỷ lệ thịt đùi (%) = Khối lượng thịt đùi trái (g) x 2 x 100 Khối lượng thân thịt (g)
Tỷ lệ thịt ngực (%) = Khối lượng thịt ngực trái (g) x 2 x 100 Khối lượng thân thịt (g)
+ Sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày): là sự tăng lên về khối lượng trong một ngày, tính theo trung bình của 1 tuần tuổi.
Hàng tuần, gà thí nghiệm được cân khối lượng cơ thể vào sáng thứ 5 trước khi cho ăn bằng cân phân tích (sai số cho phép ± 0,01g). Sinh trưởng tuyệt đối được tính theo công thức (TCVN 2-39-77, 1977):
P2 – P1
A (g/con/ngày) = x 100 T – T
Trong đó:
A: sinh trưởng tuyệt đối (g/con/ngày)
P2: khối lượng cơ thể trung bình của lần cân sau (g) P1: khối lượng cơ thể trung bình của lần cân trước (g) T2: thời gian cân gà của lần sau (ngày)
T1: thời gian cân gà của lần trước (ngày)
+ Sinh trưởng tương đối (%): là tỷ lệ % của khối lượng gà thí nghiệm tăng lên giữa 2 tuần khảo sát. Sinh trưởng tương đối được tính theo công thức (TCVN 2-40-77,1997)
P2 – P1
R (%) = x 100 (P2 + P1)/2
Trong đó: R: sinh trưởng tương đối (%) P1: khối lượng cơ thể lần trước (g) P2: khối lượng cơ thể lần sau (g) + Lượng thức ăn thu nhận (LTATN)
Cân lượng thức ăn đưa vào và lượng thức ăn thừa hàng ngày vào một giờ nhất định.
Lượng thức ăn cho ăn (g) – lượng thức ăn thừa (g) LTATN (g/con/ngày) =
Số gà trong ô (con)
+ Hiệu quả chuyển hóa thức ăn (kg)
Trong giai đoạn gà sinh trưởng, hiệu quả chuyển hóa thức ăn được đánh giá bằng tiêu tốn thức ăn để tăng 1kg khối lượng cơ thể. Hiệu quả chuyển hóa thức ăn được tính theo công thức sau:
Lượng thức ăn thu nhận (kg) Tiêu tốn TA/kg tăng khối lượng (kg) =
Khối lượng gà tăng (kg)
Phân tích chất lượng thịt: Đánh giá chất lượng thịt được thực hiện tại phòng thí nghiệm bộ môn Di truyền giống vật nuôi – Khoa chăn nuôi.
Một ngày trước khi mổ khảo sát, gà thịt (ở 14 tuần tuổi) được nhốt giữ trong điều kiện bình thường, cho tiếp xúc với nước uống và không được cung cấp thức ăn, sáng hôm sau cân khối lượng sống và tiến hành mổ khảo sát tổng số 4 con (2 trống và 2 mái) để đánh giá năng suất và chất lượng thịt.
Mổ khảo sát và đánh giá các chỉ tiêu năng suất và chất lượng thịt theo phương phap của Yu et al,. (2005), Schilling et al,. (2008)
Chất lượng thịt được xác định bằng cảm quan và chất lượng chế biến gồm giá trị pH, tỷ lệ mất nước bảo quản, chế biến, mầu sắc thịt và độ mềm. Cụ thể:
Đo mầu sắc thịt: Mầu sáng (L); mầu đỏ (a) và mầu vàng (b) được thực hiện tại thời điểm 24 giờ bảo quản sau khi giết thịt ở cơ ngực phải bằng máy đo mầu sắc thịt (Nippon Denshoker Handy Colorimeter NR-300, Japan).
Màu sáng (L): có giá trị 0 tới 100 (0: màu đen và 100 là trắng), giá trị L càng lớn màu thịt càng sáng, L càng bé thịt chuyển màu tối. Màu đỏ (a): có giá trị từ - 60 tới + 60 (giá trị - là màu xanh lá cây, + là màu đỏ), giá trị a càng lớn (+) màu thịt càng đỏ, a càng bé thịt (-) chuyển màu xanh lá cây. Màu vàng (b): có giá trị từ - 60 tới + 60 (giá trị - là màu xanh sẫm , + là màu vàng), giá trị b càng lớn (+) màu thịt càng vàng, b càng bé (-) thịt chuyển màu xanh sẫm
- Độ dai của thịt: Độ dai được xác định bằng máy xác định lực Warner Bratzer 2000D (Mỹ), lực cắt được tính bằng đơn vị Newton (kg/cm2). Độ dai của mỗi mẫu thịt được xác định là trung bình của 5 lần đo lặp lại.
Xác định pH ngực: Sau khi cắt tiết, vặt lông, dùng kéo cắt da vạch một đường ở giữa lườn và cắm trực tiếp đầu pH vào thời điểm 15 phút (pH15) sau khi giết thịt và tại thời điểm 24 giờ (pH24) bảo quản trong nhiệt độ 2-40C ở cơ ngực phải. Giá trị pH của thịt lườn và thịt đùi được đo vào các thời điểm 15 phút và 24h sau khi giết mổ bằng máy đo testo 230 (Gremany). Mầu sắc của thịt được đo bằng máy Minolta CR-410 (Japan). Độ dai của thịt ngực và đùi được đánh giá váo thời điểm 24h sau chế biến bằng máy Warner - Bratzler 2000D machine (America).
3.5.3. Mổ khảo sát đánh giá chất lượng thịt và hàm lượng cholesterol trong máu và thịt máu và thịt
được chuyển ngay vào ống có chứa dung dịch chống đông máu bảo quản ở 40C và chuyển về phòng thí nghiệm để phân tích.
Thịt ngực của gà (5gram) được thu nhận vào lúc kết thúc thí nghiệm và bảo quản ở 40C và chuyển về phòng thí nghiệm.
Các mẫu máu và thịt để phân tích nồng độ cholesterol được phân tích tại Viện Dinh dưỡng quốc gia theo phương pháp của AOAC 976.26.
3.5.4. Xử lý số liệu
Số liệu được xử lý theo phương pháp thống kê sinh học trên phần mềm SAS 9.1(SAS Institute, Cary NC). Giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất (Least Square Means) của khối lượng cơ thể, chất lượng thịt và kích thước một số chiều đo cơ thể được phân tích bằng mô hình tuyến tính tổng quát (GLM) có hiệu chỉnh các yếu tố như lô thí nghiệm và lần lặp lại. Các phân tích cế sự sai khác nồng độ cholesterol trong máu và thịt được phân tích bằng phép thử Ducan.
PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM NGOẠI HÌNH CỦA GÀ RI NINH HÒA 4.1.1. Ngoại hình gà ri Ninh Hòa 4.1.1. Ngoại hình gà ri Ninh Hòa
Gà ri Ninh Hòa có đặc điểm tầm vóc to, cao, mau lớn hơn hẳn các giống gà ta thường thấy (mặc dù nó có tên gọi là gà ri), thanh gọn, cân đối. Gà mái có màu tía đen, tía đỏ và màu nâu sọc, gà trống có màu lông chủ yếu là màu tía đen và màu tía đỏ, về tổng quan đó là những con gà có lông cánh hình bán nguyệt, chấm đen trên lông cánh (5-6 sợi lông cánh), lông vũ ở ngực và lưng có vệt sọc nằm dọc cũng có hình bán nguyệt. Con trống có màu đen, trên lưng có lông màu đỏ tía, sợi lông dài đó là những đặc điểm tính trạng ban đầu của giống gà ri Ninh Hòa.
Gà mái có khối lượng 3 tháng tuổi có thể đạt 1,4 kg, 4 tháng có thể đạt 1,7 kg và trưởng thành có thể đạt 2,3 kg. Gà trống có khối lượng khi 3 tháng tuổi có thể đạt 2,0 kg, 4 tháng có thể đạt 2,3 kg và trưởng thành đạt 3,5 kg. Nhìn chung, trong thực tế nuôi con trống tối đa đạt 3,0 kg, con mái nhỏ hơn 1,7 – 1,8 kg.
Gà ri Ninh Hòa có đặc điểm: Mắt sáng, tinh nhanh. Mỏ dài vừa phải, mỏ như mỏ chim sẻ, có màu đen vàng. Tùy từng điều kiện chăn nuôi mà mỏ gà dài khi nuôi nhốt trong chuồng với thức ăn có sẵn, mỏ gà ngắn và tù do gà được thả tự kiếm thức ăn.
Phần cổ gà thon đều, to, dài, có lông bao phủ. Màu lông ở cổ thường giống màu lông ở thân.
Đùi gà trống thường dài, to, tròn cân đối với cơ thể gà. Chân tròn đều, thon, da chân màu vàng, không có gai thịt, có lông chân.
Đặc điểm ngoại hình và kích thước một số chiều đo cơ thể là giá trị được theo dõi đồng thời của 50 con gà trống và 50 con gà mái lúc trưởng thành.
4.1.2. Màu sắc lông, da của gà ri Ninh Hòa * Phân bố lông * Phân bố lông
Kết quả ở Bảng 4.1 cho thấy sự phân sự bố không có lông chân ở gà trống như các giống gia cầm khác, chiếm 90%, còn 10% có sự phân bố lông ở chân. Đối với con mái 100% phân bố lông bình thường; tần số phân bố lông có sự sai
Hình 4.1. Phân bố lông gà ri Ninh Hòa: Lông chân; Không có lông chân * Màu sắc lông
Kết quả ở Bảng 4.1 cho thấy gà trống chỉ có 2 màu lông chính là tía đen và tía đỏ, trong đó tía đen là chiếm tỷ lệ chủ yếu trong đàn gà với 88%. Còn gà mái thì có 3 màu lông chính đó là tía đen, tía đỏ và nâu sọc, trong đó màu nâu sọc chiếm tỷ lệ nhiều nhất với 68%; có sai khác thống kê (P < 0,01).
Hình 4.2. Màu sắc lông gà ri Ninh Hòa: gà trống (tía đỏ, tía đen); gà mái (tía đỏ, tía đen) *Màu sắc da, chân, tai, mắt, mỏ gà ri Ninh Hòa
Kết quả khảo sát từ 100 con gà gồm 50 gà trống và 50 gà mái cho thấy 100% gà theo dõi có màu da và màu chân là màu vàng, có mỏ màu đen vàng, màu tai và màu mắt là màu đỏ.
Hình 4.3. Màu sắc chân, da, tai, mỏ của gà ri Ninh Hòa
*Kiểu mào
Khảo sát 100 con gà gồm 50 gà trống và 50 gà mái cho kết quả về kiểu mào như sau:
Hình 4.4. Kiểu mào của gà ri Ninh Hòa: gà mái (mào cờ, mào nụ); gà trống (mào nụ, mào cờ)
Bảng 4.1. Tỷ lệ các màu lông, kiểu mào của gà ri Ninh Hòa (Đvt:%) (Đvt:%)
Phân bố lông(**) Gà trống (n=50) Gà mái(n=50) Tỷ lệ (%) Tỷ lệ (%)
1. Không có lông chân 90 100
2. Lông chân 10 -
Màu lông thân(**)
1. Tía đen 88 4 2. Tía đỏ 12 28 3. Nâu sọc - 68 Kiểu mào 1. Mào cờ 22 30 2. Mào nụ 78 70
Bảng 4.1 cho thấy 78% gà trống có mào nụ và 22% gà trống có mào cờ; 30% gà mái có mào cờ và 70% gà mái có mào nụ; tần số kiểu mào có sự sai khác giữa con trống và con mái (P < 0,01).
Kết quả Bảng 4.2 cho thấy khối lượng và một số chiều đo cơ thể. Kết quả này cho thấy độ đồng đều của đàn gà trống là rất cao còn gà mái thì bị pha tạp, lai ở mức độ nhỏ.
Bảng 4.2. Một số chiều đo cơ thể gà lúc 14 tuần tuổi
Chỉ tiêu Đơn vị Gà trống (n=50) Gà mái (n=50) LSMean SE LSMean SE Khối lượng g 1.829,00a 27,19 1.355,60b 27,19 Dài thân cm 47,78a 0,25 42,74b 0,25 Vòng ngực cm 24,58a 0,16 22,19b 0,16 Cao chân cm 11,13a 0,08 8,71b 0,08 Vòng ống cm 4,72a 0,05 3,81b 0,05 Dài cánh cm 23,52a 0,21 21,35b 0,21
Ghi chú: - Các giá trị trong cùng một hàng ngang mang chữ cái khác nhau thì sự sai khác có ý nghĩa về mặt thống kê (P < 0,01).
LSMean: Giá trị trung bình bình phương nhỏ nhất.
Kết quả Bảng 4.2 cho thấy khối lượng và một số chiều đo cơ thể ở 14 tuần tuổi của gà có sự sai khác về mặt thống kê (P < 0,01). Nhìn vào kết quả cho thấy kích thước một số chiều đo cơ thể (dài thân, vòng ngực, cao chân, vòng ống, dài cánh) của gà trống đều cao hơn so với gà mái. Gà trống có khối lượng trung bình là 1.829,00 g với các chiều đo cơ thể lần lượt là: dài thân 47,78 cm; vòng ngực