Ảnh hưởng của phụ phẩm trà xanh đến hiệu quả sử dụng thức ăn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng phụ phẩm trà xanh trong chăn nuôi gà thịt lông màu (Trang 56)

Trong ngành chăn nuôi nói chung và chăn nuôi gia cầm nói riêng, hiệu quả sử dụng thức ăn là một chỉ tiêu kinh tế và kỹ thuật hết sức quan trọng. Hiệu quả sử dụng thức ăn (tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng) nói lên khả năng tăng khối lượng, khả năng lợi dụng thức ăn của gia cầm, cũng như chất lượng thức ăn, sự cân bằng các chất dinh dưỡng của gia cầm. Hiệu quả sử dụng thức ăn cũng là một yếu tố quyết định đến giá thành của sản phẩm, từ đó ảnh hưởng đến kết quả sản xuất. Tiêu tốn thức ăn được tính thông qua lượng thức ăn thu nhận của đàn gà sau quá trình theo dõi, là công việc theo dõi thường nhật và tổng hợp lại sau mỗi tuần. Chỉ tiêu cơ bản này đánh giá được sức khỏe đàn gà và mức ổn định trong đàn. Lượng thức ăn thu nhận của đàn gà diễn biến chiều đi xuống. Các tác động đó có thể do diễn biến thời tiết, gà mắc bệnh hay do chính chất lượng thức ăn không còn phù hợp với lứa tuổi.

Tiêu tốn thức ăn của gà sẽ được đánh giá căn cứ vào thức ăn tiêu tốn (g/con/ngày) và kg TA/kg tăng trọng. Căn cứ vào chỉ tiêu này đánh giá được hiệu quả chăn nuôi, chỉ tiêu này có giá trị càng thấp cho thấy chăn nuôi càng có lãi. Theo thông báo của Chambers và cs. (1984) cho thấy, hệ số tương quan giữa khối lượng cơ thể và tăng trọng với tiêu tốn thức ăn thường rất cao (r = 0,5- 0,9), giữa sinh trưởng và chuyển hóa thức ăn có sự tương quan âm (r= -0,21 -0,8). Cùng nghiên cứu về mối tương quan tốc độ sinh trưởng và hiệu quả chuyển hóa thức ăn của gia cầm, Box và Bohren (1954), Willson (1969) cho biết chúng có hệ số chuyển hóa r = 0,5 với độ tuổi gia cầm từ 1 - 4TT.

Kết quả tính toán về hiệu quả sử dụng thức ăn của gà được trình bày ở bảng 4.9.

Bảng 4.9. Hiệu quả sử dụng thức ăn của gà qua các tuần tuổi tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng)

ĐVT: kg TA/kgTKL Giai đoạn (TT) ĐC (n=72) TN 1 (0,5%) (n=72) TN 2 (1%) (n=72)

X ±SE Cv(%) X ±SE Cv(%) X ±SE Cv(%)

5 1,91±0,14 12,85 1,81±0,06 3,08 1,87±0,08 2,22 6 2,48±0,13 8,66 2,47±0,08 2,43 2,65±0,10 4,41 7 2,62±0,16 9,45 2,93±0,10 2,59 3,06±0,06 1,51 8 2,88±0,07 6,44 3,03±0,08 2,41 3,08±0,09 2,00 9 3,46±0,12 4,17 3,35±0,11 2,57 3,73±0,10 2,41 10 6,78±0,09 6,09 7,16 ±0,23 1,45 5,61±0,21 3,46 11 5,11±0,28 5,40 4,86±0,15 4,33 5,14±0,18 3,23 12 3,89±0,21 3,53 3,86±0,09 3,31 4,28±0,16 3,37 13 5,06±0,28 3,69 4,34±0,16 1,50 4,38±0,09 3,24 14 6,96±0,34 3,55 4,79±0,16 3,43 4,77±0,11 2,67 Cả kỳ 4,12 3,76 3,86 So sánh (%) 100 91,26 93,69

Kết quả ở bảng 4.9 cho thấy, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của gà đều tăng dần qua các tuần tuổi. Càng về cuối giai đoạn nuôi thịt thì tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của gà càng cao. Đây là vấn đề quan trọng để quyết định tuổi giết thịt thích hợp cho gia cầm. Ở lô đối chứng, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg khối lượng trung bình là 4,12 kg (dao động từ 1,91 đến 6,96 kg). Lô bổ sung phụ phẩm trà xanh 0,5% vào khẩu phần thì tiêu tốn thức ăn cho 1kg tăng khối lượng là thấp nhất,trung bình đạt 3,76 kg (dao động từ 1,81 đến 4,79 kg). Ở tất cả các tuần tuổi, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng của gà của thí nghiệm 1 là thấp nhất so với các lô khác, tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng khối lượng của thí nghiệm 2 cũng thấp hơn lô đối chứng nhưng cao hơn thí nghiệm 1 ở mức chênh lệch là 8,73%. Như vậy tiêu tốn thức ăn thấp nhất là thí nghiệm 1. Điều đó cho thấy, gà ở những lô được bổ sung phụ phẩm trà xanh thì có khả năng chuyển hóa thức ăn tốt hơn so với ở lô không được bổ sung phụ phẩm trà xanh , đặc biệt tốt nhất là bổ sung phụ phẩm trà xanh 0,5%.

Theo kết quả nghiên cứu của tác giả Trần Long và cs. (1995) cho biết, gà ri có TTTA ở 6 tuần tuổi là 3,91 kgTA/kg KLCT. Nghiên cứu trước đó của tác giả Bùi Đức Lũng và cs. (2004) cho biết, gà ri ở 12 tuần tuổi tiêu tốn TA/kg KLCT cho cả kỳ là 3,45 kg. Lê Viết Ly và cs. (2001) cho biết gà ri nuôi 10 tuần tuổi có tiêu tốn 4,5 kg TA/kg KLCT.

Điều đó có thể khẳng định rằng gà bổ sung phụ phẩm trà xanh vào khẩu phần ăn của gà làm lượng thức ăn thu nhận và tiêu tốn thức ăn giảm đáng kể. 4.3. ẢNH HƯỞNG CỦA PHỤ PHẨM TRÀ XANH ĐẾN CHẤT LƯỢNG THỊT CỦA GÀ

4.3.1. Ảnh hưởng của phụ phẩm trà xanh đến năng suất của gà thịt

Kết quả về ảnh hưởng của trà xanh đến năng suất và chất lượng thịt được trình bày ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Ảnh hưởng của trà xanh đến năng suất của gà thịt

TT Chỉ tiêu ĐC (n=4) TN 1 (n=4) TN 2 (n=4) SEM P

1 Khối lượng 14 tuần (g) 1533.33 1763.33 1450.00 264.58 0.67 2 Khối lượng thân thịt (g) 1110.00 1266.67 1030.98 208.09 0.47 3 Tỷ lệ thân thịt (%) 72.40 71.80 71.03 2.32 0.65 4 Tim và gan (g) 38.97 45.77 37.13 7.55 0.78 5 Đùi (g) 138.40 147.13 138.80 26.24 0.89 6 Lườn (g) 104.10 108.90 108.33 12.20 0.81

Kết quả mổ khảo sát thân thịt cho thấy:

- Khi gà ở 4 tuần tuần tuổi thì khối lượng ban đầu là tương đương giữa các lô thí nghiệm, sau quá trình thí nghiệm bổ sung phụ phẩm trà xanh thì trọng lượng sống tại 14 tuần tuổi của các lô đối chứng, thí nghiệm 1, thí nghiệm 2 là 1533,33g; 1763,33g; 1450,0g với P>0,05 thì sai khác giữa các lô thí nghiệm và đối chứng không rõ ràng vì vậy khi bổ sung trà xanh thì không ảnh hưởng đến năng xuất gà thì nghiệm.

lượt là 72,4%; 71,8%; 71,1% tỷ lệ thân thịt của cả 3 lô thí nghiệm không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.

- Đối với thịt đùi và thịt lườn qua bảng 4.10 giữa các lô thí nghiệm và lô đối chứng cũng không có sự sai khác thống kê (P>0,05) Kết quả thí nghiệm cho thấy ở gà ri Ninh Hòa có tỷ không có sai khác thống kê ở các lô thí nghiệm, kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu của (Sarker et al.,

2010, Lee, 2005).

4.3.2. Ảnh hưởng của phụ phẩm trà xanh đến chất lượng và cholesterol trong máu, thịt trong máu, thịt

Kết quả nghiên cứu cho thấy lượng Cholesterol trong máu và thịt của gà ở 2 lô thí nghiệm thấp hơn so với lô đối chứng, sự sai khác này có ý nghĩa thống kê (P < 0.05). Ở lô đối chứng có có bổ sung kháng sinh hàm lượng cholesterol cao nhất và hàm lượng thấp nhất ở lô thí nghiệm có bổ sung 1% bổ sung phụ phẩm trà xanh.

Bảng 4.11 Ảnh hưởng của trà xanh đến chất lượng thịt và hàm lượng cholesterol trong thịt, máu của gà.

TT Chỉ tiêu ĐC (n=4) TN 1 (n=4) (n=4)TN 2 SEM P 1 pH ở 15 phút 6,28 6,31 6,25 0,19 0,38 2 pH ở 24 giờ 6,10 5,92 6,07 0,21 0,93 3 L* (sáng) 51,51 51,81 50,89 1,57 0,45 4 a* (đỏ) 15,08 15,67 16,74 0,81 0,48 5 b* (vàng) 12,30 11,82 11,40 1,90 0,89 6 Độ dai (N) 25,78 20,43 20,57 3,94 0,58 7 Cholesterol trong máu

(mmol/L) 2,97ab 2,78bc 2,58c 0,43 0,01

8 Cholesterol trong thịt (mg/

100g) 22,69a 18,38b 16,28c 0,29 <0.01

Kết quả này cũng tương đương với kết quả nghiên cứu của (Sarker et al., 2010, Ikeda et al., 1992) Việc giảm hàm lượng cholesterol trong máu và thịt là do các catechin và xơ có chứa trong trà xanh. Trà xanh chứa lượng tannin cao, trong nghiên cứu phân tích trà xanh có có chứa 22,35% tannin và catechin cũng

là một loại tannin, nghiên cứu này phù hợp với kết quả của Abdel-Azeem (2005) cho biết lượng trà xanh bổ sung vào khẩu phần ở các mức 0.25%, 0.50% và 0.75% trong chăn nuôi gà làm giảm thành phần lipid trong máu bên cạnh đó việc bổ sung này cũng làm giảm lipoprotein (LDL) ở trong máu khi so với các nhóm đối chứng (Yang et al., 2003, Sarker et al., 2010). Các catechin có khả năng ức chế việc hấp thụ lipit ở thành ruột non và điều này dẫn đến sự tích lũy ở gan và mô, việc giảm hàm lượng cholesterol trong các mô có thể được giải thích bởi ảnh hưởng của catechin trong trà xanh nên việc hình thành các micell đây là dạng dẫn truyền trung gian cho việc hấp thu axit mật (Muramatsu et al., 1986) Bên cạnh đó hợp chất axit tanic của trà xanh đóng vai trò quan trọng trong việc dị hóa cholesterol trong gan. Qua kết quả nghiên cứu này việc bổ sung 1% trà xanh và 0,5% trà xanh vào thức ăn không ảnh hưởng đến sinh trưởng và tính năng sản xuất của gà thí nghiệm, nhưng nó có thể giảm hàm lượng cholesterol đồng thời tăng sức đề kháng cho gà.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1. KẾT LUẬN

- Khi bổ sung phụ phẩm trà xanh 0,5% vào khẩu phần ăn cho gà giúp gà tăng sức đề kháng tốt hơn, tỷ lệ nuôi sống cao hơn so với khi bổ sung kháng sinh vào thức ăn.

- Bổ sung phụ phẩm trà xanh 0,5% vào thức ăn cho gà tiêu hóa tốt hơn, chuyển hóa thức ăn tốt hơn, dẫn đến tốc độ sinh trưởng cao hơn so với khi bổ sung kháng sinh vào thức ăn cho gà.

- Bổ sung 1% phụ phẩm trà xanh thì tăng trọng của gà có kém hơn song hàm lượng cholesterol trong máu và thân thịt của gà thấp hơn

5.2. KIẾN NGHỊ

- Đề nghị cho áp dụng vào thực tiễn với mức bổ sung 0,5% phụ phẩm trà xanh trong khâu phần ăn của gà sẽ cho tỷ lệ nuôi sống tương đương, sinh trưởng tương đương nhưng chất lượng thịt tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tiếng Việt:

1 Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (2001). Thức ăn và nuôi dưỡng gia cầm. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

2 Bùi Đức Lũng và Lê Hồng Mận (2003). Chăn nuôi gà công nghiệp và gà lông màu thả vườn. NXB Nghệ An, Nghệ An.

3 Bùi Đức Lũng và Nguyễn Thanh Sơn (2001). Sổ tay chăn nuôi gia cầm. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

4 Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Mạnh Hùng, Hoàng Thanh và Nguyễn Thị Mai (1994): Giáo trình Chăn nuôi gia cầm. Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội.

5 Bùi Hữu Đoàn, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thanh Sơn và Nguyễn Huy Đạt. (2011). Các chỉ tiêu dùng trong nghiên cứu chăn nuôi gia cầm. NXB Nông nghiệp, Hà Nội, Việt Nam.

6 Bùi Thị Tho (2003). Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi thú y. NXB Hà Nội, Hà Nội.

7 Bùi Thị Tho (2003). Thuốc kháng sinh và nguyên tắc sử dụng trong chăn nuôi thú y. NXB lao động Hà Nội.

8 Bùi Thị Tho và Nguyễn Thị Thanh Hà (2009). Giáo trình dược liệu thú y. NXB Nông nghiệp.

9 Bùi Thị Tho và Vũ Huy Tuấn (2006). Kháng sinh – Con dao hai lưỡi. Tạp chí Thuốc thú y Việt Nam. số 1 năm 2006.

10 Đăng Hanh Khôi (1978). Tình hình và khả năng phát triển hóa học kháng sinh đi từ cây cỏ ở nước ta, Kỷ yếu công trình dược. NXB Y học, Hà Nội.

11 Đào Xuân Khanh (2004). Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng thịt của gà lông màu Kabir, Lương Phượng, Tam Hoàng nuôi bán chăn thả ở 4 mùa vụ khác nhau tại Thái Nguyên, Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp, Đại học Thái Nguyên, tr. 88-90.

12 Đậu Ngọc Hào (1996). Sử dụng kháng sinh bổ sung trong thức ăn chăn nuôi. Tạp chí khoa học kỹ thuật thú y tập 12 số 3 năm 1996, NXB Nông nghiệp, Hà Nội. 13 Đỗ Tất Lợi (1999). Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Khoa học và kỹ

14 Đỗ Thị Kim Chi (2011). Đặc điểm sinh học và khả năng săn suất của giống gà H’Mông nuôi tại huyện Quảng Ba – Hà Giang, Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

15 Heinrich P. Koch and Larry D. Lawson (2000). (Trần Tất Thắng dịch).Tỏi – khoa học và tác dụng chữa bệnh, NXB Y học.

16 Hội chăn nuôi Việt Nam (2004). Cẩm nang chăn nuôi gia súc gia cầm tập II. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

17 Hội đồng nghiên cứu quốc gia Hòa Kỳ (2002). Nhu cầu dinh dưỡng cho gia cầm. NXB Lao động, Hà Nội. 18 http://vietcotra.vn/tin-moi/tim-hieu-thanh-phan-hoa-hoc-va-cong-dung-cua-tra- che-c9a60.html 19 http://vietcotra.vn/tin-moi/tim-hieu-ve-nguon-goc-cay-tra-che-c9a58.html 20 http://www.vietgap.com/thong-tin/997_3029/tiem-nang-phat-trien-chan-nuoi- giong-ga-ri-ninh-hoa.html 21 http://www.vnua.edu.vn/khoa/cn/index2.php?option=com_docman&task=doc_vie w&gid=1132&Itemid=146

22 Johanson (1972). Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống động vật (tập 1, 2). Người dịch: Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, Tạ Toàn, Trần Đình Long dịch. NXB KHKT, HàNội.

23 Lê Công Cường (2007). Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà Hồ và gà Lương Phượng. Luận văn thạc sỹ Nông nghiệp, Trường Đại học Nông nghiệp I Hà Nội.

24 Lương Thị Hồng, Phạm Công Thiếu và Hoàng Văn Tiệu (2006). Nghiên cứu khả năng sản xuất của tổ hợp lai giữa gà H’Mông và gà Ai Cập. Báo cáo Khoa học, Viện Chăn nuôi, 2006.

25 Nguyễn Đăng Vang, Trần Công Xuân, Phùng Đức Tiến, Lê Thị Nga và Nguyễn Mạnh Hùng (1999). Khả năng sản xuất của gà ri, Chuyên san chăn nuôi gia cầm, Hội chăn nuôi Việt Nam.

26 Nguyễn Đức Hùng (2006). Giáo trình chăn nuôi gia cầm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

27 Nguyễn Thị Mai, Bùi Hữu Đoàn và Hoàng Thanh (2009). Giáo trình chăn nuôi gia cầm, NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

28 Phạm Khắc Hiếu và Bùi Thị Tho (1995). Đông dược thú y. Trường Đại học Nông nghiệp I – Hà Nội.

29 Phạm Khắc Hiếu và Lê Thị Ngọc Diệp (1997). Dược lý học thú y. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

30 Tiêu chuẩn Việt Nam(1977). Phương pháp xác định sinh trưởng tương đối, TCVN.

31 Tiêu chuẩn Việt Nam(1977). Phương pháp xác định sinh trưởng tuyệt đối, TCVN. 32 Trần Long (1994). Xác định đặc điểm di truyền một số tính trạng sản xuất và lựa

chọn phương pháp chọn giống thích hợp đối với các dòng gà thịt. NXB Giáo dục. 33 Trần Sáng Tạo (2003). Nghiên cứu sinh trưởng phát dục. tính năng sản xuất và

phương thức nuôi của một số giống gà thả vườn tại khu vực Miền Trung. Luận án tiến sỹ khoa học nông nghiệp.

34 Vũ Duy Giảng, Nguyễn Thị Lương Hồng và Tôn Thất Sơn (1999). Dinh dưỡng và thức ăn gia súc. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Tiếng Anh:

35. Arbor Acres (1993) Management manual and Broiler feeding, Arbor Acres farm, pp.20

36. Chambers J,R Bermond and Garova J.S (1984), Synthesis and parameter of new populations of meat type chicken, Theozappl genet.., 69 pp. 23- 30

37. Damoron, B. L., G. N. Prince and R. H. Harms. 1968. Evaluation of various bird- resistant and non-resistant varieties of grain sorghum for use in broiler diets. Poult. Sci. 47:1648-1650

38. Hutt F.B (1946), Genetic of the, fowl, M.C Grow Hill book Co. Inc, New York, 1946

39. Kushner K. F (1974). Các cơ sở di truyền học của sự lựa chọn giống gia cầm, Tạp chí khoa học kỹ thuật nông nghiệp (số 141). Phần thông tin khoa học nước ngoài.

40. SAS 9.3. Copyright© 2002–2010 by SAS Institute Inc., Cary, NC, USA.

41. Yang, C. J., I. Y. Yang, D. H. Oh, I. H. Bae, S. G. Cho, I. G. Kong, D. Uuganbayar, I. S. Nou and K. S. Choi.( 2003),“Effect of green tea by-product on performance and body composition in broiler chicks”, Asian Australas. J. Anim. Sci. 16(6), Tr 867-872.

livestock, Livestock production science. Vol 93, pp3-14

43. Scott M.L Nesheim M.C young R,Y (1976), Nutrition the chicken, New York, pp. 22-23

44. Tecter and Smith (1996) Management guide hot climates Asia intertropical, ISA Brown

45. Jang, S. I., M. H. Jun, H. S. Lillehoj, R. A. Dalloul, I. K. Kong, S. Kim and W. Min. (2007),“Anticoccidial effect of green tea-based diets against Eimeria maxima”,Vet Parasitol.144. pp. 172–175.

46. Johanson (1972). Cơ sở di truyền của năng suất và chọn giống động vật (tập 1, 2). Người dịch: Phan Cự Nhân, Trần Đình Miên, Tạ Toàn

Phụ lục 1. Khẩu phần thức ăn của gà Thành phần thức ăn (%) Ngô vàng 38,11 Thóc tẻ 17,54 Gạo tẻ 14,63 Cám gạo 10,57 Đỗ tương 14,15 Bột cá 5,00

Rau xanh Bổ sung thêm

Khoáng Bổ sung thêm

Cộng 100%

ME (kcal ME/ kg) 2850

CP 18

Ca 3,5

P 1,1

Phụ lục 2. Quy trình tiên vacxin cho gà

TT Lịch tiêm phòng Loại vắc-xin

1 Ngày thứ 3 Cầu trùng

2 Ngày thứ 6 IB-ND lần 1

3 Ngày thứ 10 Gumboro A lần 1 + chủng đậu 4 Ngày thứ 15 Cúm H5N1, tiêm 0,3 ml/con

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu sử dụng phụ phẩm trà xanh trong chăn nuôi gà thịt lông màu (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)