3.3.KẾ HỌACH HOÁ CÔNG TÁC MÔI TRƯỜNG

Một phần của tài liệu Chương1 : Những vấn đề chung về quản lý môi trường pps (Trang 41 - 50)

3. 2 CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG

3.3.KẾ HỌACH HOÁ CÔNG TÁC MÔI TRƯỜNG

Kế hoạch hoá sự phát triển là nhiệm vụ quan trọng của bất kỳ chính quyền nhà nước tập trung nào .Trong nền kinh tế dân chủ tập trung kế hoạch hoá mang tính chất pháp lệnh được đưa ra từ trên xuống tận cơ sở sản xuất kể cả đầu vào cho tới đầu raqui trong nền kinh tế thị trường , kế hoạch hoá của nhà nước chỉ mang tính chất định hướng , gián tiếp thông qua các chỉ tiêu , ngân sách , chính sách và các bộ luật . Quá trình đổi mới của nước ta trong những năm qua đang dẫn đến sự đổi mới trong cơ chế kế hoạch hoá của đất nước ( hình V.2 )

Hình 3.2. Cơ chế kế hoạch hoá sự phát triển kinh tế xã hội :

Hệ thống các tăng

Kế hoạch hoá sự phát triển kinh tế đất nước theo cơ chế trên được hình thành trên cơ sở xem xét và giải quyết các mối liên hệ quốc gia - vùng lãnh thổ và các ngành kinh tế (hình 3.3) .

Hình 3.3. Cơ Chế hình thành công tác kế hoạch hoá đất nước .

Tiềm năng Nguồn lực

Nâng cao mức sống các tầng lớp dân cư Phát triển Bền vững Tăng khả năng các mối tác động

Chiến lược phát triển tổng thể kinh tế xã hội

của quốc gia

Mục tiêu Các vùng lãn Chiến lược phát triển h thổ Chiến lược phát triển

Theo sơ đồ trên , kế hoạch phát triển kinh tế quốc gia cá bốn cấp xây dựng chủ yếu : kế hoạch phát triển tổng thể kinh tế - xã hội của đất nước , kế hoạch phát triển kinh tế ngành , kế hoạch phát triển kinh tế của các vùng lãnh thổ , kế hoạch phát triển của các cơ sở sản xuất , doanh nghiệp. Theo thời gian có thể chia kế hoạch dài hạn ( 10 - 15 năm), kế hoạch trung hạn (5 năm ) kế hoạch hàng năm hàng quí .

Hệ thống các cơ quan xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế Việt Nam được trình bày trong phần 3.4. nguyên tắc xây dựng kế hoạch từ trung ương đến địa phương . Tuy nhiên , các kế hoạch này mang tính chất định hướng gián tiếp và đi kèm với các chính sách thực hiện kế hoạch .

Trong năm năm 1996 - 2000 có 11 chương trình phát triển kinh tế của đất nước đã được lập kế hoạch : phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn , phát triển công nghiệp ; phát triển kết cấu hạ tầng ; phát triển khoa học , công nghệ và Bảo vệ môi trường sinh thái ; phát triển kinh tế dịch vụ ; phát triển kinh tế đối ngoại ; phát triển giáo dục đào tạo ; chương trình giải quyết các vấn đề văn hoá xã hội ; chương trình phát triển các vùng lãnh thổ ; chương trình phát triển kinh tế xã hội miền núi và đồng bào dân tộc ; chương trình xoá đói giảm nghèo . Cả chương trình là sự kết hơûp hài hoà giữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế và mục tiêu phát triển bền vững . Như vậy yếu tố môi trường đã được xem xét trong quá trình kế hoạch sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước . Tuy nhiên ,

Quốc hội

Chính phủ

Bộ kế hoạch và đầu tư

Các quận , huyện Các tỉnh , thành phố trực thuộc trung ương

Các cơ sở sản xuất kinh doanh Các ngành các tổng công ty lớn

các kế hoạch trên vẫn mang nặng yếu tố phát triển , yếu tố môi trường còn ở thứ yếu . Do vậy , trong quá trình thực hiện , tình trạng môi trường của đất nước chưa cải thiện , ô nhiễm môi trường đang khá nghiêm trọng ở các khu vực đô thị và khu công nghiệp , nạn phá rừng đang xảy ra , lũ quét , ngập lụt và hạn hán xảy ra thường xuyên , ô nhiễm thuốc bảo vệ thực vật và hoá chất nông nghiệp đang lan tràn v.v..

Kế hoạch hoá công tác môi trường .

Kế hoạch hoá công tác môi trường là một nội dung quan trọng trong nội dung của công tác kế hoạch hoá sự phát triển kinh tế đất nước nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững , tái tạo tiềm năng , tái tạo nguồn lực cho các giai đoạn phát triển cao hơn .

Nội dung kế hoạch hoá công tác môi trường của nhà nước phải bao quát được 5 vấn đề sau :

- Thực hiện việc giáo dục môi trường , phổ cập kiến thức về môi trường và tuyên truyền hoạt động bảo vệ môi trường .

- Xây dựng cơ chế chính sách luật pháp về môi trường và bảo vệ môi trường .

- Hình thành quy hoạch , chiến lược và các chương trình , các dự án cụ thể về môi trường và bảo vệ môi trường .

- Xây dựng mạng lưới điều tra , quan sát , dự báo , báo động , kiểm tra và kiểm soát về môi trường .

- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường .

Năm nội dung trên phải được thể hiện trong kế hoạch nhà nước và phải được kế hoạch hoá . Mối quan hệ của chúng với quá trình xây dựng kế hoạch kinh tê xã hội của đất nước có thể trình bày theo sơ đồ hình VI .5

Công tác giáo dục tuyên truyền , phổ cập kiến thức về môi trường cần phải đi trước một bước nhằm trang bị cho các tầng lớp dân cư trong xã hội những hiểu biết tối thiểu về môi trường để từ đó họ có thể sống hoà nhập với thiên nhiên , bảo vệ , duy trì và làm sạch thiên nhiên . Bên cạnh đó , cần xây dựng chương trình giản dạy hợp lý về môi trường cho các cấp học , hình thành ngành đào tạo cán bộ nghiên cứu và làm công tác môi trường ở các trường đại học trong cả nước . Từng bước đưa các yếu tố môi trường vào tính toán các chỉ tiêu kinh tế . Chỉ thị số 36 - CT / TW của Bộ chính trị về tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước có ghi

rõ các giải pháp : đưa nội dung giáo dục môi trường vào chương trình giáo dục của tất cả các bậc học trong hệ thống giáo dục quốc dân , tạo điều kiện cho người dân thường xuyên nhận được các thông tin về môi trường , đẩy mạnh các phong trào quần chúng về bảo vệ môi trường , tổ chức hệ thống đào tạo cán bộ , chuyên gia thuộc lĩnh vực môi trường mọi cấp , mọi trình độ và các ngành nghề khác nhau .

Xây dựng hệ thống cơ chế chính sách luật pháp nhằm bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết trong công tác kế hoạch hoá môi trường . Trong tình hình hiện nay của nước ta , một số đểm cơ bản trong nội dung này là : hệ thống các văn bản pháp quy dưới luật môi trường và đồng bộ hoá các bộ luật liên quan tới bảo vệ môi trường ; đưa các chỉ tiêu môi trường và phát triển bền vững vào kế hoạch và thống kê của nhà nước ; nâng xcao vai trò của công tác bảo vệ môi trường trong việc xây dựng và xét duyệt các dự án , chương trình , kế hoạch phát triển kinh tế xã hội , của các cấp ; các ngành , tăng cường vai trò quản lý môi trường trong quản lý nhà nước ; nghiên cứu sử dụng các công cụ kinh tế trong quản lý tài nguyên và môi trường , thông qua các cơ chế giá , phí , thuế

Hình 3.5. Sơ đồ tổ chức xây dựng công tác kế hoạch hoá môi trường ở Việt Nam Các ngành địa phương Kế hoạch hoá lĩnh vực môi trường Hợp tác quốc tế và khu vực Xây dựng hệ thống quan trắc , điều tra , dự báo , kiểm soát Xây dựng hệ thống pháp luật

cơ chế chính sách Giáo dục , tuyên truyền

Phổ cập Kế hoạch hoá

phát triển quốc gia

Hình thành các dự án , chương trình cụ thể

Hình thành các qui hoạch chiến lược và các chương trình , các dự án cụ thể về bảo vệ môi trường dài nhạn , trung hạn , hàng năm, như : chương trình tổ chức hệ thống quản lý môi trường các cấp , hệ thống các khu bảo vệ và vườn quốc gia , hệ thống các trạm quan trắc môi trường quốc gia; các chương trình xử lý ô nhiễm ở các khu vực trọng điểm; các chương trình bảo vệ nguồn nước; các dự án quy oạch môi trường những vùng kinh tế trọng điểm; tổ chức hệ thống quỹ môi trường; v.v.

Điều tra , quan trắc , dự báo , đánh giá hiện trạng và diễn biến môi trường ở các vùng và lĩnh vực quan trọng của đất nước . Cụ thể phải tiến hành thường xuyên công tác lập báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia và các tỉnh; hoàn thành việc nghiên cứu thiết lập hệ thống quan trắc môi trường quốc gia; xây dựng hệ thống dữ liệu quốc gia về môi trường; xây dựng các cơ sở vật chất cho việc ứng phó quốc gia với các sự cố và tai biến môi trường; thiết lập hệ thống tiêu chuẩn môi trường quốc gia phù hợp và bao trùm lên toàn bộ các nội dung Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực môi trường bao gồm việc nghiên cứu và phê chuẩn các công ước quốc tế về môi trường; tham gia vào các chương trình nghiên cứu quốc tế có liên quan chặt chẽ với sự phát triển của dất nước; hợp tác quốc tế và hợp tác với các nước láng giềng trong các chương trình nghiên cứu môi trường quan trọng; tranh thủ sự viện trợ về kinh tế và kinh nghiệm nước ngoài trong việc đào tạo và nâng cao năng lực nghiên cứu; quản lý môi trường đất nước , v. v. Một số ví dụ như chương trình quản lý lưu vực sông Mê Công , chương trình nghiên cứu biến đổi khí hậu toàn cầu và suy thoái tầng ôzôn, các chương trình hợp về đào tạo và nghiên cứu môi trường .

Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội , môi trường đang được đề nghị đưa và công tác kế hoạch hoá thường xuyên.

Bảng 3.1 Các chỉ tiêu kinh tế

Chỉ tiêu Nội dung Số đo năm 1995

1. Tăng trưởng kinh tế Mức tăng thực GDP 9.5 % 2. Thu nhập bình quân Thu nhập bình quân đầu người (

tính theo phương pháp sức mua tương đương )

1500 USD

3. Thương mại quốc tế Cán cân thương mại B

Thâm hụt tài khoản vảng lai D

B = 3000 tr. USD D = 10 % GDP

4. Nợ nước ngoài Dịch vụ trả nợ ( DSR ) gốc và lãi so với XK

DSR = 4 %

5.Lạm phát Chỉ số tăng giá CPI CPI=4.5%

6.Việc làm Tỷ lệ lao động có ciệc làm 93% 7.Phân phối thu nhập Chỉ số GINI phản ánh sự bất

quân bình trong phân phối

GINI=0.37 20% dân số chiếm 6.7%GDP 8. Thu ngân sách Mức huy động thuế so với GDP 20%

9. Đầu tư Tỷ lệ đầu tư so với GDP 27%

10. Hổ trợ quốc tế Qui mô ODA thực huy động ODA= 4% GDP Bảng 3.2. Các chỉ tiêu xã hội

Chỉ tiêu Nội dung Số đo năm 1993

1. Tăng dân số Tăng tự nhiên 2.3%

2. Sức khoẻ Tỷ lệ tử vong trẻ em 3.8%

3. Nước sạch Tỷ lệ dùng nước sạch 44%

4. Dinh dưỡng Tiêu dùng calo/người.năm 2100 cal/ ng.năm

5. An toàn lương thực Sản lượng lương thực qui thóc 359 kg/ng . năm 6. Giáo dục Số năm đi học trung bình 5.4 năm

7. Phát triển phụ nữ Tỷ lệ nữ biết chữ 82.3% 8.Chỉ tiêu cho các nhu cầu

xh

Tỷ lệ chi tiêu cho giáo dục , y tế trong ngân sách

Giáo dục 10% , y tế 4%

9.Sự tham gia của cộng đồng trong sinh hoạt chính trị

10. Liên kết và thống nhất về mặt xã hội

Bảng 3.3 Các chỉ tiêu về môi trường

Chỉ tiêu Nội dung Số đo năm 1993

1. Tỷ lệ tái tạo vốn rừng Diện tích rừng được tái tạo 2% 2. Đất ướt ven biển Tỷ lệ mất các vùng đất ướt

4. Đa dạng sinh học biển Tỷ lệ sản lượng / trữ lượng cá 22.7%

5. Năng lượng Tiêu dùng năng lượng bình quân 100kg qui dầu mỏ

6. Dự trữ mỏ Số năm còn khai thác Than 720 năm

dầu 44 năm 7. Chi tiêu ngân sách Tỷ lệ ngân sách dành cho mô

trường 6.2% 8. Ô nhiễm không khí 9. Ô nhiễm nước 10. Tiêu lũ

CHƯƠNG IV

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ VAÌ QUI HOẠCH MÔI TRƯỜNG

Phân tích và đánh giá môi trường một dự án , một vấn đề kinh tế xã hội , là một quá trình phức tạp và liên tục bao gồm các nội dung chính sau :

- Quan trắc và đo đạc môi trường . - Đánh giá môi trường .

- Kiểm toán môi trường . - Đánh giá chu trình sống .

- Mô hình hoá môi trường . - Qui hoạch môi trường . - Kế toán môi trường .

mỗi một nội dung trên liên quan với một chuyên đề chi tiết của chuyên ngành quản lý môi trường . Các vấn đề trên có mối quan hệ mật thiết với chu trình thực hiện dự án theo một sơ đồ tổng thể ( Hình VII .1)

Hình VII.1. Các vấn đề môi trường trong việc thực thi các dự án và nghiên cứu kinh tế - xã hội .

Xác định vấn đề

Kế toán Đánh giá hiện trạng

Môi trường mục tiêu

Quan trắc Đánh giá và phân tích Kiểm toán quan trắc

Môi trường môi trường mô hình hoá Các xung đột

Phân tích chi phí lợi ích

Thực thi Lựa chọn các vấn đề Chiến lược

Biện pháp

ĐGTĐMT

Thông qua kế hoạch Xây dựng kế hoạch Hoà nhập môi trường

Qui hoạch môi trường

Một phần của tài liệu Chương1 : Những vấn đề chung về quản lý môi trường pps (Trang 41 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)