0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

2.2.4.CƠ SỞ LUẬT PHÁP CỦA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Luật quốc tế về môi trường

Một phần của tài liệu CHƯƠNG1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG PPS (Trang 27 -33 )

Cơ sở kỹ thuậ t công nghệ

2.2.4.CƠ SỞ LUẬT PHÁP CỦA QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG Luật quốc tế về môi trường

Luật quốc tế về môi trường

Quá trình hình thành .

*Vào cuối thế kỉ XIX đã xuất hiện một số điều ước song phương và đa phương về một số khía cạch nào đó của môi trường quốc tế , ví dụ : các điều

ước về nguồn nước liên quan đến sông , hồ biên giới , quyền đánh cá ở các sông , hồ quốc tế như sông Gianh và các sông có giá trị quốc tế khác ở châu Âu .

*Đầu thế kỉ XX có một số điều ước về bảo vệ môi trường một số loài động vật có giá trị thương mại như công ước 1902 về bảo vệ các loài chim hữu ích cho nông nghiệp và Hiệp ước 1911 về giữ gìn và bảo vệ loài hải cẩu có lông . *Vào những năm 30 và 40 của thế kỉ này xuất hiện một số công ước về bảo tồn và giữ gìn hệ thống thực vật như công ước Luân Đôn 1933 về giữ gìn hệ động vậttrong trạng thái tự nhiên của chúng , công ước Washington 1940 về bảo vệ tự nhiên và đời sống sa mạc ở Tây Bán Cầu.

*Vào những năm 50 - 60 xuất hiện các điều ước về trách nhiệm quốc gia đối với thiệt hại do tai nạn hạt nhân gây ra và công ước quốc tế 1954 về ngăn chặn ô nhiễm dầu .

*Cuối những năm 60 , một loạt các điều ước quốc tế về môi trường liên quan đến trách nhiêmû dân sự đối với ô nhiễm dầu và kiểm soát ô nhiễm ở biển Bắc được ký kết . Bên cạnh sự gia tăng về số lượng , phạm vi điều chỉnh của các điều ước quốc tế mở rộng hơn nhiều từ chỗ xử lý vấn đề ô nhiễm qua biên giới , đến chỗ xử lý ô nhiễm trên phạm vi toàn cầu ; từ chỗ chỉ bảo tồn các loài động vật cụ thể nào đó đến việc bảo tồn hệ sinh thái ; từ chổ chỉ kiểm soát việc đổ chát thải ra sông , hồ quốc tế đến chỗ quản lý khu vực ; từ chỗ chỉ xây dựng các hoạt động trong phạm vi tài phán quốc gia đến chỗ xây dựng các qui định điều chỉnh cả các hoạt động của quốc gia ở những vùng ngoài vùng tài phán quốc gia . Theo tính toán , đến cuối năm 1992 , đã có 840 văn bản pháp lý quốc tế về bảo vệ môi trường hoặc liên quan đến môi trường .

* Hội nghịLiên Hiệp Quốc về môi trường và phát triển năm 1992 tại Riô là một bước tiến mới trong việc hình thành luật pháp Quốc tế về môi trường . Với sự có mặt của 187 quốc gia trong đó có 118 nguyên thủ quốc gia , Hội nghị đã đưa vấn đềì ô nhiễm môi trường thành một vấn đề pháp lý trong quan hệ quốc tế .

* Hội nghị Riô 92 +5 họp tại Mỹ năm 1997 là một bước kiểm điểm tình hình thực hiện sau Riô 92 . Tuy chưa thành công như mông muốn , nhưng đã góp phần tích cực vào công tác bảo vệ môi trường toàn cầu . Như vậy , cho dến nay đã có hàng nghìn công ước và hội nghị quốc tế về môi trường .

Chưa có quan điểm thống nhất về khái niệm luật Quốc tế về môi trường . Có thể tạm thời đưa ra một địng nghĩa sau :

“ Luật Quốc tế về môi trường là tổng thể các nguyên tắc , quy phạm quốc tế điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế trong việc ngăn chặn , loại trừ thịt hại do các nguồn khác nhau gây ra cho môi trường thiên nhiên ngoài phạm vi tài phán quốc gia . “

Với định nghĩa trên :

* Luật quốc tế về môi trường chỉ chú ý khía cạnh bảo vệ , bảo tồn môi trường có hiệu quả mà chưa quan tâm đến hợp tác và phát triển bền vững . * Luật quốc tế về môi trường là một nghành của công pháp quốc tế . Đối tượng điều chỉnh của luật quốc tế về môi trường :

*Các mối quan hệ giữa các quốc gia về môi trường :

* Các mối quan hệ giữa các quốc gia và các chủ thể khác về môi trường , giữa các quốc gia với các tổ chức quốc tế .

* Quan hệ về môi trường là quan hệ giữa các cá thể trong việc sử dụng môi trường , bảo vệ môi trường .

Chủ thể của luật quốc tế về môi trường : * Các quốc gia

* Các dân tộc đang đấu tranh giành dộc lập .

* Các tổ chức liên chính phủ , kể cả tổ chức Liên Hiệp Quốc . Phạm vi điều chỉnh gồm môi trường và tài nguyên thiên nhiên

* Môi trường : bao gồm trái đâït và môi trường xung quanh trái đất , các đại dương , vũ trụ và khoảng không vũ trụ gần trái đất , các nguồ thiên nhiên , các động thực vật trên trái đất ...

* Tài nguyên thiên nhiên :

- Tài nguyên thiên nhiên nằm dưới quyền tài phán của quốc gia , do quốc gia có toàn quyền sử dụng và bảo vệ .

- Tài nguyên thiên nhiên nằm dưới quyền tài phán của hai hay nhiều quốc gia như : sông, hồ , các loại động vật di cư , các hệ sinh thái ở biên giới , các mỏ khoáng sản ...

- Tài nguyên thiên nhiên nằm ngoài quyền tài phán của quốc gia như biển ngoài vùng lãnh thổ quốc gia như Châu Nam Cực , vũ trụ .

Nguồn tư liệu của luật quốc tế về môi trường :

* Tập quán quốc tế được hình thành trên cơ sở thực tiễn liên tục , nhất quán của các quốc gia công nhận và chấp nhận ràng buộc họ về mặt pháp lý .

* Các phán quyết của toà án quốc tế , các trọng tài quốc tế , các nghị quyết , quyết định của các tổ chức quốc tế .

Thực trạng luật quốc tế về môi trường hiện nay

:

* Luật quốc tế về môi trường là một lĩnh vực tương đối mới . Nghành luật này chỉ phát triển trong vài thập kỉ qua .

* Luật quốc tế về môi trường hiện đang được nhiều quốc gia , tổ chức quốc tế , toàn cầu , khu vực ... tham gia xây dựng , do vậy quá trình xây dựng luật đang phát triển nhanh những tình trạng tản mạn và trùng lặp của các qui định được biên soạn . Hiện nay chưa có một văn kiện nào bao gồm các qui phạm và nguyên tắc ràng buộc về mặt bảo vệ mọi lĩnh vực môi trường trên phạm vi toàn cầu .

* Các qui định pháp lý về môi trường thường mang tính chất giải pháp tình huống . Tuy nhiên , các qui định trên đang có xu hướng chặt chẽ và cụ thể hơn .

* Các qui định , tiêu chuẩn , hiện hành trên phạm vi toàn cầu thường không cụ thể và chặt chẽ như các qui định , tiêu chuẩn khu vực . Châu âu là nơi có nhiền qui định pháp lý nhất . Tiếp đó là Châu Phi , vùng Caribe và Châu Đại Dương . Châu Á và Châu Mỹ có rất ít các qui định khu vực .

* Các khía cạnh pháp lý quốc tế về môi trường ngày càng hoà nhập vào luật kinh tế và thương mại quốc tế như GATT, WTO và AFTA.

Luật pháp và các qui định pháp lý về bảo vệ môi trường Việt Nam :

Các văn bản

* Các văn bản chung về bảo vệ môi trường :

- Luật bảo vệ môi trường 27/12 /1993 - 10/1/1994 .

- Nghị định 175 /CP 18/10/1994 về hướng dẫn thi hành luật BVMT . - Nghị định 26 CP 26/4/96 về xử phạt vi phạm hành chính về bảo vệ môi trường .

- Thông tư 1420/MTg ngày 26/11/94 về hướng dẫn lập ĐTM đối với các cơ sở đang họat động .

- Thông tư 715/MTg ngày 3/4/95 về việc ban hành phiếu thẩm định báo cáo ĐGTĐMT.

- Quyết định 1806/MTg qui định về qui chế và tổ chức hoạt động của hội đồng thẩm định báo cáo ĐGTĐMT.

- Công văn 714/MTg ngày 3/4/95 về việc ban hành phiếu thẩm định báo cáo ĐGTĐMT.

- Công văn 812/MTg ngày 17/4/96 ban hành mẫu đơn quyết định phê chuẩn báo cáo ĐGTĐMT .

- Quyết định 845-TTg ngày 22/12/95 của thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt “ kế hoạch hành động bảo vệ đa dạng sinh học của Việt Nam “ .

- Chỉ thị 359-TTg của thủ tướng chính phủ về các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển các loài động vật hoang dã .

- Chỉ thị 487- TTg ngày 30/7/96 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước.

- Quyết định 07-TTg ngày / 1/97 của Thủ tướng chính phủ về việc thành lập ban điều hành quốc gia về quĩ môi trường toàn cầu của Việt Nam .

- Chỉ thị 199 TTg ngày 30/4/97 của Thủ tướng chính phủ về những biện pháp cấp bách trong công tác quản ly ïchất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp.

- Chỉ thị 286-TTg ngày 2/5/97 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng .

- Chỉ thị 36-CT-TW ngày 25/6/98 Của Bộ chính trị Ban chấp hành trung ương Đảng CSVN về tăng cường công tác bảo vệ môi trường tronh thời kỳ công nghiệp hoá , hiện đại hoá đất nước.

- Thông tư 2262-TT-MTg ngày 289/12/95 của Bộ KH,CN &MT hướng dẫn về việc khắc phục sự cố tràn dầu .

- Chỉ thị 200 TTg ngày 29/4/94 của Thủ tướng chính phủ về bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn .

- Chỉ thị 400 TTg ngày 8/8/94 của Thủ tướng chính phủ về cấm sản xuất và đốt pháo nổ .

- Chỉ thị 29/98/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về tăng cường công tác quản lý việc bảo vệ thuốc bảo vệ thực vật và các chất hữu cơ gây ô nhiễm khó phân huỷ.

- Thông tư 2891 TT-KCN ngày 19/12/96 của Bộ trưởng Bộ KH-CN và MT hướng dẫn bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long .

- Công Văn 2592-MTg ngày 12/11/96 của Bộ khoa học công nghệ môi trường về việc kiểm soát ô nhiễm biển từ các phương tiện giao thông thuỷ .

- Thông tư 490/98/TT-BHKCN&MT ngày 29/4/98 của Bộ trưởng Bộ KHCN&MT hướng dẫn lập và thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với các dự án đầu tư .

* Các văn bản luật khác liên quan :

- Luật hàng hải

- Luật đất đai - Luật dầu khí

- Luật khoáng sản

- Luật phát triển và bảo vệ rừng

- Luật lao động

- Luật bảo vệ sức khoẻ của nhân dân

- Pháp lệnh về đê điều

- Pháp lệnh về bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản

- Pháp lệnh bc các công trình giao thông - Luật tài nguyên nước

- Các tiêu chuẩn môi trường .

* Các văn bản Luật quốc tế về môi trường Việt Nam đã ký kết :

- Công ước về vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế , đặc biệt như là nơi cư trú của loài chim nước (RAMSAR).

- Công ước liên quan đến bảo vệ các di sản văn hoá và tự nhiên .

Công ước về buôn bán các giống loài động thực vật có nguy cơ diệt chủng (CITES).

- Công ước về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu biển (MARPOL). - Công ước của Liên Hiệp Quốc về sự biến đổi môi trường . - Công ước của Liên Hiệp Quốc về luật biển.

- Công ước Viên về bảo vệ tầng Ôzon .

- Công ước về sự thông báo sớm sự cố hạt nhân .

- Công ước về sự trợ giúp trong trường hợp sự cố hạt nhân hoặc cấp cứu phóng xạ .

- Nghị định thư Montrean về các chất làm suy giảm tầng Ôzon.

- Công ước Balơ về kiểm soát việc vận chuyển qua biên giới chất thải độc hại và loại bỏ chúng .

- Công ước về đa dạng sinh học.

Một phần của tài liệu CHƯƠNG1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG PPS (Trang 27 -33 )

×