Chơn lấp hợp vệ sinh (Sanitary Landfill)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình xử lý rác thải sinh hoạt cho khu dân cư nông thôn tại xã hồi ninh, huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 32 - 35)

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.4. CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ RTSH TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM

2.4.4. Chơn lấp hợp vệ sinh (Sanitary Landfill)

Chơn lấp hợp vệ sinh dường như là biện pháp cuối cùng để lựa chọn khi đưa ra các biện pháp xử lý chất thải rắn. Đây là biện pháp đơn giản, dễ thực hiện, mức độ an tồn cho mơi trường, cho con người cao, được áp dụng khá phổ biến ở hầu hết các quốc gia trên thế giới mà tại đĩ cĩ quỹ đất dồi dào. Chơn lấp hợp vệ sinh là biện pháp xử lý được sử dụng để xử lý từ 70 - 90% lượng chất thải rắn sinh ra tại các quốc gia trên tồn thế giới. Để lựa chọn vị trí, khu vực xây dựng bãi chơn lấp rác hợp vệ sinh phụ thuộc vào khá nhiều yếu tố như: Khoảng cách từ các nguồn phát sinh chất thải rắn tới bãi chơn lấp, hệ thống giao thơng, những tác động tới mơi trường tại khu vực trong quá trình hoạt động, tình hình địa chất thủy văn tại khu vực …

Để cĩ thể thiết kế hay xây dựng một bãi chơn lấp chất thải rắn cần phải quan tâm tới những yếu tố quan trọng, cần lưu ý các yếu tố mà chúng cĩ liên quan tới quá trình hoạt động và vận hành bãi chơn lấp, cũng như việc khơi phục lại cảnh quan của bãi chơn lấp sau khi đĩng cửa bãi như sau:

- Tình hình về địa chất, địa mạo: Đây là một yếu tố rất quan trọng, cĩ thể quyết định tới khả năng xử lý (sức chứa) chất thải rắn của bãi chơn lấp, cũng như khả năng phục hồi cảnh quan sau khi đã sử dụng xong bãi chơn lấp.

- Sức chứa của bãi chơn lấp: Căn cứ vào sức chứa của bãi chơn lấp mà ta cĩ thể xác định được lượng chất thải rắn cĩ thể chơn lấp trong bãi (tuy nhiên

cũng cịn phụ thuộc vào tỷ trọng của chất thải rắn), xác định được khối lượng các lớp bao phủ, độ lún sụt của chất thải trong quá trình sử dụng.

- Độ nén chặt của chất thải rắn: Độ nén chặt của các chất thải rắn trong bãi chơn lấp là do sự sắp xếp vật lý của các thành phần chất thải sau khi đã thải bỏ vào bãi chơn lấp. Cùng với sự phân hủy sinh học, hĩa học làm cho chất thải rắn cĩ thể tích dần dần giảm nhỏ, thì độ nén chặt do ảnh hưởng của sự đè nặng do trọng lượng cũng sẽ làm cho các lớp rác ngày càng cĩ thể tích nhỏ lại. Hiện nay để cĩ thể chơn lấp được nhiều rác trong một thể tích bãi rác nhất định, người ta đã tiến hành nén ép rác tới một tỷ trọng yêu cầu trước khi chơn lấp trong bãi, hoặc sau khi chơn lấp thì sử dụng các xe ủi, xe lu cĩ sức nặng lớn để nén ép làm giảm thể tích chất thải rắn.

- Các vật liệu yêu cầu khác: Khi thực hiện việc chơn lấp chất thải rắn cịn một số các yêu cầu khác về vật liệu để vận hành bãi và khơi phục lại cảnh quan thiên nhiên cho bãi. Các vật liệu này bao gồm đất sét, cát, sỏi và đất trồng. Chúng được sử dụng cho các mục đích khác nhau trong bãi như lớp ngăn cách, lớp chống thấm, lớp bao phủ. Đất sét được sử dụng làm lớp chống thấm cịn đất trồng sử dụng làm lớp bao phủ lên trên cùng nhằm giúp cho đất nhanh chĩng được khơi phục lại.

- Hệ thống thốt nước: Hệ thống thốt nước đảm bảo phải cĩ đủ khả năng thốt hết nước mưa rơi xuống mà khơng làm thấm qua lớp rác chơn bên dưới, dẫn ra khu vực xung quanh. Nếu khơng thu gom hết nước mưa chúng ngấm vào chất thải rắn chơn bên trong, sẽ pha trộn và kéo theo các chất hữu cơ đang phân hủy trong rác làm ơ nhiễm nguồn nước.

Nếu so sánh với các phương pháp khác thì phương pháp chơn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh là đơn giản và bảo đảm nhất về mặt bảo vệ mơi trường. Với phương pháp này thì cĩ thể hạn chế được hiện tượng bốc mùi của chất thải rắn, đồng thời các hiện tượng cháy ngầm, cháy bùng phát cũng khĩ xảy ra, vận hành đơn giản chi phí thấp. Tuy nhiên trong quá trình hoạt động của bãi chơn lấp chất thải rắn cũng cĩ những nhược điểm sau đây:

- Việc xây dựng bãi chơn lấp chất thải rắn địi hỏi phải cĩ diện tích đất khá lớn, đây là một điều kiện khĩ đáp ứng đối với những thành phố thị xã đơng dân nhưng đất chật.

động gây nên hiệu ứng nhà kính và H2S (sulphua hydrogen) gây ơ nhiễm mơi trường. Các khí CH4 sinh ra nếu thu gom khơng tốt rất dễ sinh ra hiện tượng cháy ngầm trong bãi rác. Khí NH3 sinh ra từ bãi rác cũng gĩp phần gây ơ nhiễm mùi cho bầu khí quyển xung quanh bãi rác.

- Lớp đất phủ trên cùng nếu khơng được đầm nén tốt thì rất dễ bị giĩ làm phát tán thành bụi, gây ơ nhiễm bụi cho mơi trường lân cận.

Trong quá trình hoạt động của bãi rác cũng cĩ rất nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phân hủy của chất thải hữu cơ như:

- Độ sâu chơn lấp: Độ sâu chơn lấp mà nơng thì cĩ xảy ra quá trình trao đổi khơng khí với bầu khí quyển nên hoạt đơng của vi khuẩn kỵ khí thấp, khí methane sinh ít. Khi độ sâu chơn lấp đạt > 5 m là điều kiện cho vi khuẩn kỵ khí phát triển mạnh, tốc độ phân hủy hữu cơ cao, các sản phẩm khí sinh ra nhiều. Tuy nhiên nếu độ sâu chơn lấp nơng nhưng lớp phủ trên cùng bao phủ tốt thì các chất thải rắn cĩ xu hướng giữ nhiệt và hiệu quả xử lý kỵ khí cũng tương tự như chơn sâu.

- Thành phần của chất thải: Trong chất thải rắn sinh hoạt cĩ những thành phần cĩ thể bị phân hủy sinh học như giấy, carton, thực phẩm, vải cotton vụn… và những thành phần khơng phân hủy sinh học được như plastic, kính, vải tổng hợp… Tốc độ phân hủy sinh học phụ thuộc vào tỷ lệ giữa những chất hữu cơ và những chất vơ cơ cĩ trong chất thải.

- Độ ẩm của chất thải: Quá trình phân hủy sinh học các chất hữu cơ phụ thuộc rất nhiều vào độ ẩm. Khi chất thải rắn khơ được chơn lấp thì khả năng phân hủy hữu cơ rất kém, khả năng tạo ra các khí cũng thấp. Thơng thường độ ẩm tốt nhất của chất thải rắn cho quá trình phân hủy sinh học là 15 - 40% (trung bình là 30%).

- Nhiệt độ: Trong quá trình phân hủy hiếu khí thơng thường nhiệt độ của chất thải tăng cao, khi nhiệt độ tăng tới khoảng 800C thì sự hoạt động của các vi sinh vật hiếu khí đạt mức mạnh nhất, chúng phá vỡ liên kết của các chất hữu cơ cĩ trong chất thải phân hủy thành các khí. Trong quá trình phân hủy kỵ khí thì khoảng nhiệt độ mà các vi sinh vật kỵ khí chịu được thấp hơn, khoảng 30 - 500C. Nếu nhiệt độ tăng cao nữa sẽ làm cho các vi khuẩn hoạt động kém hoặc chết. Ví dụ các vi khuẩn kỵ khí lồi mesophilic hoạt động tốt ở khoảng 30 - 350C, lồi vi khuẩn thermophilic hoạt động ở khoảng 45 - 650C.

- Độ axit (pH): Độ axit của các chất thải trong bãi chơn lấp phụ thuộc vào khả năng phân hủy của các vi sinh vật, hay nĩ phụ thuộc vào khả năng phân hủy sinh học của các chất thải. Ban đầu khi mới chơn lấp pH trong bãi rác là ở trung tính, nhưng nhờ cĩ sự phân hủy sinh học các chất hữu cơ, các acid hữu cơ sinh ra làm pH giảm xuống tới 4. Những acid hữu cơ này được cung cấp cho sự hoạt động của vi khuẩn methane hĩa, tạo ra khí methane (CH4). Các acid hữu cơ bị tiêu thụ, pH tăng lên cân bằng lại. Tuy nhiên các vi khuẩn methane hĩa chỉ hoạt động tốt nhất ở khoảng pH = 6,8 - 7,5, nếu pH lớn hơn khoảng này thì khả năng hoạt động của loại vi khuẩn này kém đi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xây dựng mô hình xử lý rác thải sinh hoạt cho khu dân cư nông thôn tại xã hồi ninh, huyện kim sơn, tỉnh ninh bình (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)