Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng bằng phương pháp lý hóa (Trang 51 - 56)

Là hai địa phương có canh tác lúa đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc bộ, diện trồng lúa tại hai xã ở mức trung bình, xã Liên Hà có diện tích canh tác lúa

vào khoảng 0.15 ha/hộ trong khi đó tại xã Bồng Lai vào khoảng 0.17 ha/ hộ. Lúa được trồng 2 vụ trong năm, ngoài ra còn có một phần diện tích trồng lúa được sử dụng luân canh để trồng một số loại rau củ ngắn ngày sau vụ mùa.

Hai xã Liên Hà và Bồng Lai là hai địa phương có cơ cấu cây trồng tương đối giống nhau mang đặc trưng của vùng đồng bằng Bắc bộ, chủ yếu là canh tác lúa 2 vụ/năm và xen canh trồng màu. Ngoài ra, còn có các cánh đồng trồng rau chuyên canh và một số loại cây nông nghiệp khác. Việc cơ giới hóa trong nông nghiệp cũng tác động làm thay đổi dần cơ cấu cây trồng. Hiện nay, các cánh đồng trồng rau chuyên canh tại hai địa phương đang được mở rộng.

Hình 4.1. Cơ cấu cây trồng nông nghiệp tại xã Liên Hà (trái) và Bồng Lai (phải)

Nguồn: UBND huyện Đông Anh và UBND huyện Quế Võ (2017) Tại hai địa phương, thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng phổ biến đối đối với các loại cây trồng nông nghiệp trên đồng ruộng. Chủ yếu việc sử dụng thuốc BVTV là do người nông dân tự mua và phun khi cây đã có dấu hiệu của sâu bệnh, liều lượng và cách sử dụng cũng chỉ dựa trên kinh nghiệm chứ không dựa theo hướng dẫn của bao bì và nhà sản xuất. Thuốc bảo vệ dùng cho cây lúa chiếm chủ yếu bao gồm các loại như: thuốc trị bệnh, thuốc trị ốc, thuốc trừ sâu, thuốc trừ cỏ, thuốc trừ nấm, thuốc trừ rệp…v.v. Đối với hai loại cây trồng phổ biến sau cây lúa là rau và lạc, thuốc bảo vệ thực vật sử dụng chủ yếu là thuốc trừ sâu và trừ ốc.

Hình 4.2. Tỷ lệ số lượng các loại thuốc BVTV phân loại theo mục đích sử dụng tại hai xã Liên Hà và Bồng Lai

4.2.1.1. Liên Hà

Xã Liên Hà với trên 97% diện tích canh tác là cây trồng lúa, do vậy các loại thuốc BVTV sử dụng phổ biến là trừ sâu bệnh và cỏ dại. Các loại thuốc được sử dụng cũng rất đa dạng và nhiều chủng loại, thuộc nhiều nhóm hóa chất với độc tính và mục đích sử dụng khác nhau. Nghiên cứu đã thực hiện lấy phiếu điều tra từ các hộ sử dụng hóa chất BVTV và các hộ kinh doanh trên địa bàn xã nhằm thu thập về các loại thuốc được sử dụng, liều lượng, thời gian phun thuốc và các biện pháp xử lý, thu hồi bao bì hóa chất BVTV sau sử dụng.

Bảng 4.1. Một số loại thuốc BVTV được sử dụng tại xã Liên Hà

STT Đặc trị Tên thương phẩm Đối tượng cây trồng

1 Trừ ốc hại lúa

Samole

Lúa Baycide

BlackCarp

2 Trừ nấm bệnh Ricesilk Lúa, ngô

Hexavil 6SC 3 Trừ sâu Techtimex 50wg Lúa, rau, lạc Footsure 86WG Nurelle D 25/2.5EC Comda Gold 5WG 4 Trừ bệnh Chidodole Nhật - 800wp Lúa, lạc, đỗ Avinduc 50SC

5 Trừ rệp Tasodant Lúa, lạc, ngô, khoai

6 Trừ cỏ Vithafit 300EC Lúa, rau

Tại xã Liên Hà, các hộ kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật có quy mô nhỏ, phục vụ nhu cầu của người dân trong xã. Toàn xã chỉ có 5 hộ kinh doanh thuốc BVTV. Lượng thuốc BVTV sử dụng cho mục đích trừ sâu bệnh hại và trừ cỏ có khối lượng lớn nhất và chủ yếu nằm trong các nhóm carbamate, chloro hữu cơ và phospho hữu cơ. Các đối tượng sâu hại và cỏ dại xuất hiện trong tất cả các cây trồng nông nghiệp ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất cây trồng.

Bảng 4.2. Tính độc của một số loại thuốc BVTV được sử dụng tại xã Liên Hà

STT Tên thương phẩm Độ độc Số lượng

1 Hexavil 6SC Độc nhẹ (loại IV) 1

2 Samole Ít độc (loại III) 7 3 BlackCarp 4 Ricesilk 5 Chidodole Nhật - 800wp 6 Baycide 7 Vithafit 300EC 8 Lyphoxim 16SL 9 Footsure 86WG Hỗn hợp trung bình và độc nhẹ (loại II và IV) 2 10 Avinduc 50SC 11 Techtimex 50wg

Trung bình (loại II) 2

12 Tasodant

13 Nurelle D 25/2.5EC

2 14 Comda Gold 5WG

Theo kết quả từ việc xây dựng ô tiêu chuẩn và lấy mẫu theo các ô tiêu chuẩn, lượng bao bì hóa chất BVTV trung bình vào khoảng 18g/ô tiêu chuẩn. Với diện tích canh tác đạt 524 ha của cả xã, có thể ước lượng phát thải bao bì tại Liên Hà ở mức 224 kg bao bì/năm. Do chưa có biện pháp quản lý thu gom tại đồng ruộng, nên hầu hết bao bì sau sử dụng đều được thải bỏ vào môi trường trên các bờ ruộng, trong ruộng hoặc tại các mương tưới, một lượng rất nhỏ được thu nhặt và đốt ngay trên đồng ruộng.

Tuy đang là xã thí nghiệm và có đề án xây dựng nông thôn mới, nhưng tại Liên Hà chưa có các bể thu gom bao bì hóa chất BVTV trên đồng ruộng. Hằng năm, một lượng lớn rác thải bao bì có chưa tồn dư hóa chất BVTV được thải ra môi trường mà không được xử lý. Lượng hóa chất tồn dư này có thể đi vào lòng đất và xâm nhập vào mạch nước ngầm. Rất nhiều hộ dân cách đó không xa lại

dùng chính nguồn nước ngầm này trong sinh hoạt. Một số cánh đồng rau nằm cạnh những ruộng lúa cũng dùng nước ngầm để tưới tiêu. Do vậy, việc ảnh hưởng và phát tán hóa chất BVTV có nguy cơ ảnh hưởng rất lớn sức khỏe con người.

Hình 4.3. Khối lượng nhóm thuốc BVTV được sử dụng tại Liên Hà/năm(kg) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.1.2. Xã Bồng Lai

Cũng giống như Liên Hà, Bồng Lai là xã thuần nông với diện tích canh tác lúa nước chiếm đa số trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp với 94% diện tích canh tác là cây trồng lúa, do vậy các loại thuốc BVTV sử dụng phổ biến cũng là trừ sâu bệnh và cỏ dại và một số loại nấm bệnh và ốc hại lúa.

Bảng 4.3. Một số loại thuốc BVTV được sử dụng tại xã Bồng Lai

STT Đặc trị Tên thương phẩm Đối tượng cây trồng

1 Trừ ốc hại lúa

Samole

Lúa Baycide

BlackCarp

2 Trừ nấm bệnh Hexavil 6SC Lúa, ngô

3 Trừ sâu Techtimex 50wg Lúa, rau, lạc Wamtox 100EC Nurelle D 25/2.5EC Chief 260EC 4 Trừ bệnh Chidodole Nhật - 800wp Lúa, lạc, đỗ Sincocin 0.56SL 5 Trừ rệp Tasodant

Lúa, lạc, ngô, khoai

6 Trừ cỏ Lyphoxim 16SL

Nasip 50WP Lúa, rau

0 100 200 300 400 500 600 700 800 Nhóm clo hữu cơ Lân hữu cơ Nhóm pyrethoids Nhóm carbamate Nhóm triazole Nhóm kháng sinh 736 276 138 782 184 184

Tại xã Bồng Lai, các hộ kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật chủ yếu có quy mô nhỏ, phục vụ nhu cầu của người dân trong xã. Toàn xã chỉ có 4 hộ kinh doanh thuốc BVTV. Các hộ dân mua thuốc tại đây và chỉ sử dụng theo liều lượng và kinh nghiệm chứ không theo quy định hướng dẫn của nhà sản xuất. Đối tượng cây trồng chủ yếu vẫn là lúa và một số loại cây ngắn ngày trên đồng ruộng.

Nhìn chung, về số lượng và chủng loại thuốc BVTV sử dụng tại hai xã Liên Hà và Bồng Lai là khá tương đồng do phần lớn diện tích đất nông nghiệp là thâm canh lúa nước và rau màu cũng như cây ngắn ngày. Các thuốc BVTV sau khi được người dân sử dụng cũng đều bị bỏ lại trên đồng ruông do chưa có các biện pháp thu gom, xử lý.

Thông qua quá trình thu thập thông tin và lấy mẫu trên đồng ruộng, xác định được lượng phát thải trên 1 ô tiêu chuẩn tại xã Bồng Lai trung bình ở mức 18g/ô tiêu chuẩn, tương đương với lượng khoảng 195 kg bao bì hóa chất BVTV trên địa bàn toàn xã. Mức phát thải này so với xã Liên Hà cũng khá tương đồng.

Hình 4.4. Khối lượng nhóm thuốc BVTV được sử dụng tại Bồng Lai/năm(kg)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nghiên cứu xử lý bao bì thuốc bảo vệ thực vật trên đồng ruộng bằng phương pháp lý hóa (Trang 51 - 56)