Bao bì thuốc bảo vệ thực vật được ngâm với lượng 100g mẫu với 2 lít nước và thực hiện khuấy nhằm hòa tan và thu hồi lượng hóa chất còn tồn dư lại trong vỏ các bao bì. Các hóa chất này là các chất hữu cơ bền, do dạng thành phẩm đều là các chất dạng bột hoặc huyền phù nên đều dễ tan trong nước.
Thực hiện quá trình ngâm và khuấy đến khi giá trị COD nhỏ nhất và không đổi trong các lần rửa tiếp theo.Mỗi lần ngâm rửa được tiến hành trong khoảng thời gian là 2 giờ. Mẫu bao bì sau khi rửa lại được thực hiện rửa tiếp đến khi COD đạt giá trị không đổi. Thí nghiệm được thực hiện lặp 3 lần.
Bảng 4.6. Giá trị COD (mg/l) của mẫu tại các khoảng thời gian ngâm
STT Số lần rửa Thời gian ngâm (giờ) Tổng lượng COD(mg/l)
1 1 2 500
2 2 4 520
3 4 8 540
4 6 12 540
Nhận xét: Có thể nhận thấy rằng, tại thời điểm ngâm rửa ở mức 8 giờ và 12 giờ đều cho cùng một giá trị COD là 540 mg/l. Như vậy hiệu quả khi ngâm thêm từ 8 giờ đến 12 giờ không thay đổi. Ngoài ra từ khoảng thời gian 2 giờ, giá trị COD cũng ở mức cao và chênh lệch không nhiều so với mức 4 giờ và 8 giờ là 500 mg/l. Điều này cho thấy lượng hóa chất tồn dư trong bao bì thuốc bảo vệ thực vật đã hòa tan tốt trong nước nhờ quá trình ngâm và khuấy.
Bảng 4.7. Giá trị một vài thông số của mẫu nước ngâm bao bì thuốc BVTV
STT Thông số Đơn vị Giá trị
1 pH 7.7
2 COD mg/l 540
3 Cl- mg/l 7.1
4 NO3- mg/l 3.33
5 PO43- mg/l 0.1
Nhận xét: Mẫu nước sau khi ngâm bao bì thuốc bảo vệ thực vật có pH ở mức trung tính hơi kiềm, giá trị COD ở mức cao. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của các thông số như Cl-, NO3-, PO43-, điều này có thể giải thích là do sự phân hủy của các hợp chất hữu cơ có trong thuốc bảo vệ thực vật bắt đầu xảy ra. Một số hợp chất hữu cơ nằm trong thuốc BVTV thuộc nhóm thuốc trừ sâu hoặc trừ có Carbamat có thời gian tồn lưu và bán phân hủy ngắn, vì vậy có thể dễ xảy ra quá trình phân hủy khi gặp nước và môi trường nhiệt độ thông thường. Clo nằm trong các thuốc bảo vệ thực vật thuộc nhóm Chloro hữu cơ, trong khi đó nitơ có mặt hầu hết trong các hợp chất của thuốc BVTV. Sự xuất hiện của PO43- cho thấy có
sự sử dụng thuốc thuộc nhóm lân hữu cơ mà đặc trưng nhất là hợp chất Glyphosate(C3H8NO5P). Tuy các loại thuốc nhóm lân hữu cơ có khả năng dễ hòa tan trong nước song chúng có thời gian bán phân hủy khá chậm và có độc tính cao đối với sinh vật, con người và môi trường.