Mẫu nước thải được sau khi ngâm bao bì thuốc bảo vệ thực vật được lấy ra thử nghiệm xử lý bằng biện pháp UV-Fenton nhằm xác định thời gian xử lý hiệu quả của hệ thống xử lý. Hệ phản ứng có giá trị pH=7.7, nhiệt độ phản ứng được giữ tại nhiệt độ phòng.
Bảng 4.8. COD trong thí nghiệm xử lý chỉ có đèn UV và UV-Fenton tại các khoảng thời gian khác nhau
STT Thời gian (giờ) COD (mg/l)
Chỉ có đèn UV UV-Fenton 1 0 540 540 2 2 540 360 3 4 520 240 4 6 520 240 5 8 520 240 6 24 500 240
Trong thí nghiệm này, hệ thống xử lý UV-Fenton được cung cấp thêm hỗn hợp FeSO4 0.01M và H2O2 0.1M ngay từ ban đầu cho phản ứng, so với trường hợp chỉ dùng đèn UV.
Nhận xét: Việc xử lý nước có chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật cho thấy hiệu quả rõ rệt ở hệ thống sử dụng hỗn hợp Fenton (FeSO4/H2O2) có sử dụng tia UV làm xúc tác cho phản ứng. Thí nghiệm chỉ sử dụng tia UV cho thấy COD có giảm chậm nhưng không nhiều. Có thể thấy đối với thí nghiệm chỉ có đèn UV, COD xử lý giảm từ 540 mg/l còn 500 mg/l trong 24 giờ, lượng COD xử lý ngay sau 4 giờ bằng 50% lượng COD xử lý trong suốt 24 giờ. Tại thí nghiệm có sử dụng UV-Fenton, giá trị COD giảm nhanh sau 2 giờ còn 360 mg/l, sau 4 giờ xử lý, COD gần như không giảm cho thấy việc xử lý đã đạt tối ưu. Trên thực tế, việc xử lý mẫu nước chứa tồn dư thuốc bảo vệ thực vật ở cả hai thí nghiệm đều giữ pH của hệ ban đầu là 7.7 và không thay đổi giá trị này trong suốt phản ứng. Việc
giữ pH ở mức trung tính làm cho phản ứng diễn ra chậm và hiệu quả xử lý không đạt được mức tối đa.
Hình 4.7. Hiệu quả xử lý COD trong 2 thí nghiệm sử dụng UV và UV-Fenton