Số lượng hóa chất chủ yếu và được sử dụng tại hai xã phổ biến bao gồm 18 loại. Hầu hết các loại thuốc BVTV được sử dụng nằm trong 4 nhóm chính là: Chloro hữu cơ (Organnochlorine), phospho hữu cơ (Organnophosphorus),
carbamat và nhóm họ Cúc (Pyrethroid), ngoài ra còn có nhóm kháng sinh và
triazole. Lúa và các cây trồng nông nghiệp chịu tác động và ảnh hưởng lớn nhất từ sâu bệnh. Hơn một nửa các nguyên nhân từ việc suy giảm năng suất và thất thoát sản lượng có liên quan đến sâu bệnh. Việc sử dụng không đúng liều lượng và phương pháp đang làm số lượng và các loại sâu bệnh kháng thuốc trở lên ngày càng nhiều về số lượng và chủng loại. Ta có thể thấy lượng thuốc trừ sâu được 2 địa phương sử dụng chiếm tới hơn 1/3 số lượng các loại thuốc đã được sử dụng, riêng thuốc trừ sâu và trừ ốc đã chiếm 50% về số lượng và 70% khối lượng các loại thuốc được sử dụng. Nhóm thuốc trừ sâu có độc tính cao, tác động rất lớn đến môi trường và sinh vật. Ngoài ra, nhóm thuốc BVTV sử dụng với mục đích trừ ốc và nấm có lượng ít hơn do tính ảnh hưởng nhỏ hơn và dễ khắc phục hơn như sâu bệnh và cỏ dại.
Theo điều tra tại xã Liên Hà và Bồng Lai, chỉ tính riêng lượng thuốc trừ sâu sử dụng cho mỗi lần phun của mỗi hộ dân đã vào khoảng 4-6 gói (gói 12- 18g) hoặc 1-2 lọ 50ml. Mỗi một vụ người nông dân phun 2-3 lần. Như vậy mỗi năm, mỗi một hộ dân sử dụng hết 400-500g thuốc trừ sâu, tương ứng với 3.7-4.0 kg/ha chưa kể đến các loại thuốc trừ cỏ và nấm bệnh. Năm 2017, lượng thuốc bảo vệ thực vật tiêu thụ trên cả nước đạt khoảng 130.000 tấn, trung bình lượng thuốc bảo vệ thực vật sử dụng ở mức 3.66 kg/ha. Như vậy, có thể thấy lượng thuốc trừ sâu sử dụng của người dân tại xã Liên Hà và Bồng Lai là tương đối cao so với lượng sử dụng trung bình của cả nước.
Hình 4.5. Khối lượng bao bì thuốc BVTV phát sinh trên địa bàn hai xã/năm
Hình 4.6. Các bao bì, chai lọ thuốc bảo vệ thực vật vứt bỏ trên đồng ruộng.
Thực tế cả hai địa phương đều chưa có bể thu gom bao bì, chai lọ tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật trên đồng ruộng. Người dân sau khi sử dụng thuốc bảo
vệ thực vật thường vứt lại tại các bờ ruộng, kênh mương tưới tiêu. Trong số các bao bì thuốc bảo vệ thực vật còn sót lại, lượng thuốc trong các bao bì chiếm khối lượng từ 2-3% khối lượng thuốc nhưng lại là nguồn tác động lớn đến môi trường do mức độ gây hại và tính độc của chúng.
Lượng bao bì chai lọ tồn dư thuốc BVTV không được thu gom xử lý có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người. Các loại thuốcđược sử dụng rất đa dạng về thành phần và chủng loại. Tuy vậy, còn có một số loại thuốc nằm trong nhóm cấm sử dụng vẫn được bán và sử dụng. Điều tra cho thấy có 18 loại thuốc được sử dụng phổ biến trong phòng trừ dịch hại, sâu bệnh đối với cây trồng mà người dân tại hai địa phương sử dụng. Trong đó, độc tính ở từng loại thuốc là khác nhau tùy theo mục đích sử dụng. Đối với rệp và ốc hại lúa, các loại thuốc sử dụng có độc tính không cao, trong khi đó các loại thuốc trừ sâu, cỏ dại và nấm hại cây trồng lại có độc tính ở mức trung bình hoặc cao.
Bảng 4.4. Phân loại thuốc bảo vệ thực vật theo nhóm hợp chất
Stt Nhóm hợp chất Thành phần Tên thương phẩm 1 Nhóm chloro hữu cơ (phân nhóm acetamid và diphenyl mạch thẳng)
Pretilachlor(C17H26ClNO2) Vithafit 300EC Pyrazosulfuron
Ethyl(C14H18N6O7S) , Quinclorac (C10H5Cl2NO2)
Nasip 50WP
2 Phospho hữu cơ Glyphosate(C3H8NO5P) Lyphoxim 16SL
3 Nhóm pyrethoids Cypermethrin(C22H19Cl2NO3) Wamtox 100EC Nurelle D25/2.5EC Permethrin(C21H20Cl2O3) Tasodant 4 Nhóm carbamate Niclosamide(C13H8Cl2N2O4) (nhóm thuốc trừ ốc) Samole Baycide BlackCarp Cytokinin (Zeatin) (C10H13N5O) Sincocin 0.56SL
Carbendazim(C9H9N3O2) Chidodole 800wp Hexaconazole(C14H17Cl2N3O) Hexavil 6SC 5 Nhóm triazole Tricyclazole(C9H7N3S) Ricesilk Chidodole 800wp Avinduc 50SC 6 Nhóm kháng sinh Abamectin(C48H70O14) Emametic benzoate(C49H75NO13) Footsure 86WG Techtimex 50wg Comda Gold 5WG
Thống kê cho thấy các thuốc bảo vệ thực vật sử dụng tại xã Liên Hà và Bồng Lai nắm trong 6 nhóm chính bao gồm các nhóm: chloro hữu cơ, phospho hữu cơ, nhóm pyrethoids, nhóm carbamate, nhóm triazole và nhóm kháng sinh. Mỗi nhóm có sự khác nhau về đặc tính và mức độ tác động đến môi trường, sinh vật và con người.
- Nhóm chloro hữu cơ là dẫn xuất clo của một số hợp chất hữu cơ như
diphenyletan, cyclodien, benzen, hexan. Nhóm này gồm các hợp chất hữu cơ rất bền vững với môi trường và thời gian bán phân hủy dài, phân giải rất chậm sau khi được phun vào môi trường. Tan ít trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ. Chúng tích lũy lâu dài trong thực vật và mô mỡ của động vật. Đa số các loại thuốc hữu cơ clo đã bị hạn chế hoặc cấm sử dụng do mức độ nguy hại tới môi trường và sinh vật.
- Nhóm Carbamat là các dẫn xuất hữu cơ của acid cacbamic, gồm những
hoá chất ít bền vững hơn trong môi trường tự nhiên, song cũng có độc tính cao đối với người và động vật. Khi sử dụng, chúng tác động trực tiếp vào men Cholinestraza của hệ thần kinh và có cơ chế gây độc giống như nhóm lân hữu cơ. Đại diện cho nhóm này như: carbofuran, carbaryl, carbosulfan,isoprocarb, methomyl…Chúng hòa tan tốt trong nước, dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao. Thời gian bán phân hủy ngắn.
- Nhóm phospho hữu cơ là một nhóm thuốc lớn gồm các ester của
phosphoric acid (H3PO4), dễ tan trong nước, kém bền với nhiệt độ cao, có độc tính cao với người và động vật máu nóng, thời gian bán phân hủy tương đối chậm. Nhóm thuốc này có tính độc thần kinh, ức chế men cholinesterase.
- Nhóm pyrethoidsđược tổng hợp theo cấu trúc của pyrethrin, có phổ tác động rộng lên côn trùng nhưng dễ gây tính kháng thuốc, độc tính với người và môi trường thấp. Thí dụ cypermethrin, cyhalothrin, fenpropathrin, deltamethrin, fenvalerate. Tan ít trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ, kém bền với nhiệt độ cao.
- Nhóm kháng sinhtạo bởi vi sinh vật có tính trừ sâu, trừ nhện, kháng sinh, chống nấm. Nhóm thuốc này thường là hỗn hợp của dầu nhẹ với chất tạo nhũ, dùng để diệt trừ côn trùng, nhện, có một số loại dùng trừ cỏ. Thí dụ Actipan, Fyzol.
- Nhóm triazole gồm các thuốc có gốc triazole đặc tính nội hấp, phổ rộng,
imibenconazole, propiconazole, triadimefon, tricyclazole. Nhóm này bao gồm các thuốc BVTV đặc trị ốc hại, có độ độc mạnh, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ, thời gian bán phân hủy lớn và tồn lưu trong môi trường.
Mức độ độc hại và thời gian tồn lưu của các thuốc BVTV là hai yếu tố chính để đánh giá sự nguy hại của các thuốc BVTV tới môi trường.
Bảng 4.5. Thời gian tồn lưu trong môi trường của một số nhóm thuốc BVTV
Dạng hóa chất bảo vệ thực vật Thời gian tồn tại trong môi trường
Thuốc có aroen Vô tận
Thuốc trừ sâu chloro hữu cơ 2 - 35 năm
Thuốc trừ cỏ: Triazin, atrarin, Simazin 1 - 2 năm Thuốc trừ cỏ: Axitbenzoic, Amiben, 5 - 12 tháng Thuốc trừ cỏ có ure: Monuron, Diuron 5 - 10 tháng
Thuốc trừ cỏ Phenoxy 6 - 10 tháng
Thuốc trừ sâu phospho hữu cơ 5 - 7 tháng
Thuốc trừ sâu carbamat 4 -5 tháng
Thuốc trừ cỏ Carbamat 6 - 8 tuần
Nguồn: Tổng cục môi trường (2015)