Về số lượng khách du lịch.

Một phần của tài liệu Thiết kế mô hình du lịch sinh thái cho khu du lịch hồ Tuyền Lâm thành phố Đà Lạt theo hướng phát triển bền vững (Trang 40 - 42)

2.2.6.2.1. Khách du lịch quốc tế và trong nước.

_ Sau ngày giải phóng, việc ổn định an ninh, chính trị, cải tạo xã hội và tập trung giải quyết lương thực, thực phẩm cho nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm của chính quyền. Trong thời kỳ này, chủ trương ưu tiên mở rộng diện tích, phát rừng làm rẫy, phát triển lương thực đã làm cảnh quan ngày một xấu đi, các hồ bị bồi lắng, đường sá, điện nước,... ngày càng xuống cấp trầm trọng, nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hoá, biệt thự bị tàn phá, lấn chiếm, đầu tư cho lĩnh vực du lịch không đáng kể.

_ Trong bối cảnh đó, ngành du lịch Lâm Đồng khó tránh được những khó khăn, hầu như không có hướng phát triển. Khách du lịch trong và ngoài nước vắng vẻ. Khách quốc tế đến Lâm Đồng chủ yếu là khách đến theo các hiệp định hợp tác trao đổi giữa Việt Nam với các nước, đặc biệt là các nước Đông Âu. Kinh tế của cả nước khó khăn, khách trong nước đến Lâm Đồng cũng hạn chế, chủ yếu công đoàn các cơ quan, xí nghiệp, đoàn thể sử dụng quỹ phúc lợi để tổ chức cho cán bộ, công nhân viên đi nghỉ mát tập thể.

Bảng4: SỐ LƯỢNG KHÁCH DU LỊCH ĐẾN LÂM ĐỒNG THỜI KỲ 1976 - 1985

Đơn vị tính: lượt khách

Năm Tổng số Trong đó

Khách nội địa Khách quốc tế

1976 7.730 7.619 111 1977 13.810 13.639 171 1978 11.425 11.074 351 1979 17.780 17.350 430 1980 18.518 17.903 615 1981 20.121 19.082 1.039 1982 43.126 40.963 2.163 1983 50.971 48.156 2.815 1984 72.413 69.618 2.795 1985 104.785 101.531 3.254

Nguồn : Sở TM- DL Lâm Đồng và Công ty du lịch Lâm Đồng

_ Những năm 1985-1990 du khách đến tham quan Đà Lạt - Lâm Đồng ngày càng tăng. Hàng năm chỉ có từ 100 ngàn đến 150 ngàn lượt khách đến Lâm Đồng với tốc độ tăng 5-10%/năm, nhưng vào những năm 1994-1997, tốc độ gia tăng bình quân khoảng 32,8%/năm, trong đó khách quốc tế tăng 69,6%, khách nội địa tăng19%. Khách quốc tế đến Đà Lạt – Lâm Đồng gồm nhiều quốc tịch, năm 2001, trong tổng số 85.000 khách quốc tế, người Pháp chiếm 23,1%, Đài Loan 13,8%, Mỹ 11,5%, Anh 6,8%, Hà Lan 6,5%, khách của các nước ASEAN không đáng kể.

_ Cuối năm 1991, dự án VIE/89/003 về “Kế hoạch chỉ đạo phát triển du lịch Việt Nam 1991 - 2005” do Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) tài trợ đã xác định Đà Lạt thuộc một trong bốn vùng du lịch của cả nước:

Bảng 5: SỐ LƯỢNG DU KHÁCH ĐẾN LÂM ĐỒNG (1996- 2005) Đơn vị tính: lượt khách

1996 433.612 391.000 42.6121997 460.874 411.000 49.874 1997 460.874 411.000 49.874 1998 520.500 465.000 55.500 1999 656.493 598.000 58.493 2000 550.000 478.000 72.000 2001 705.120 620.120 85.000 2002 834.430 733.529 100.901 2003 880.000 762.950 117.050 2004 903.000 777.624 125.376 2005 1.100.000 1.084.541 154.549

Nguồn : Sở TM- DL Lâm Đồng và Công ty du lịch Lâm Đồng

2.2.6.2.2. Lao động trong ngành du lịch.

_ Qua điều tra khảo sát một số các nhà hàng tư nhân lớn và doanh nghiệp tư nhân, hộ tư nhân về vận chuyển một cách tương đối trong địa bàn tỉnh, thì lực lượng lao động trong ngành như sau:

_ Về số lượng: Đến cuối tháng 11/2004 toàn ngành có khoảng 1886 người trong đó nữ 912 người ( tỉ lệ 48.85%).

_ Nguồn lao động ngành du lịch chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số lao động đang tìm việc ở tỉnh, chỉ bằng 0.75%. Lao động ít nhưng ngành đã đóng góp được 31% GDP của tỉnh.

_ Số lao động tập trung cao nhất là Công ty Du lịch Lâm Đồng, nay là Công ty chủ lực của tỉnh. Công ty có 900 lao động chiếm 47,30% lao động toàn ngành. Lao động nữ của công ty chiếm trên 50%.

_ Về chất lượng: Chỉ thống kê các doanh nghiệp lớn trong ngành chủ yếu doanh nghiệp nhà nước, đoàn thể. Theo số liệu tập hợp được, số người có trình độ đại học là 70 người chiếm 4.20% lao động trong ngành, trình độ trung cấp 82 người, chiếm 4.5% số lao động trong ngành. Trong số có trình độ đại học thì Công ty Du lịch chiếm 78%.

Một phần của tài liệu Thiết kế mô hình du lịch sinh thái cho khu du lịch hồ Tuyền Lâm thành phố Đà Lạt theo hướng phát triển bền vững (Trang 40 - 42)