Các di tích lịch sử văn hóa.

Một phần của tài liệu Thiết kế mô hình du lịch sinh thái cho khu du lịch hồ Tuyền Lâm thành phố Đà Lạt theo hướng phát triển bền vững (Trang 30 - 33)

_ Các di tích văn hóa lịch sử như Dinh I, Dinh II, Dinh III, Khách sạn Palace, chùa Linh Sơn, Linh Phong, Thiền viện Trúc Lâm, nhà thờ Chánh tòa, thác Cam Ly, Nghĩa trang Liệt sĩ, khu mộ cổ của dân tộc Mạ, khu di tích Cát Tiên, các lễ hội văn hoá dân gian như lễ hội đâm trâu, lễ hội cồng chiêng,... là điểm hẹn của du khách trong nước và quốc tế.

2.2.2.3.Các lễ hội.

_ Lễ hội là một loại hình sinh hoạt văn hóa tổng hợp, đa dạng và phong phú của một cộng đồng dân cư. Một kiểu sinh hoạt tập thể của nhân dân sau thời gian lao động mệt nhọc, hoặc là một dịp để con người hướng về một sự kiện lịch sử trọng đại, ngưỡng mộ tổ tiên, ôn lại truyền thống, hoặc giải quyết nổi khao khát, ước mơ mà cuộc sống thực tại chưa giải quyết được. Ở đây lễ hội là sản phẩm văn hóa thu hút khách hành hương và du lịch. Ngoài nhu cầu tín ngưỡng, khách du lịch còn có nhu cầu tham quan và tham dự các trò vui của lễ hội.

_ Nhìn tổng thể, các lễ hội tại Lâm Đồng có thể phân loại một cách tương đối như sau:

2.2.2.3.1. Lễ hội mang tính truyền thống. 1. Lễ hội hoa.

_ Lâm Đồng có lễ hội truyền thống là lễ hội hoa. Hằng năm tại trung tâm thành phố Đà Lạt đều có festival hoa.

Hình 2: Festival hoa Đà Lạt

_ Lễ hội này thu hút được rất đông khách du lịch trong và ngoài nước đến tham dự.

2. Lễ hội đâm trâu.

_ Hàng năm, cứ sau một mùa rẫy (hết một năm) bà con dân tộc ở các buôn

làng lại tổ chức lễ hội lớn nhất trong năm, để tế thần Ndu và các vị thần khác nhằm tạ ơn các thần đã cho buôn làng, bộ tộc qua hết một năm an lành, làm ăn được mùa. Đó chính là lễ “Sa rơpu” (lễ ăn trâu) mà mọi người thường gọi là lễ đâm trâu. Trong lễ hội này điều quan trọng nhất không thể thiếu được là cây Nêu. Cây Nêu thể hiện khác vọng tìm kiếm cuộc sống ấm no, hạnh phúc . _ Lễ hội thường được tổ chức ngoài trời. Nơi hành lễ là một trảng cỏ bằng phẳng, người ta cột trâu vào cây Nêu, phía sau cây Nêu là một hàng ché rượu cần của các dòng họ dân lên cúng thần linh. Sau khi cúng Yàng xong, dàn cồng chiêng nổi lên, dân làng nhảy múa xung quanh con trâu. Trong tiếng cồng chiêng, những thanh niên vạm vỡ nhất trong buôn, với cây lao sắc nhọn trong tay sẽ thay nhau đâm vào con trâu cho đến khi con vật chết.

_ Máu trâu được bôi vào trán mọi người để cầu phúc. Thịt trâu được xẻ ra nướng trên lửa than hồng và ăn tại chổ, số còn lại được chia đều cho các gia đình trong buôn.

3. Lễ cúng thần suối.

_ Người Mạ tin các thần Trời (Yàng) là thần tối cao, thần sông, thần núi, thần Hỏa… trong đó nghi lễ cúng thần Suối của người Mạ mang nhiều sắc thái tín ngưỡng dân gian.

4. Lễ cúng thần Bơmung.

_ Đây là nghi lễ lớn nhất của người Chu Ru thường được tổ chức vào tháng 2 âm lịch, nghi lễ này gắn với các nghi lễ nông nghiệp như cúng thần Đập Nước, thần Mương nước, thần Lúa, ăn mừng lúa mới …

Hình 3: Lễ cúng thần Bơmung

5. Lễ Mạ K’ho lễ cúng cơm mới.

_ Lễ cúng cơm mới là một trong những lễ hội truyền thống của người Mạ,

K’ho tại B’lao thị xã Bảo Lộc. Ngày lễ này gần như trùng với tết Nguyên Đán của người Việt. Họ làm lễ cầu mưa thuận gió hoà, ngăn thú rừng không cho chúng phá nương, phá rẫy. Cúng lúa mới cơm mới cũng là để con cháu biết quí hạt thóc, hạt gạo. Lễ cúng gồm có: Gạo thơm mới, ché rựơu cần, gà trống giò, heo đực thiến và các loại thú rừng săn được. Lễ hội diễn ra bằng việc khấn Yàng của thầy cúng, tiếp đến là tục vẩy rượu để chúc mừng mọi người. Cuối cùng là uống rượu ca hát, lễ hội kéo dài suốt đêm cho đến sáng hôm sau.

6. Lễ hội tôn giáo

_ Có các lễ lớn như: Phật Đảng, Vu Lan (rằm tháng 7) và lễ giáng sinh hằng năm.

 Tóm lại, việc khai thác lễ hội như một tiềm năng văn hóa cho hoạt động du lịch. Do vậy cần phải tiến hành nghiên cứu kỹ luỡng để có chương trình du lịch lễ hội, cũng như đầu tư xác định nội dung giới thiệu về lịch sử, đặc điểm, mục đích, ý nghĩa của các lễ hội cụ thể. Đó không chỉ là những nổ lực nhằm khai thác yếu tố du lịch trong lễ hội để thu hút khách, mà còn là trách nhiệm giữ gìn, biểu dương, truyền bá bản sắc văn hóa dân tộc, những nét thẩm mỹ một cách nghiêm túc cho du khách.

Một phần của tài liệu Thiết kế mô hình du lịch sinh thái cho khu du lịch hồ Tuyền Lâm thành phố Đà Lạt theo hướng phát triển bền vững (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w