Mận là một trong những loại cây được ưa chuộng rộng rãi, có giá trị kinh tế khá cao. Ở Việt Nam, mận được phân bố chủ yếu trên vùng núi cao, đặc biệt là
vùng núi phía Bắc. Vùng núi phía Bắc khu 4 cũ cũng trồng được mận song chỉ là
các giống mận chua. Ở miền Nam, Đà Lạt cũng trồng được mận nhưng năng suất, chấtlượng không tốt. Có nhiều giống mận được trồng ở Việt Nam nhưng nhiều nhất là giống mận Tam Hoa (Nguyễn Thanh Phương, 2016).
Các địa phương đã phát triển thành vùng mận Tam Hoa chuyên canh như
Bắc Hà và Sapa (Lào Cai), Mộc Châu (Sơn La), Lạng Sơn, Bắc Kạn, Cao Bằng.
Giống mận Tam Hoa có nguồn gốc từ Trung Quốc, năm 1972 được Trại
rau quả Bắc Hà (Lào Cai) di thực về trồng. Cây mận đã mang lại nguồn thu nhập cao cho người dân, từ 50 gốc ban đầu đã mở rộng ra khắp vùng ở Bắc Hà, Si Ma Cai, Mường Khương, Bát Xát, Sa Pa... của tỉnh Lào Cai rồi lan rộng sang các tỉnh Lai Châu, Yên Bái, Sơn La, Hà Giang... diện tích ước chừng cả chục nghìn ha. Do giá bán cao, nên cây mận Tam Hoa không chỉ leo lên các sườn núi mà còn xuống các chân ruộng1 vụ, biến2 huyện vùng cao Bắc Hà, Si Ma Cai thành
“Cao nguyên trắng” khi mùa hoa tới và trở thành vùng trồng mận Tam Hoa lớn nhất khu vực miền núi phía Bắc. Thời hoàng kim,2 huyện này cung cấp ra thị trường chừng 20.000 - 22.000 tấn mận Tam Hoa, hàng ngàn hộ gia đình không chỉ thoát nghèo mà trở nên giàu có. Thị trấn Bắc Hà đổi thay một phần nhờ cây mận. Hiện các tỉnh miền núi phía Bắc đều trồng được mận Tam Hoa nên Bắc Hà không còn chiếm vị trí độc tôn. Songđây vẫn là nơi cung cấp một lượng lớn mận Tam Hoa cho cả nước (Thái Sinh, 2014).
Cao Bằng là một tỉnh miền núi có nhiều ưu thế về khí hậu, địa lý và đất đai phát triển cây mận, song toàn tỉnh chỉ có khoảng 280 ha trồng mận, chủ yếu là mận Tam Hoa, diện tích khoảng 240 ha cho thu hoạch với sản lượng gần 750 tấn. Với giá bán 20 nghìn đồng/kg, một cây mận có thể cho thu hoạch 100 - 150
kg, giá trị 2 - 3 triệu đồng; một số hộ thu nhập hằng trăm triệu đồng/năm từ cây mận. Tuy nhiên, gần đây các vườn mận đã xuống cấp, giống thoái hoá, chất
lượng suy giảm, do ít ứng dụng các biện pháp kỹ thuật, nhất là cây mận Máu
(mận đỏ) loại quả đặc sản được người tiêu dùng ưa thích, chất lượng ngon,giá trị dinh dưỡng cao. Năm 2014, đề tài "Nghiên cứu, phục tráng và phát triển giống mận đặc sản Cao Bằng" từ năm 2015 - 2017, được tuyển chọn do Viện Nghiên cứu rau quả chủ trì thực hiện với mục tiêu: Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật nhằm bảo tồn và phát triển giống mận đặc sản tỉnh Cao Bằng, xây dựng vùng sản xuất mận hàng hoá, năng suất, chất lượng, vệ sinh an toàn, góp phần xoá đói, giảm nghèo, tăng thu nhập và làm giàu cho người dân khu vực. Các nội dung thực hiện đề tài gồm: Tuyển chọn cây đầu dòng của giống mận đặc sản tại các huyện: Bảo Lạc, Nguyên Bình, Thạch An, Trà Lĩnh; xây dựng mô hình nhân giống mận đặc sản bằng phương pháp ghép 3.000 cây, xây dựng mô hình trồng mới 4 ha, xây
dựng mô hình ghép cải tạo vườn mận, xây dựng mô hình thâm canh 2 ha tại 4
huyện và tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật trồng, chăm sóc, thâm canh cho
400 lượt nông dân (Hoàng Thị Bình, 2015).
Viện Nghiên cứu rau quả triển khai dự án “Cải thiện thu nhập cho các hộ
nông dân nhỏ tại vùng cao Tây Bắc Việt Nam thông qua tăng cường tính cạnh
tranh và tiếp cận thị trường khu vực của các sản phẩm trái cây ôn đới và bán ôn
đới” trong 4 năm (2014 - 2018) dưới sự tài trợ của Trung tâm nghiên cứu nông
nghiệp quốc tế Australia với kinh phí gần 1,4 triệu USD đang hy vọng mở ra
hướng đi mới cho vùng Tây Bắc. Dự án sẽ được triển khai tại 3 tỉnh Lai Châu,
Lào Cai và Sơn La với mục tiêu nâng cao thu nhập và cải thiện sinh kế cho các hộgia đình thông qua cải thiện mối liên kết và tính cạnh tranh tại thị trường quả bán ôn đới và ôn đới châu Á và thông qua lập kế hoạch, phát triển ngành sản xuất
theo hướng thị trường. Dự án sẽ tập trung đi vào nghiên cứu các sản phẩm mận,
đào, hồng và lê, hỗ trợ nông hộ nhỏ nâng cao thu nhập thông qua mở rộng sản xuất cây ăn quả ôn đới, cải thiện hiện trạng hệ thống sản xuất giúp tăng cường
tính cạnh tranh và lợi nhuận, cải thiện các chuỗi cung ứng hiện hành và xây dựng
các chuỗi giá trị mới. Dự án hướng tới cải thiện thu nhập cho nông dân, đặc biệt
là phụ nữ và nông dân thuộc các vùng dân tộc thiểu số thông qua sự tham gia tích
cực và kết hợp của khối tư nhân. Dự án này hướng tới gắn kết sản xuất và thị
trường, thu hút các nguồn đầu tư nhằm tăng tính cạnh tranh và lợi nhuận cho
ngành sản xuất quả ôn đới ở vùng cao Tây Bắc, thông qua sự phối hợp chặt chẽ
với các nhà hoạch định chính sách, các cán bộ địa phương, nhà nghiên cứu cấp
quốc gia, đội ngũ khuyến nông và khối tư nhân. Dự án sẽ tìm kiếm giải pháp để
(Nguyễn Thanh Phương, 2016).
Sơn La có đất đai màu mỡ, tầng canh tác dày, thuận lợi đểthâm canh, tăng năng suất cây trồng. Sơn La có nhiều tiểu vùng khí hậu khác nhau là lợi thếđểđa
dạng hóa các sản phẩm nông nghiệp và đầu tư phát triển những sản phẩm mang
tính đặc trưng của địa phương. Đặc biệt, hai Cao nguyên rộng lớn Mộc Châu và Nà Sản, với đất đai phì nhiêu là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các loại
cây công nghiệp, cây ăn quả và các loại rau quả có nguồn gốc ôn đới. Những
năm gần đây cây mận ởSơn La đã tạo dựng được thương hiệu riêng từ chính chất
lượng. Toàn tỉnh có khoảng gần 4.000 ha mận, chiếm khoảng 20% diện tích
trồng các loại cây ăn quả toàn tỉnh. Trong đó, diện tích phân bố chủ yếu ở Mộc
Châu, Yên Châu, thành phốSơn La, Vân Hồ…Sản lượng quảtươi hàng năm đạt
trên 30.000 tấn (Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện Mộc Châu, 2017).