4.3.5.1. Thuận lợi
Là một huyện miền núi, địa hình chia cắt mạnh tạo ra các tiểu vùng có khí
hậu đặc trưng riêng. Cây mận được phân bố trồng tại các khu vực có độ cao, khí
hậu mát mẻ. Chính sự chia cắt địa hình đã tạo nên sự chênh lệch nhiệt độ ngày
đêm để tạo nên sự phù hợp với yêu cầu cây mận. Các nhà khoa học đã chứng
minh về ảnh hưởng tốt của biên độ nhiệt độ đối với chất lượng nông sản. Theo
đó, đối với cây mận đây là điều kiện rất thuận lợi để nâng cao chất lượng quả.
lớn là điểm mạnh trong canh tác mận tại Mộc Châu. Với khí hậu mát mẻ, có độ cao, đất ít bị khoáng hóa vô hiệu, các chất dinh dưỡng không bị mất bởi các quá
trình nhiệt hóa. Với quỹ đất lớn cho phép người dân có thể mở rộng diện tích
trồng mận.
Trong nhiều năm qua người dân trong huyện đã không ngừng tích luỹ
những kinh nghiệm sản xuất quý báu, sản xuất mận ngày càng mang tính chuyên
nghiệp, sản xuất theo hướng hàng hoá. Khảnăng thâm canh của người dân cũng tăng dần, tạo ra những bước phát triển mới trong sản xuất nông nghiệp. Ngày
04/5/2015, Thủtướng chính phủđã ban hành Quyết định số575/QĐ-TTg về việc
phê duyệt quy hoạch tổng thể khu và vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
đến năm 2020, định hướng đến năm 2030, trong đó huyện Mộc Châu nên đây là cơ hội thuận lợi cho Mộc Châu phát triển nông nghiệp trong thời gian tới gắn với phát triển du lịch.
Về thị trường tiêu thụ, Cao nguyên Mộc Châu là một điểm du lịch nông
nghiệp khá nổi tiếng ở miền Bắc nước ta. Ngày 12/11/2014, Thủtướng chính phủ
đã ban hành Quyết định số 2050/QĐ-TTg về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể
phát triển Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030 đã tạo điều kiện cho huyện Mộc Châu được rất nhiều người biết
đến từđó thuẩn lợi trong phát triển nông nghiệp, du lịch nói chung và phát triển sản xuất mận nói riêng.
4.3.5.2. Khó khăn
Bên cạnh những thuận lợi thì bản thân mỗi người nông dân còn gặp rất
nhiều khó khăn trong quá trình sản xuất mận. Người dân vùng Mộc Châu đa số là
người dân tộc thiểu số với trình độ dân trí còn hạn chế, họ trồng mận theo
phương thức truyền thống và không có sự áp dụng các kiến thức khoa học. Điều
này giải thích hiện trạng cây mận chỉ được trồng mà thiếu có sự chăm sóc theo
quy trình kỹ thuật, người dân chỉ biết đến việc làm cỏ, cắt tỉa các cành già, cành
sâu... mà chưa đầu tư áp dụng các kỹ thuật tiên tiến. Mặc dù là vùng sản xuất mận từ lâu đời, nhưng quy mô sản xuất vẫn chưa thực sự lớn vẫn còn mang tính
tự phát và rãi rác.
Thị trường vừa là thuận lợi đồng thời cũng vừa là khó khăn trong phát triển
sản xuất mận. Thị trường rộng lớn ở Trung Quốc và các thành phố lớn thì ở xa,
Bảng 4.26. Khó khăn trong sản xuất mận của các hộ gia đình
ĐVT: %
Chỉ tiêu QNN QNV QML Chung
1. Đất đai hạn hẹp 5,56 5,00 0,00 4,44
2. Đất xấu, nghèo dinh dưỡng 33,33 40,00 28,57 35,56
3. Đất bị rửa trôi 5,56 5,00 3,00 4,52
4. Vốn đầu tư 9,5 5,00 2,00 5,5
5. Giống mận 0,00 0,00 0,00 0,00
6. Thiếu kỹ thuật canh tác 33,60 35,00 32,7 33,7
7. Phân bón 5,56 5,00 4,00 4,85 8. Sâu bệnh 20,20 21,50 22,10 21,20 9. Nước tưới 44,44 45,00 35,45 28,15 10. Giao thông 5,56 6,50 5,20 5,75 11. Giá bán mận thấp 27,78 20,00 15,00 20,90 12. Không bán được mận 5,44 4,20 3,57 4,40
Nguồn:Tổnghợpsốliệuđiều tra (2017)
Bên cạnh những thuận lợi kể trên, thì tại địa phương nhận thấy còn tồn tại
một số khó khăn, yếu điểm cần khắc phục: Thiếu kỹ thuật canh tác (33,7%), nguồn nước khan hiếm (28%), đất xấu, nghèo dinh dưỡng (36%), giá mận thấp
(20%). Trong đó có các yếu tố khách quan và chủ quan. Các yếu tố khách quan:
theo phỏng vấn người dân thì việc sản xuất mận còn gặp rất nhiều khó khăn cần
được khắc phục ngay: đất đai, địa hình khó khăn, cản trở phát trển sản xuất, thiếu nguồn nước thiếu, giao thông đi lại ở nhiều nơi còn trở ngại, khó lưu thông nếu
điều kiện thời tiết xấu, thị trường chưa ổn định... Các yếu tố chủ quan thuộc về
vốn, kỹ thuật.
4.3.5.3. Cơ hội
Từnăm 2014, huyện Mộc Châu bắt đầu tổ chức “Ngày hội hái quả” lần đầu
tiên với khoảng 1.000 du khách tham dự. Từđó đến nay, cứđến hẹn lại lên, hàng
năm huyện Mộc Châu đều tổ chức ngày hội hái quảđể giới thiệu và quảng bá sản
phẩm mận Mộc Châu. Ngày hội hái quả năm 2017 đã thu hút sự tham gia của
đông đảo người dân trên địa bàn huyện cũng như du khách cảnước với sốlượng
trên 10.000 người, gấp 10 lần so với năm 2014 tổ chức lần đầu. Nỗi lo bao năm
qua giờ sẽđược thay bằng một niềm hy vọng “nâng tầm và nâng sức” cho vùng
Hộp 4.1. Ý kiến của cán bộ huyện vềcơ hội phát triển mận
Việc tổ chức ngày hội hái quả hàng năm nhằm giới thiệu và quảng bá sản phẩm “Mận Mộc Châu”, điều này không chỉ giúp cho sản phẩm mận trên địa bàn huyện Mộc Châu tiến tới gần hơn với các thị trường tiêu thụ mà còn tạo điều kiện cho phát triển du lịch Mộc Châu. Với phương châm du lịch tương hỗ với phát triển nông nghiệp, chúng tôi tin rằng từ nay, vùng sản xuất mận Mộc Châu sẽ ngày càng được mở rộng, thị trường tiêu thụ sẽ ngày càng vươn xa hơn, tạo được đầu ra ổn định, nâng cao giá trị kinh tế cho các sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất và kinh doanh.
Nguồn:Phỏngvấn sâu bà Lê Kim Oanh – Chuyên viên Phòng Nông nghiệp và PTNT
huyệnMộc Châu (2017)
Bên cạnh đó, theo Quy hoạch phát triển mạng đường bộ cao tốc Việt Nam
đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ
sung tuyến đường Hoà Bình - Sơn La tại Công văn số 1313/TTg-CN ngày
01/9/2017, trong đó tuyến đường cao tốc Hoà Bình - Mộc Châu được thực hiện
trong giai đoạn trước năm 2020 với chiều dài 85,4 km, điều đó sẽ góp phần quan
trọng tích cực tạo điều kiện đưa Mộc Châu đến gần hơn với thịtrường Hà Nội từ
4 giờ xuống còn 2 giờ và mọi miền của tổ quốc.
Những triển vọng mới cho việc sản xuất nông nghiệp xanh, sạch trong trồng
phát triển sản xuất rau, củ, quả được mở ra, đồng thời giúp cho Mộc Châu có
điều kiện bền vững để phát triển mạnh trong sản xuất và kinh doanh mận, góp
phần nâng cao thu nhập bình quân đầu người, ổn định kinh tế xã hội của địa
phương, nhất là vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Cây mận luôn nhận được sự quan tâm của chính quyền và các nhà khoa học khi có những dự
án, nghiên cứu nhằm nâng cao năng suất, chất lượng.
Thị trường mận được mở rộng bởi Việt Nam đã ra nhập các tổ chức thương
mại thế giới và khu vực, sản phẩm không bị tồn đọng khi tiến hành phát triển sản
xuất mận ở quy mô lớn hơn.
4.3.5.4. Thách thức
Một thách thức đối với ngành hàng mận Mộc Chây là sự biến đổi của khí
hậu: Đây là vấn đề của toàn cầu. Tuy nhiên, cây trồng là đối tượng rất nhạy cảm với sự biến đổi của khí hậu nên đây càng là một nguy cơ lớn đối với nghề trồng mận. Đặc biệt là ở miền núi phải chịu nhiều yếu tố cực đoan của thời tiết, khí hậu
như mưa giông, giá rét và hạn hán kéo dài, thậm chí là mưa tuyết ... đã gây ra và ảnh hưởng rất lớn đến sự sinh trưởng và phát triển cây mận dẫn đến kém năng
suất, hiệu quả và thậm chí có những nơi cây bị chết. Trong những tháng đầu năm
2018, vào chiều và đêm ngày 17/3/2018 và 14/4/2018 trên địa bàn huyện đã xảy
ra gió lốc kèm theo mưa đá, đây là đợt thiên tai lịch sử với cường độmưa đá lớn
nhất từ trước đến nay, tổng diện tích cây mận, mơ, bơ bị mưa đá làm dụng quả
trên 900 ha, giá trị thiệt hại trên 60 tỷđồng. Bên cạnh đó sâu bệnh là một thách
thức. Mức độ gây hại, thời gian gây hại thay đổi tùy thuộc giống, kỹ thuật canh
tác và điều kiện sinh thái mỗi vùng.
Hiện nay, với nhiều sự biến động lớn của nền kinh tế và sự thất thường của thời tiết, vị trí đầu bảng của cây mận Mộc Châu cũng dần bị mờ nhạt và rơi vào
những chuỗi ngày khó khăn. Đặc biệt, nhiều sản phẩm mận được chuyển từ
Trung Quốc đến được bày bán khắp nơi tại Việt Nam với lời giới thiệu “Mận
Mộc Châu" đã tạo ra những thách thức không nhỏ. “Thật- Giả” lẫn lộn, uy tín
Mận Mộc Châu đang nguy cơ bịảnh hưởng nghiêm trọng. Mặt khác, sự thiếu đa
dạng về giống, chủng loại mận ở Mộc Châu sẽ là những khó khăn thách thức
trong việc tạo ra nhiều sản phẩm để phục vụ thị hiếu người tiêu dùng.
Thị trường miền Bắc (Hà Nội) là một trong những thị trường lớn của mận
Mộc Châu. Khảo sát của tác giả tại chợ đầu mối Long Biên năm 2017 cho thấy,
ngoài các loại mận cao cấp nhập khẩu từ Úc, Mỹ, hàng năm có tới 11 loại mận
của Trung Quốc được nhập khẩu vào thị trường với các ưu thế: Đa dạng chủng
loại (gồm 11 giống mận như mận cơm, mận tím nhỏ, mận tím to, mận bao vàng,
mận đỏ, mận vàng, mận đường, mận vàng đỏ, mận xanh, mận tam hoa, mận đen),
giá cả từbình dân (7000đ/kg) tới cao cấp (trên 30.000đ/kg) và đặc biệt kéo dài từ
tháng 4 cho tới tháng 11, trong khi mận Tam hoa của Mộc Châu thì sản lượng
nhỏhơn nhiều và chỉ kéo dài tới tháng 7. Do vậy cần ưu tiên đa dạng chủng loại,
kéo dài thời vụ và nâng cao chất lượng sản phẩm là một trong những yêu cầu để
phát triển ngành sản xuất mận tại Mộc Châu. Hiện giá mận đầu mùa nhập tại
vườn hiện dao động từ 40.000 – 60.000 đồng/ 1kg tùy nơi và tùy số lượng, khi
xuống tới Hà Nội thêm chi phí vận chuyển nên cũng chênh nhiều. “Giá cao là do
những ngày đầu mùa nguồn hàng nhập tại các nhà vườn đều hạn chế nên việc
gom hàng rất khó khăn. Nhà trồng nhiều thì được gần tạ mận đầu mùa, nhà ít
cũng chỉ vài chục kg. Khoảng và giữa và cuối tháng 5 khi mận chín rộ hơn,
Mận cơm Mận Tam Hoa Mận đỏ
Mận Vàng Mận tím quả to Mận vàng đỏ
Mận bao vàng Mận tím quả nhỏ Mận đen
Mận xanh Mận đường
Ảnh 11. Các loại mận của Trung Quốc trong thịtrường Việt Nam
Bảng 4.27. Phân tích SWOT cho phát triển sản xuất mận tại Mộc Châu MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI Điểm mạnh (S)
1. Địa hình cao, khí hậu ôn đới thuận lợi phù hợp với sự phát triển của cây mận. 2. Quỹ đất sản xuất mận dồi dào, nông dân của huyện có kinh nghiệm trồngcây mận từ hàng chục năm nay.
3. Nguồn lao động dồi dào và có nhiều kinh nghiệm sản xuất.
4. Quy hoạch khu du lịch quốc gia Mộc Châu được phê duyệt
Điểm yếu (W)
1. Người dân vùng Mộc Châu
đa số là người dân tộc với
trình độ dân trí còn hạn chế, trồng mận theo phương thức truyền thống và áp dụng các kiến thức khoa học ở mức thấp. 2. Tổ chức sản xuất theo quy trình an toàn VietGAP chiếm tỷ lệ nhỏ, chủng loại giống
chưa đa dạng.
3. Thịtrường chưa đa dạng
Cơ hội (O)
1. Ngày hội hái quả được tổ
chức hàng năm nhằm quảng bá sản phẩm mận Mộc Châu
được nhiều du khách quan tâm và biết đến
2. Cây mận nhận được sự
quan tâm của chính quyền và các nhà khoa học, hiện nay
đang có dự án nghiên cứu hỗ
trợ nâng cao năng suất, chất
lượng. 3. Thị trường mận được mở rộng bởi Việt Nam đã ra nhập các tổ chức thương mại thế giới và khu vực, sản phẩm không bị tồn đọng khi tiến hành phát triển sản xuất mận ở quy mô lớn hơn.
Kết hợp S-O
1. Quy hoạch vùng sản xuất mận.
2. Tăng cường công tác đào tạo kỹ thuật sản xuất mận cho các hộ dân.
Kết hợp O-W
1. Xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý theo năm tới từng
xã.
2. Xây dựng quy trình chuẩn về trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản đảm bảo chất lượng cho sản phẩm mận
3. Tăng cường công tác đào tạo kỹ thuật trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản tới bà con trồng mận
4. Tăng cường công tác đào tạo kỹ năng, thông tin thị trườngcho các cán bộ xã và bà con trồng mận
Thách thức (T)
1. Nhiều sản phẩm mận được chuyển từnơi khác đến được bày bán khắp nơi với lời giới thiệu “Mận Mộc Châu". “Thật- Giả” lẫn lộn, uy tín Mận Mộc Châu đang nguy cơ bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
2. Giá cả không ổn định. Tình trạnh được mùa mất giá, mất mùa được giá hoặc trái vụ giá cao, chính vụ giá thấp. Bên cạnh đó còn cạnh tranh về giá với các sản phẩm mận khác. 3. Sự biến đổi của khí hậu. 4. Sâu bệnh hại cây trồng. 5. Sự xuất hiện của thị trường mận khác. Kết hợp S-T 1. Tổ chức ngày hội hái quả để giới thiệu và quảng bá thương hiệu.
2. Xây dựng thương hiệu “mận Mộc Châu, Sơn La”.
3. Tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất
Kết hợp O - W
1. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về nhãn hiệu, thương hiệu cho nông sản. 2. Đào tạo kiến thức và kỹ năng trong sản xuất mận
cho nông dân.
3. Xác định các tiêu chí cần thiết trong yêu cầu chất lượng của mận Mộc Châu.
Kết hợp T-W
1.Tăng cường công tác đào tạo, tập huấn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. 2. Nghiên cứu giống mới nhằm kéo dài thời gian thu hoạch, tăng sức đề kháng, khảnăng chống chịu với môi
trường.
Kết hợp O - W
Tạo điều kiện cho các hộ trồng mận vay vốn đầu tư sản xuất
Nguồn: Tổng hợp của tác giả (2017)
4.4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT MẬN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA