3.2.5.1. Nhóm chỉ tiêu thể hiện nguồn lực sản xuất của hộ
- Diện tích đất canh tác có khảnăng phát triển cây mận. - Diện tích trồng mận.
- Sốlao động tham gia sản xuất mận.
- Nguồn vốn đầu tư cho trồng và chăm sóc mận.
3.2.5.2. Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng phát triển sản xuất mận
- Diện tích và cơ cấu diện tích mận.
- Sản lượng cây mận. - Năng suất cây mận.
- Các hình thức tổ chức sản xuất mận.
- Chênh lệch giá bán mận ở thời điểm cao nhất và thời điểm thấp nhất.
- Tốc độtăng giá một số vật tư chủ yếu. - Tốc độtăng giá bán mận.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm (gồm mận xanh và mận chín).
- Biến động giá trị sản xuất mận và đóng góp vào kinh tếđịa phương.
- Thực trạng áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất mận: Cơ cấu diện tích
giống, % hộ áp dụng tỉa cành, % hộđược tập huấn…
- Tỷ lệ hộ tham gia liên kết với người mua.
- Giá trị sản xuất (GO): Là toàn bộ giá trị của cải vật chất và dịch vụđược
tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm, đối với cây ăn quả là chu
kỳ của cây).
- Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các chi phí vật chất (trừ khấu hao tài
sản cốđịnh) và dịch vụ sản xuất.
- Giá trị gia tăng (VA): Là phần chênh lệch giữa giá trị sản xuất ra trên một
đơn vị quả và phần chi phí trung gian sử dụng trong quá trình sản xuất. VA = GO – IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI): Là thành phần thu nhập thuần túy của người
sản xuất.
MI = VA – (A + T + L)
Trong đó: A: Khấu hao tài sản cốđịnh. T: Các khoản thuế phải nộp. L: Lãi phải trả (nếu có). - MI/Công LĐ
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN