Thực hiện phân cấp quản lý giữa trung ương với địa phương.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân tỉnh theo pháp luật hiện hành (Trang 44 - 47)

Ở nước ta vấn đề phân cấp quản lý nhà nước đã được đặt ra từ lâu, trong cả thời kỳ kế hoạch hóa tập trung, bao cấp. Trong những năm gần đây, khi tiến hành công cuộc đổi mới với chủ trương phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa thì vấn đề phân cấp mới được xem xét một cách đúng mức và thực chất, được đặt ra là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001 - 2010. Phân cấp quản lý đó chính là sự phân định, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm giữa các cấp chính quyền trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước.

Trong thời gian qua chúng ta cũng đã tiến hành phân cấp quản lý nhà nước giữa Chính phủ với chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trên một số lĩnh vực như: ngấn sách, đầu tư, đất đai,..

Việc phân cấp quản lý được tiến hành theo tinh thần Nghị quyết hội nghị trung ương lần thứ 7 khóa VIII xác định “ việc nào do cấp nào sát với thực tế

hơn thì giao cho cấp đó”, công việc nào mà cấp chính quyền làm có hiệu quả thì giao cho cấp chính quyền đó. Việc phân cấp quản lý để UBND tỉnh ngày càng thích ứng với nhân tố kinh tế, dân chủ của đời sống và quá trình nước ta đang đẩy mạnh hợp tác, hội nhập khu vực và quốc tế đồng thời phát huy được tính tích cực, chủ động của Ủy ban nhân dân tỉnh trong hoạt động quản lý nhà nước tại địa phương.

Tuy nhiên trước yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của đất nước, cũng như những đặc điểm phát triển ở mức độ khác nhau của mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì việc phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương còn nhiều hạn chế chưa phát huy được khả năng của mỗi địa phương như: chính quyền tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chưa đủ thẩm quyền để có thể chủ động quyết định các vấn đề kinh tế- xã hội, quản lý hành chính trên địa bàn; việc phân cấp quản lý nhà nước chưa thực sự gắn giữa nhiệm vụ với thẩm quyền, trách nhiệm cũng như các điều kiện về tài chính, nhân lực. Thực tế trong thời gian qua cho thấy mặc dù có nhiều công việc đã phân cấp nhưng chính quyền địa phương vẫn phải chịu sự chỉ đạo của cấp trên; địa phương vẫn còn lúng túng, thiếu kinh nghiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ phân cấp.Vì vậy để tăng cường hiệu quả và hiệu lực trong hoạt động quản lý của UBND tại địa phương thì trong thời gian tời cần tiếp tục đẩy mạnh việc phân cấp quản lý một cách đồng bộ:

+ Phân cấp quản lý quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội: trên cơ sở quy hoạch tổng thể của cả nước. HĐND và UBND tỉnh quyết định việc xây dựng quy hoach, kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn, được quyền quyết định các dự án đầu tư từ ngân sách địa phương; cấp giấy phép cho các dự án đầu tư nước ngoài phù hợp với trình độ phát triển và khả năng của địa phương đồng thời ban hành các chế độ ưu đãi, cơ chế quản lý cụ thể nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước.

+ Về phân cấp quản lý ngân sách: phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm quản lý và sử dụng ngân sách của cấp tỉnh. UBND tỉnh lập dự toán ngân sách,

điều chỉnh, phân bổ, quyết toán ngân sách địa phương. Phân cấp quản lý ngân sách cho chính quyền cấp tỉnh chủ động trong việc chi tiêu, cân đối ngân sách cấp mình. Căn cứ nghị quyết của HĐND tỉnh UBND tỉnh quyết định một số chế độ, tiêu chuẩn định mức chi tiêu ngân sách; quyết định một số loại, mức lệ phí tạo nguồn thu cho ngân sách; điều chỉnh lại một số nguồn thu và tăng tỷ lệ các khoản thu phân chia theo tỷ lệ % giữa ngân sách trung ương và địa phương.

+ Phân cấp quản lý đất đai, tài nguyên: UBND tỉnh lập quy hoạch, quyết định kế hoạch sử dụng đất,…trên cơ sở quy hoach, kế hoạch sử dụng đất đã được chính phủ phê duyệt; quyết định giá đất cụ thể theo khung giá đất do Chính phủ quy định;…

+ Phân cấp quản lý về tổ chức bộ máy, cán bộ công chức: trên cơ sở quy định của pháp luật, chính quyền tỉnh quyết định việc thành lập, sáp nhập, giải thể các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; quyết định việc điều chỉnh một số nhiệm vụ cụ thể giữa các sở, ban ngành của cấp tỉnh và cấp huyện; tạo sự chủ động cho UBND tỉnh trong việc tổ chức, tuyển chọn, sử dung, cán bộ, công chức. Chính quyền tỉnh xác định tổng biên chế hành chính tại địa phương, quyết định các chế độ khuyến khích thu hút nhân tài.

Việc phân cấp đã tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của bộ máy chính quyền tỉnh đặc biệt UBND tỉnh chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai, thực hiện nhiệm vụ qua đây tác động đến phương thức làm việc của các cơ quan hành chính, nâng cao tính tự chủ, sáng tạo đồng thời tạo ra sự đa dạng trong tổ chức và hoạt động phù hợp với các điều kiện của mỗi tỉnh, nâng cao sự quan tâm và tham gia của người dân vào các vần đề của địa phương.

Tuy nhiên, để việc phân cấp quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương đạt kết quả cao, phát huy hiệu quả, ngăn ngừa và loại trừ tình trạng cục bộ, tạo động lực cho việc phát triển kinh tế-xã hội tại mỗi địa phương thì cần:

+ Thực hiện phân cấp quản lý nhà nước phải phù hợp với đặc điểm, khả năng của từng địa phương; loại việc nào cần phân cấp cũng như phạm vi phân cấp.

+ Phân cấp phải đảm bảo phù hợp giữa nhiệm vu, thẩm quyền và trách nhiệm bởi khi xác định rõ trách nhiệm thì mới nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị; khắc phục tình trạng cơ quan, cán bộ trong bộ máy hành chính lạm dụng quyền lực, vi phạm pháp luật, nhũng nhiễu doanh nghiệp, nhân dân. Đồng thời phải có cơ chế kiểm tra, giám sát.

+ Bảo đảm quyền và thực hiện đầy đủ trách nhiệm của HĐND, UBND và Chủ tịch UBND cấp tỉnh trong việc quyết định, thực hiện nhiệm vụ được phân cấp. Xác định rõ nhiệm vụ nào là của các bộ, ngành, những nhiệm vụ nào của địa phương. Nhiệm vụ nào đã phân cấp thì các bộ, ngành không được can thiệp vào việc tổ chức, thực hiện cụ thể của địa phương mà chỉ hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân tỉnh theo pháp luật hiện hành (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)