CỦA UỶ BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH.
Hiện nay, Việt Nam đã là thành viên của tổ chức thương mại thế giới, trước yêu cầu xây dựng và phát triển nền kinh té thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân như nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đặt ra thì cần từng bước khắc phục những hạn chế trong tổ chức và hoạt của UBND đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương trong đó có UBND cấp tỉnh. Dưới đây là một số giải pháp để hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân cấp tỉnh.
3.1. Giải pháp hoàn thiện tổ chức và hoạt động của UBND cấp tỉnh.
Xuất phát từ vị trí của UBND cấp tỉnh trong bộ máy nhà nước. Thực hiện hoàn thiện tổ chức và hoạt động của UBND cấp tỉnh cần phải: đảm bảo sự lãnh đạo tuyệt đối, toàn diện của Đảng cùng sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ trong hoạt động giám sát, phản biện xã hội của Mặt trân tổ quốc cùng các tổ chức thành viên, tăng cường và mở rộng dân chủ; tôn trọng tính thống nhất, đồng bộ trong tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước đảm bảo sự ổn định, hoạt động thông suốt.
3.1.1 Hoàn thiện văn bản pháp luật về tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh. nhân dân cấp tỉnh.
Tổ chức và hoạt động của UBND được tiến hành dựa trên các quy định của pháp luật đó là Hiến pháp, Luật tổ chức HĐND và UBND, các văn bản pháp luật khác có liên quan.
Để củng cố tổ chức và hoạt động của UBND thì không thể không nói tới sự hoàn thiện các quy định của pháp luật về vấn đề này. Kể từ SL số 63- SL ngày 23/11/1945 và SL số 77-SL ngày 21/12/1945, đây là những văn bản đầu tiên quy
định tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của UBND, tiếp đó là một hệ thống các văn bản pháp luật như: Luật tổ chức chính quyền địa phương 1958, Luật tổ chức HĐND và UBND 1962, Luật tổ chức HĐND và UBND 1983,…và hiện nay là Luật tổ chức HĐND và UBND 2003. Theo đó tổ chức và hoạt động của UBND nói chung đã có những điều chỉnh để thích ứng với điều kiện mới. Sự thay đổi của pháp luật tất yếu sẽ dẫn tới sự thay đổi trong tổ chức và hoạt động của UBND. Điều này có thể thấy trong Luật tổ chức HĐND và UBND 1962 quy định về thường trực UBND nhưng đến nay quy định đã bỏ, hoặc khi có văn bản pháp luật của Chính phủ quy định về tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND thì các cơ quan này lại thay đổi theo quy định của văn bản đó. Như vậy, để củng cố, hoàn thiện về tổ chức và hoạt động của UBND thì cần được củng cố trên nền những quy định pháp luật tương đối ổn định. Không thể nói hoàn thiện khi mà pháp luật luôn có những thay đổi nhưng điều đó không có nghĩa là hệ thống văn bản pháp luật quy định về UBND luôn bất biến mà cấn có những thay đổi phù hợp với mỗi giai đoạn.
Theo tinh thần nghị quyết trung ương 5 khóa X thực hiện thí điểm bỏ HĐND ở 67 huyện, 32 quận và 483 phường của 10 tỉnh, thành phố trực thuộc trung từ ngày 1/04/2009 bởi trên thực tế hoạt động của HĐND ở cấp này không hiệu quả, vẫn mang nặng tính hình thức. Đây là những thử nghiệm đầu tiên để tiến tới thực hiện chủ trương này. Bởi vậy, cũng cần những sửa đổi phù hợp nâng cao vai trò của UBND cấp tỉnh đối với UBND cấp dưới. Theo đó một số nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND huyện, quận sẽ được quy định bổ sung cho UBND cùng cấp. Còn một số nhiệm vụ, quyền hạn được chuyển giao cho HĐND và UBND cấp tỉnh. Như bổ sung cho UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương một số quyền hạn trong việc phê duyệt quy hoạch, kế hoạch, chương trình phát triển kinh tế-xã hội của Ủy ban nhân cấp huyện, quận; hay trong vấn đề ngân sách của cấp huyện khi mà bỏ HĐND nên giao cho cấp tỉnh và cấp tỉnh sẽ phải chịu trách nhiệm trong việc phân cấp cho cấp dưới; đối với UBND thành phố trực thuộc trung ương cần bổ sung thêm quyền hạn trong việc quyết định
các biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện thống nhất quy hoạch đô thị trên địa bàn quận; quyết định quy hoạch, kế hoạch phát triển mạng lưới giao thông trên địa bàn quận,…