Hoạt động của các phó chủ tịch, các thành viên khác của Uỷ ban nhân dân, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân tỉnh theo pháp luật hiện hành (Trang 29 - 36)

nhân dân, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh.

Hoạt động của các phó chủ tịch, các thành viên khác của UBND, thủ trưởng các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh là hình thức hoạt động thường xuyên và hàng ngày trực tiếp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn được giao để giải

quyết các công việc phát sinh trên địa phương. Vì thế nó ảnh hưởng lớn đến hiệu quả hoạt động của UBND cấp tỉnh.

Theo điều 126 Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2003: Phó chủ tịch và các thành viên khác của UBND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Chủ tịch phân công và phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao. Trên cơ sở quy định của pháp luật, mỗi địa phương tùy thuộc vào đặc điểm của mình thực hiện phân công công việc cho các phó chủ tịch phụ trách các lĩnh vực: kế hoạch-đầu tư; tài chính; khoa học – công nghệ; nông nghiệp và phát triển nông thôn; thương mại; công tác tôn giáo-dân tộc,…Thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ, bên cạnh phụ trách các lĩnh vực theo quy định các phó chủ tịch còn giải quyết những trường hợp khiếu nại -tố cáo có liên quan đến lĩnh vực được phân công; hay trực tiếp chỉ đạo thực hiện Chương trình mục tiêu 3 giảm; Chương trình Xóa đói giảm nghèo và Việc làm; Công tác vệ sinh - an toàn thực phẩm; Công tác thông tin, báo chí và Trưởng Ban chỉ đạo các lĩnh vực có liên quan,…

Do đặc điểm là đô thị lớn, Hà Nội và TP Hồ Chí Minh còn có thêm Phó chủ tịch phụ trách vấn đề đô thị. Các Phó chủ tịch thực hiện công việc của mình và cùng phối hợp với nhau khi giải quyết các vấn đề liên quan. Thông thường sẽ có một phó chủ tịch thường trực Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thay mặt Chủ tịch Uỷ ban nhân dân chủ trì và điều phối hoạt động chung của Uỷ ban nhân dân khi Chủ tịch UBND đi vắng hoặc được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân ủy quyền.

Các thành viên khác của UBND được phân công phụ trách các lĩnh vực: công an, kinh tế, kế hoạch, tài chính, quân sự,… phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch về hoạt động được giao. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các ủy viên Uỷ ban nhân dân chỉ chịu trách nhiệm trước HĐND dưới hình thức bãi nhiệm, miễn nhiệm, còn không chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ. Hiện nay quy định về vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của các thành viên khác với tư cách là ủy viên Uỷ ban nhân dân còn chưa rõ ràng, cụ thể. Nghị định 107/NĐ-

CP chỉ quy định các ủy viên phụ trách các lĩnh vực, tuy nhiên lại không nêu rõ quyền hạn của các ủy viên này. Bên cạnh đó nhiều trường hợp các ủy viên Uỷ ban nhân dân lại đồng thời là giám đốc sở, nên hoạt động của các thành viên UBND với tư cách là ủy viên còn mờ nhạt và chưa thực sự hiệu quả.

Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 đã dành riêng một mục quy định về cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh từ Điều 128 đến Điều 130. Nghị định 13/2008 ngày 04/2/2008 quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cũng như nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan này. Hiện nay ở cấp tỉnh số các ủy viên ủy ban là trưởng các sở, ban ngành đã giảm, đồng thời cơ quan giúp việc của UBND tỉnh là các sở đã được tổ chức lại, được điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ theo hướng quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực ở địa phương, phù hợp với những điều chỉnh của các bộ ngành ở trung ương. Những thay đổi này giúp UBND tỉnh hoạt động có hiệu quả hơn, góp phần vào việc phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tham mưu, giúp UBND thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương như tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nội vụ, về tài chính, về xây dựng, về tài nguyên môi trường, về giao thông vận tải, về báo chí, xuất bản, bưu chính, về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, về nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, về văn hóa – giáo dục – y tế,… Thông qua việc trình dự thảo quyết định, chỉ thị, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm, hàng năm; trình Chủ tịch UBND cấp tỉnh dự thảo thành lập, sáp nhật, giải thể các đơn vị thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh; tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật, quy hoạch, kế hoạch sau khi được phê duyệt, kiểm tra, thanh tra theo ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách đối với tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện quy định của pháp luật; giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng,… và một số nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.

Phương thức hoạt động của Uỷ ban nhân dân có nhiều đổi mới, các cơ quan hành chính nhà nước tập trung làm tốt chức năng định hướng phát triển, tạo lập môi trường pháp lý, cơ chế, chính sách thuận lợi để phát huy các nguồn lực, tăng cường quản lý bằng pháp luật. Nằm trong chương trình cải cách hành chính, hiện nay nhiều tỉnh thành trong cả nước đã thực hiện quy chế “một cửa”, ban hành bộ thủ tục hành chính bước đầu đã đạt nhiều hiệu quả. Tỉnh Lào Cai là một ví dụ Sở Nội vụ tỉnh đã phối hợp cùng với Ban chỉ đạo cải cách hành chính thực hiện ở 5 sở ( Sở Kế hoạch và đầu tư; sở Tài nguyên và Môi trường;…) vì vậy năm 2006 Lào Cai xếp thứ 6/64 tỉnh thành trong cả nước có môi trường thuận lợi thu hút đầu tư từ bên ngoài, còn năm 2009 là thứ 5/63 tỉnh thành trong cả nước. Việc cải cách hành chính là rất cần thiết để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cũng như tổ chức bộ máy trong các cơ quan chuyên môn. Hoạt động quản lý của các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh đã giúp UBND thực hiện tốt nhiệm vụ của mình. Như trong năm 2009 Sở Tài Nguyên và Môi trường Thừa Thiên Huế đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 1.995 hộ gia đình, cá nhân ở đô thị và 5. 557 hộ ở nông thôn; đến cuối năm 2009 có 47. 556 hộ gia đình, cá nhân ở đô thị và 126. 541 hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn được cấp giấy chứng nhân quyền sử dụng đất [29].

Trong năm 2009 Thanh tra tỉnh Long An đã triển khai 89 cuộc thanh tra kinh tế - xã hội, vượt 37% KH ( 65 cuộc theo kế hoạch và 24 cuộc đột xuất ); kết thúc 86 cuộc. Tổng số đơn vị được thanh tra 95 đơn vị; số đơn vị phát hiện có vi phạm 67 đơn vị. Tổng số vi phạm về kinh tế 4.494 triệu đồng và 17,5 ha đất; kiến nghị thu hồi về kinh tế cho nhà nước 2.300 triệu đồng và 17,5 ha đất công do Nhà nước quản lý; kiến nghị giảm trừ quyết toán 315 triệu đồng và kiến nghị xử lý khác 1.879 triệu đồng. Kiến nghị xử lý hành chính 13 vụ, 30 người và kiến nghị nhiều biện pháp chấn chỉnh trong công tác quản lý trên các lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, tài chính - ngân sách, thực hiện chính sách xã hội. Kiến nghị xử lý hình sự 4 vụ, 8 người. Đã thu hồi về cho Nhà nước 1.769 triệu đồng, đạt tỷ lệ thu hồi 77% [ 28 ].

Các cơ quan chuyên môn thuộc UBND được phân công hoặc được ủy quyền để thực hiện một số nhiệm vụ nhất định nhằm khắc phục tình trạng quá tải trong hoạt động quản lý của Chủ tịch UBND tỉnh và đáp ứng yêu cầu thực hiện cơ chế “một cửa”, phục vụ kịp thời nhu cầu của nhân dân địa phương. Thông qua đó đã giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện tốt những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Hiện nay, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của UBND và các sở, ban thuộc Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh đã được xác định lại cho phù hợp, không còn trực tiếp thực hiện tổ chức quản lý kinh doanh mà tập trung cho việc quản lý nhà nước. Tuy nhiên trong hoạt động nhiều công việc thuộc nhiệm vụ, thẩm quyền của các sở nhưng vẫn phải trình Uỷ ban nhân dân giải quyết nên có tình trạng UBND ra quyết định nhưng không nắm bắt được thực tế nội dung công việc hơặc trên văn bản là công việc của Uỷ ban nhân dân nhưng thực chất là do lãnh đạo các sở giải quyết.

Trong những năm qua chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan hành chính được điều chỉnh từng bước phù hợp với yêu cầu quản lý nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Việc điều chỉnh chức năng giữa các cơ quan trong hệ thống hành chính đang được thực hiện phù hợp với tình hình thực tiễn theo đó mỗi việc chỉ do một cơ quan phụ trách, khắc phục sự trùng lắp, chồng chéo về chức năng, nhiêm vụ. Chính quyền địa phương được phân cấp nhiều hơn trong các lĩnh vực: ngân sách, đất đai, đầu tư, biên chế, giáo dục, y tế,…đã tạo sự chủ động trong việc thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội trên địa bàn nhưng việc phân cấp chưa thật mạnh mẽ nên hiệu quả còn chưa cao.

Đầu mối tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh cũng còn nhiều nặng nề. Việc kiến thiết tổ chức còn rập khuôn và tương ứng với các bộ, ngành trung ương. Bởi thế số lượng, tên gọi của các cơ quan chuyên môn ở mỗi địa phương cũng dập khuôn giống nhau mặc dù đặc điểm, yêu cầu quản lý ở mỗi địa phương có sự khác nhau. Cùng với đó là tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh chưa thật ổn định đã ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động

của các cơ quan này. Sự thay đổi các bộ, ngành ở trung ương kéo theo sự thay đổi ở địa phương, sự sáp nhập, hay hợp nhất các sở dẫn đến việc phải xác định lại chức năng, nhiệm vụ như việc hợp nhất Sở công nghiệp với sở Thương mại thành sở Công thương dẫn đến việc phải chuyển chức năng và tổ chức về du lịch của Sở Thương mại vào sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch, trong khi đó Sở Thông tin và truyền thông lại tiếp nhận chức năng, tổ chức quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch; giải thể Uỷ ban Dân số, Gia đình và Trẻ em và chuyển chức năng và tổ chức của Uỷ ban này về Sở Y tế, Sở Văn hoá,Thể thao và Du lịch và Sở Lao động - Thương binh và Xã hội,… Khi thay đổi như vậy dẫn đến cơ cấu, tổ chức cũng như hoạt động cũng phải thay đổi theo.

Qua việc tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh theo pháp luật hiện hành có thể thấy, việc tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chưa có sự phân biệt rõ rệt giữa các vùng lãnh thổ khác nhau, giữa nông thôn và thành thị, giữa đồng bằng và miền núi nên chưa phát huy được thế mạnh riêng của mỗi địa phương.

Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến kết quả hiệu quả hoạt động của UBND tỉnh chính là đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong bộ máy mặc dù đã chất lượng làm việc của cán bộ, công chức không ngừng được tăng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu. Sức ỳ của cơ chế tập trung, quan liêu bao cấp còn ảnh hưởng khá nặng đến nếp nghĩ, phong cách làm việc của một bộ phận cán bộ, công chức; trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức còn thấp, một số còn thiếu trách nhiệm trong công việc, bên cạnh đó công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý kỷ luật chưa nghiêm dẫn đến một bộ phận cán bộ, công chức suy thoái phẩm chất, đạo đức, tham nhũng, vi phạm pháp luật vẫn còn xảy ra như những vi phạm trong quản lý đất đai của một số cán bộ ở Đồ Sơn(Hải Phòng) là một ví dụ. Nhiều trường hợp cấp dưới không tổ chức thực hiện kết luận thanh tra và quyết định của Uỷ ban nhân dân cấp trên dẫn đến khiếu kiện vượt cấp, kéo dài.

Quy trình làm việc còn lạc hậu chưa đáp ứng yêu cầu chuyên nghiệp, hiện đại. Trang thiết bị, điều kiện làm việc của các cơ quan hành chính nhà nước còn nhiều hạn chế, việc áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý còn chậm.

Chương III

Một phần của tài liệu Tổ chức và hoạt động của uỷ ban nhân dân tỉnh theo pháp luật hiện hành (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(59 trang)