Với nhóm BN có nồng độ protein tp thuộc 60-69 (g/l) thì rAPTT trước lọc và sau lọc lần lượt là 1.44±0.14 và 2.48±1.15 . Nhóm này có rAPTT lớn nhất trong số các kết quả rAPTT trước khi lọc máu (1.44±0.14 ). Với nhóm BN có nồng độ protein tp thuộc 70-79(g/l) thì rAPTT trước lọc và sau lọc lần lượt là 1.25±0.3 và 2.63±1.04. Nhóm này có rAPTT lớn nhất trong số các kết quả rAPTT sau lọc máu 2.63±1.04.
Heparin có thể gắn đến mức bão hòa với protein huyết tương, với cùng một liều heparin như nhau thì tác dụng chống đông cũng phụ thuộc vào nồng độ protein huyết tương, nhưng chúng tôi nhận thấy nồng độ protein toàn phần trong các BN được nghiên cứu ít biến đổi với giá trị bình thường, hơn nữa
việc sử dụng heparin và nhiều loại thuốc khác đã được tính toán trước tỉ lệ gắn với protein huyết tương và albumin. Vì vậy chúng tôi cũng không bàn luận thêm về vấn đề này
Với nhóm BN có nồng độ albumin 35-39 (g/l) thì rAPTT trước lọc và sau lọc lần lượt là 1.21±0.23 và 2.33±1.03. Với nhóm BN có nồng độ albumin 40-45 (g/l) thì rAPTT trước lọc và sau lọc lần lượt là 1.25±0.30 và 2.62±1.05. Với nhóm BN có nồng độ albumin 46-50 (g/l) thì rAPTT trước lọc và sau lọc lần lượt là 1.21±0.26 và 2.29±0.97. Tổng bệnh nhân trước lọc và sau lọc có sự khác biệt rAPTT có ý nghĩa thống kê (p<0.05). Albumin là protein vận chuyển hầu hết các loại thuốc trong huyết tương, heparin muốn phát huy tác dụng thì phải có tỉ lệ phù hợp tồn tại ở dạng tự do. Vai trò của Heparin trong chống đông máu khi lọc máu bằng thận nhân tạo thể hiện gián tiếp qua tác dụng của AT III bằng cách tạo phức hợp Heparin – AT III – Thrombin. Ngoài ra một yếu tố có thể nhắc đến nữa là heparin sau khi truyền vào theo đường tĩnh mạch còn có tỉ lệ bị trung hòa bởi yếu tố 4 tiểu cầu (1 đơn vị heparin có thể bị trung hòa bởi 5.108
tiểu cầu)