Phần 3 Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.3 Khái quát về doanh nghiệptrên địa bàn huyện Phổ Yên
Tính đến tháng 12/2015, trên địa bàn huyện Phổ Yên có tới 266 doanh nghiệp hoạt động trên nhiều lĩnh vực, hoạt động trên 3 lĩnh vực chủ yếu: Nhóm đầu tư xây dựng chiếm 20%; nhóm thương mại dịch vụ chiếm 50% và nhóm sản xuất chiếm 30%... Đến nay hoạt động của tổ chức của các doanh nghiệp được nâng cao cả về chất lượng và hoạt động, điển hình là việc tham gia Hiệp hội doanh nghiệp tỉnh Thái Nguyên, ký kết thỏa thuận hợp tác với Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện thực hiện xây dựng chuyên mục “Doanh nghiệp Phổ Yên,
đồng hành cùng phát triển” phát trên sóng phát thanh và đăng tải trên website cổng thông tin điện tử huyện. Các hoạt động hỗ trợ, tình nghĩa và cuộc sống cộng đồng cũng được đơng đảo các doanh nghiệp tích cực tham gia ủng hộ. Huyện đã vận động các doanh nghiệp trên địa bàn và trao tặng 95 suất quà, 15 suất quà từ thiện nhân đạo, trị giá gần 100 triệu đồng, trao tặng cho các hộ nghèo có hồn cảnh đặc biệt khó khăn và hộ gia đình chính sách trên địa bàn…Tuy nhiên vẫn có một số tồn tại đó là chưa phát huy hết vai trò là đầu mối liên kết các doanh nghiệp, hoạt động phong trào còn ở bề nổi, chưa tạo nhiều sân chơi bổ ích thu hút doanh nghiệp khác.
Nói chung tính đến nay các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên đã hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Định hướng hoạt động của các doanh nghiệp là cần thực hiện tốt vai trò liên kết, hợp tác với các cơ quan chức năng, với các tổ chức thành viên, với các tổ chức, đối tác trong và ngoài nước; kết nối cho doanh nghiệp tiếp cận các nguồn vốn vay; từng bước đổi mới phương thức hoạt động và phát triển; thực hiện tốt công tác xã hội cộng đồng…Các doanh nghiệp cũng đã thống nhẩt thành lập quỹ tại ngân hàng chính sách xã hội, với số tiền gửi ban đầu là 200 triệu đồng, để giúp đỡ các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo trên địa bàn được tiếp cận với nguồn vốn vay ưu đãi, phát triển kinh tế gia đình.
Các cơ sở kinh tế phát triển mạnh mẽ hầu hết khắp các địa bàn trong huyện tuy nhiên số lượng phân bố không đồng đều giữa các địa phương trong huyện.
Về cơ cấu ngành nghề
Với đặc điểm quy mơ nhỏ, vốn ít dễ thích nghi trong cơ chế thị trường, các doanh nghiệp trên địa bàn đã làm nên một bức tranh hết sức đa dạng, phong phú về ngành nghề kinh doanh ở Phổ Yên. Song có thể nói việc điều tra, phân loại, đánh giá một cách chính xác, chi tiết, cơ cấu từng nhóm ngành nghề là một việc làm gặp rất nhiều khó khăn và phức tạp. Bởi vì, trong cơ chế thị trường hầu hết các cơ sở kinh doanh đều thực hiện kinh doanh tổng hợp, đăng ký kinh doanh cùng lúc nhiều ngành nghề, sản xuất chủ yếu chạy theo sự khan hiếm trên thị trường do đó mang rất nhiều yếu tố tự phát và ngành nghề có sự thay đổi.
Qua số liệu của Phịng tài chính huyện Phổ Yên, cơ cấu ngành nghề kinh doanh của khu vực khái quát như sau: Trên 55% cơ sở tập trung chủ yếu ở 2 lĩnh vực công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp và thương mại - dịch vụ; các ngành như giao thông vận tải, xây dựng và một số ngành nghề khác chiếm không quá 45 %.
- Về quy mô vốn.
Luật doanh nghiệp đã không quy định vốn pháp định là một điều kiện để thành lập doanh nghiệp, trừ một số doanh nghiệp đặc thù được quy định trong các luật chuyên ngành. Đây là một điểm mới của luật đã thực sự xố bỏ các thủ tục phiền hà, hình thức, thực sự tạo cơ hội kinh doanh cho một số nhà đầu tư có điều kiện sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên việc quy định như vậy khơng có nghĩa là không cần vốn vẫn thành lập được doanh nghiệp, mà các doanh nghiệp phải đăng ký số vốn tự có khi thành lập và định kỳ báo cáo, cập nhật những thông tin về vốn với cơ quan đăng ký kinh doanh. Song thực tế ở Phổ Yên cho thấy (do nhiều nguyên nhân) thời gian qua công tác thẩm định hồ sơ đăng ký kinh doanh còn lỏng lẻo, vốn đăng ký kinh doanh chỉ là hình thức và nhiều cơ sở doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh không báo cáo, không cập nhật thông tin.
Do những thơng thống của luật cùng với sự tăng lên về số lượng, quy mô vốn của khu vực Phổ Yên cũng tăng lên gấp bội. Quy mô vốn của các doanh nghiệp là vừa và nhỏ (86%). Đây cũng là điều phản ánh rõ tiền thân của các doanh nghiệp là từ các hộ cá thể, tiểu chủ phát triển lên.
* Đánh giá vai trò của các DN khu vực kinh tế ở huyện Phổ Yên
- Những đóng góp chủ yếu
+ Sự phát triển mạnh mẽ của khu vực kinh tế ở Phổ Yên thời gian vừa qua đã khơi dậy nguồn tiềm năng về đất đai tài sản, tiền vốn, sức lao động và trí tuệ, kinh nghiệm của mọi tầng lớp nhân dân vào sản xuất kinh doanh góp phần cho sự phát triển kinh tế xã hội chung của huyện. Những đóng góp của khu vực kinh tế này có thể khái quát như sau:
+ Đã góp phần giải quyết việc làm cho nhiều lao động toàn huyện.
+ Tạo ra nhiều sản phẩm trong nước và xuất khẩu có giá trị cao góp phần khơi phục và phát triển các làng nghề thủ công truyền thống.
+ Huy động được nguồn vốn to lớn trong nhân dân vào sản xuất kinh doanh và đóng góp một phần đáng kể cho nguồn thu các ngân sách.
Như vậy, trong những năm qua sự lớn mạnh và tăng lên về số lượng của các doanh nghiệp trên địa bàn Phổ Yên đã góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh.
- Những hạn chế và khó khăn.
Bên cạnh những đóng góp to lớn trong thời gian qua, đánh giá tổng quan, các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phổ n cịn có những hạn chế và khó khăn như sau:
Thứ nhất: Quy mơ nhỏ, vốn ít, cơng nghệ lạc hậu đầu tư vào lĩnh vực sản
xuất chế biến nơng sản thực phẩm cịn ít, sản xuất chủ yếu chạy theo nhu cầu thị trường do đó mang nhiều yếu tố tự phát, hiệu quả sản xuất kinh doanh và sức cạnh tranh còn hạn chế.
Thứ hai: Sự hiểu biết về chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và
Nhà nước, trình độ quản lý kinh tế quản trị kinh doanh và tay nghề của chủ doanh nghiệp và người lao động còn thấp chưa tương xứng với yêu cầu thực tế.
Thứ ba: Sự lãnh đạo của cấp uỷ Đảng đối với các doanh nghiệp cũng như
vai trị của các đồn thể xã hội đã có nhiều chuyển biến tích cực song nhìn chung mới dừng lại ở việc đề ra các chủ trương, chưa có các biện pháp cụ thể.
Thứ tư: Việc thực hiện chính sách hỗ trợ đầu tư đối với các doanh nghiệp
nhỏ còn chậm và chưa làm được nhiều do vậy chưa có tác dụng khuyến khích, hỗ trợ thúc đẩy khu vực kinh tế này phát triển.
Trong thời gian qua (đặc biệt từ khi có Luật doanh nghiệp) các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Phổ Yên đã phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng đã huy động được một nguồn vốn to lớn của mọi tổng hợp dân cư vào đầu tư phát triển góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm thực hiện xố đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ cấu kinh tế và tăng thu ngân sách trên địa bàn huyện.