Các chủ thể kinh doanh LPG và nguồn cung ứng LPG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 61)

4.1.1.1. Các chủ thể kinh doanh LPG

Từ năm 2009 trở về trước, các hoạt động kinh doanh LPG được thực hiện theo Nghị định số 11/1999/NĐ-CP ngày 03/3/1999 của Chính phủ về hàng hoá cấm lưu thông, dịch vụ thương mại cấm thực hiện, hàng hoá dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện và Thông tư số 15/1999/TT-BTM, ngày 19/5/1999 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng. Từ năm 2010 đến nay, các hoạt động kinh doanh LPG được quản lý theo Nghị định số 107/2009/NĐ-CP ngày 26/11/2009 của Chính phủ về kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng; đến ngày 22/3/2016 Chính phủ ban hành Nghị định số 19/2016/NĐ-CP về kinh doanh khí (Thay thế Nghị định 107/2009/NĐ-CP):

Do quy định của pháp luật không bắt buộc trong lĩnh vực kinh doanh LPG về hình thức và quy mô kinh doanh, nên chủ thể kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chủ yếu đăng ký thành lập và hoạt động theo mô hình hộ kinh doanh cá thể và thường có quy mô kinh doanh nhỏ. Số chủ thể kinh doanh hoạt động theo mô hình hộ kinh doanh cá thể chiếm phần lớn là do: Hoạt động theo mô hình này thương nhân sẽ có lợi về vốn, thuế, các thủ tục hành chính khác trong hoạt động kinh doanh. Hình thức kinh doanh LPG là mua bán thương mại theo hợp đồng đại lý hưởng hoa hồng….

Bảng 4.1. Hiện trạng số cửa hàng kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2013-2017

Chỉ tiêu 2013 2014 2015 2016 2017

Số cửa hàng kinh doanh LPG 380 565 632 692 980 Tăng so với năm trước % 48,7 11,8 9,5 41,6

Nguồn: Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang (2013-2017)

Sự xuất hiện và tăng nhanh (tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2013 – 2017 vào khoảng 157,9%) các cơ sở kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chứng tỏ LPG ngày càng có vai trò quan trọng trong việc phục vụ sản xuất và đời sống của người dân.

4.1.1.2. Nguồn cung ứng LPG

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang nguồn cung ứng sản phẩm LPG cho các địa lý, cửa hàng kinh doanh tại địa phương được chia làm hai nguồn: Nguồn được chiết nạp trên địa bàn tỉnh và nguồn đã chiết nạp từ ngoài tỉnh đưa vào. Theo thống kê, trong toàn tỉnh hiện nay có khoảng 13-15 nhãn hiệu LPG khác nhau đang lưu thông trên thị trường. Các loại LPG này thường được giới thiệu và kinh doanh thông qua mạng lưới đại lý trên địa bàn. Các loại chai LPG tiêu chuẩn 12 - 13 - 25 kg được lưu thông phổ biến trên thị trường.

a. Nguồn không nạp LPG vào chai tại Bắc Giang

Các nguồn LPG không nạp tại Bắc Giang: đây là nguồn cung chủ yếu, bao gồm LPG của: Tổng công ty Petrolimex, Công ty Shell Gas Việt Nam, Công ty Cổ phần khí đốt Gia định, Công ty Gas Thăng Long, Công ty phát triển Thương mại Nam Anh, Công ty TNHH BP PETCO, Công ty Gas Vạn Lộc, Công ty Total Gas Hải Phòng; Công ty Thái Dương, Công ty TNHH Thương mại Trần Hồng Quân Chi nhánh Bắc Bắc Giang, nhãn hiệu, thương hiệu: Hồng Hà Gas, Petro Hồng Hà; Công ty TNHH Năng lượng Kinh BắcCông ty TNHH Năng lượng Kinh Bắc Petro Việt Nam Gas, An Dương Gas …

Bảng 4.2. Các nhãn hiệu LPG trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tính hết đến tháng 12/2016 TT Nhãn hiệu LPG Hình thức chiết nạp Hãng LPG 1 Petro Không chiết nạp tại Bắc Giang Tổng công ty Petrolimex

2 Shell Gas Công ty Shell Gas Viẹt Nam

3 Efl Gas Công ty Efl Gas

4 Thăng Long Công ty Gas Thăng Long

5 VM Gas Công ty PT TM Nam Anh

6 Vinashin Công ty TNHH BP PETCO

7 Hoàng Long Công ty TNHH Hoàng Long

8 Vạn Lộc Công ty Gas Vạn Lộc

9 Gia Định Công ty CP khí đốt Gia Định

10 An Dương Công ty TNHH An Dương

11 Total Gas Công ty Total Gas Hải Phòng

12 Thái Dương

Chiết nạp tại Bắc Giang

Công ty CP dầu khí Thái Dương 13 Petro VN Gas

An Dương Gas

Công ty TNHH Năng lượng Kinh Bắc 14 Hồng Hà Gas, Petro Hòng Hà Chiết nạp tại Bắc Giang Công ty TNHH Trần Hồng Quân

b. Nguồn nạp LPG vào chai tại Bắc Giang

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 03 trạm nạp LPG vào chai được cấp giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đủ điều kiện trạm nạp LPG vào chai theo quy định, đó là: Công ty cổ phần dầu khí Thái Dương (địa chỉ: Khu công nghiệp Đình Trám, Việt Yên, Bắc Giang) và Công ty TNHH Năng lượng Kinh Bắc (địa chỉ: thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, Bắc Giang; Công ty TNHH Thương mại Trần Hồng Quân chi nhánh Bắc Giang (Hồng Hà Gas) địa chỉ: Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng, xã Tiền Phong, Yên Dũng, Bắc Giang.

4.1.1.3. Khối lượng tiêu thụ và giá trị mặt hàng LPG

a. Khối lượng tiêu thụ mặt hàng LPG

Trong những năm gần đây, số hộ gia đình và doanh nghiệp sử dụng LPG làm chất đốt chính trong sinh hoạt cũng như sản xuất kinh doanh ngày càng nhiều. Năm 2013, toàn tỉnh có 380 cơ sở kinh doanh LPG, đến 30/6/2017 là 980 cơ sở kinh doanh, tốc độ tăng bình quân là 47,9 %/năm. Theo số liệu điều tra đến 30/6/2017, trên toàn địa bàn tỉnh Bắc Giang có khoảng 181.218 hộ sử dụng LPG, chiếm 43,96% tổng số hộ dân toàn tỉnh.

Bảng 4.3. Số hộ dân tiêu thụ LPG ở Bắc Giang đến 30/6/2017

STT Thành phố/huyện Hộ dân (hộ) Tỷ lệ (%) 1 Thành phố Bắc Giang 26.694 72,8 2 Sơn Động 5.562 32,75 3 Lục Ngạn 15.560 32,05 4 Lục Nam 15.579 28,83 5 Lạng Giang 21.100 40,1 6 Yên Thế 5.238 18,92 7 Tân Yên 32.773 71,25 8 Việt Yên 27.473 66,69 10 Hiệp Hoà 7.472 13,97 11 Yên Dũng 23.767 67,96

Qua các số liệu trên, có thể thấy rõ rằng, hiện nay số người sử dụng LPG thường xuyên trong tỉnh còn thấp, chủ yếu tập trung tại khu vực thành phố Bắc Giang thị trấn huyện lỵ, khu vực trung tâm dân cư. Số hộ sử dụng phản ánh trình độ dân trí cũng như mức sống của người dân. Do vậy, việc tiếp tục phát triển, mở rộng mạng lưới cửa hàng kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh là một yêu cầu bắt buộc và tất yếu đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Khối lượng tiêu thụ LPG năm 2014 trên địa bàn tỉnh khoảng 3.822,7 tấn, đến năm 2017 là 6.773,7 tấn, gấp 1,76 lần so với năm 2014 và tăng bình quân 15,3%/năm.

b. Giá trị tiêu thụ mặt hàng LPG trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2014-2017

Cùng với sự tăng trưởng về số lượng, giá trị tiêu thụ các mặt hàng LPG tăng từ 75.964,7 triệu đồng năm 2014, lên 186.278,3 triệu đồng năm 2017, đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 24,2 %/năm.

Bảng 4.4. Giá trị tiêu thụ mặt hàng LPG ở tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2014-2017 ĐVT: Triệu đồng STT Thành phố/huyện 2014 2017 Tỷ lệ 2017/2014 (lần) 1 Thành phố Bắc Giang 54.900 100.262 1,8 2 Sơn Động 120,13 862,14 7,2 3 Lục Ngạn 1.051,08 5.979,69 5,7 4 Lục Nam 3.430,26 10.280,76 3 5 Lạng Giang 7.129,7 13.934,08 1,9 6 Yên Thế 967,86 6.346,9 6,5 7 Tân Yên 1.963 10.158 5,1 8 Việt Yên 1.231,7 15.950,28 12,9 10 Hiệp Hoà 3.601,7 10.794,8 3 11 Yên Dũng 1.569,2 11.709,5 7,4

Từ các số liệu phân tích trên cho thấy, hiện trạng phân bố cửa hàng kinh doanh LPG trên từng địa bàn là không đồng đều; sản lượng tiêu thụ trên từng địa bàn không phụ thuộc vào số lượng cửa hàng nhiều hay ít mà phụ thuộc chủ yếu vào thu nhập và nhu cầu tiêu dùng của dân cư.

4.1.2. Thực trạng mạng lƣới kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh

4.1.2.1. Thực trạng phân bố cửa hàng kinh doanh LPG

Tính đến 30/6/2017 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 980 cửa hàng kinh doanh LPG, trong đó thành phố Bắc Giang có số lượng 96 cửa hàng; huyện Sơn Động 41 cửa hàng; huyện Lục Ngạn 103 cửa hàng; huyện Lục Nam 146 cửa hàng; huyện Lạng Giang 98 cửa hàng; huyện Yên Thế 73 cửa hàng; huyện Tân Yên 114 cửa hàng; huyện Việt Yên 97 cửa hàng; huyện Hiệp Hoà 110 cửa hàng và huyện Yên Dũng 102 cửa hàng.

Bảng 4.5. Số lƣợng cửa hàng kinh doanh LPG ở tỉnh Bắc Giang tính đến 30/6/2017 STT Thành phố/huyện Cửa hàng kinh doanh (Cửa hàng) Bình quân Hộ dân/cửa hàng (hộ) Ngƣời/cửa hàng (ngƣời) 1 Thành phố Bắc Giang 96 582 2.351,9 2 Sơn Động 41 714,8 2.902 3 Lục Ngạn 103 721 3.965 4 Lục Nam 146 548 2.013 5 Lạng Giang 98 721 2.537 6 Yên Thế 73 479 1.634 7 Tân Yên 114 496 1.739 8 Việt Yên 97 506 1.921 10 Hiệp Hoà 110 534 2.148 11 Yên Dũng 102 422 1.616 Toàn tỉnh 980 563,8 2.158,8

Tính bình quân trên toàn tỉnh Bắc Giang có 563,8 hộ dân/cửa hàng và 2.158,8 người/cửa hàng; các số liệu tương ứng của thành phố Bắc Giang là 582 hộ/cửa hàng và 2.351,9 người/cửa hàng; huyện Sơn Động là 714,8 hộ/cửa hàng và 2.902 người/cửa hàng; huyện Lục Ngạn là 721hộ/cửa hàng và 3.965 người/cửa hàng; huyện Lục Nam là 548 hộ/cửa hàng và 2.013 người/cửa hàng; huyện Lạng Giang là 721 hộ/cửa hàng và 2.537 người/cửa hàng, huyện Yên Thế là 479 hộ/cửa hàng và 1.634 người/cửa hàng; huyện Tân Yên là 496 hộ/cửa hàng và 1.739 người/cửa hàng; huyện Việt Yên là 506 hộ/cửa hàng và 1.921 người/cửa hàng; huyện Hiệp Hoà là 534 hộ/ cửa hàng và 2.148 người/cửa hàng; huyện Yên Dũng là 422 hộ/cửa hàng và 1.616 người/cửa hàng.

Hiện nay với 980 cửa hàng kinh doanh LPG hoạt động trên địa bàn nhưng phân bố không hợp lý, chủ yếu tập trung ở các khu đô thị, thị trấn, thị tứ đông dân cư trong tỉnh nên có sự chênh lệch giữa các địa phương khá lớn.

Về chấp hành quy định về cơ sở vật chất kỹ thuật và trang thiết bị: Hầu hết các cửa hàng kinh doanh LPG đều đảm bảo quy định về diện tích mặt bằng, kết cấu xây dựng nhưng chưa thực hiện đúng quy định về thiết kế, xây dựng cửa hàng kinh doanh LPG; nhiều cửa hàng dùng nhà ở thông thường để kinh doanh, không đảm bảo tiêu chuẩn quy định cho cửa hàng kinh doanh LPG; thậm chí còn 639 cửa hàng được kinh doanh LPG cùng với nhà ở, chiếm tỷ lệ 87,41% trong tổng số cửa hàng.

4.1.2.2. Thực trạng đại lý kinh doanh LPG

Hoạt động của các tổng đại lý, đại lý LPG được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 107/2009/NĐ-CP của Chính phủ và thông tư số 11/2010/TT- BCT của Bộ Công thương, theo đó các thương nhân hoạt động kinh doanh LPG theo hình thức này chỉ phải đăng ký kinh doanh và không cần có các thủ tục khác. Do vậy việc quản lý đối tượng hoạt động kinh doanh này gặp nhiều khó khăn.

Qua điều tra khảo sát thực tế đến nay trên địa bàn tỉnh có 15 thương nhân hoạt động theo hình thức đại lý và chưa có tổng đại lý, cụ thể: Bắc Giang: 8 đại lý; Lục Nam 01 đại lý; Lạng Giang: 01 đại lý; Lục Ngạn 01 đại lý và Hiệp Hoà 04 đại lý. Trong số này chỉ có 6/15 đại lý thực hiện việc đăng ký và hoạt động là có đăng ký hệ thống phân phối trực thuộc với cơ quan quản lý nhà nước theo đúng quy định, chiếm tỷ lệ 40% trong tổng số đại lý.

4.1.2.3. Thực trạng hệ thống kho chứa LPG

a. Kho chứa LPG tại cửa hàng kinh doanh

Quy mô kinh doanh của các cửa hàng kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh chỉ ở mức nhỏ, trung bình, phần lớn các cửa hàng không có hệ thống kho dự trữ mà chỉ có khu vực tồn chứa tại cửa hàng phục vụ cho mục đích bán lẻ. Hiện tại, hầu hết trong 980 cửa hàngkinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh Bắc Giang sử dụng hình thức này để phục vụ cho việc tồn chứa và lưu thông hàng hoá.

b. Kho dự trữ LPG

Hiện tại trên địa bàn tỉnh Bắc Giang chưa có kho dự trữ LPG chuyên dụng, chỉ có 03 kho dự trữ phục vụ cho việc chiết nạp và phân phối LPG phục vụ sản xuất kinh doanh của 03 doanh nghiệp chiết nạp LPG vào chai.

c. Thực trạng về trạm nạp LPG vào chai

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang có 03 trạm chiết nạp LPG vào chai được cấp giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận đủ điều kiện, đó là:

- Công ty cổ phần dầu khí Thái Dương (địa chỉ: Khu công nghiệp Đình Trám, Việt Yên, Bắc Giang) được UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai ngày 05/9/2007, với hệ thống tồn chứa LPG gồm có 02 bồn chứa LPG với dung tích mỗi bồn là 100.000 lít, sản lượng chiết nạp LPG vào chai năm 2017 khoảng 5.300 tấn, sản lượng bán LPG trên địa bàn tỉnh Bắc Giang năm 2017 vào khoảng 1.500 tấn; nhãn hiệu, thương hiệu bán ra trên thị trường là Thái Dương Gas.

- Công ty TNHH Năng lượng Kinh Bắc (địa chỉ: thị trấn Nếnh, huyện Việt Yên, Bắc Giang) được Sở Công thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai ngày 05/4/2012, với hệ thống tồn chứa gồm có 01 bồn chứa LPG với dung tích là 59 m3, và 02 bồn chứa LPG với dung tích là 8,949 m3, nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa bán ra trên thị trường là Petro VN Gas và An Dương Gas.

- Công ty TNHH Thương mại Trần Hồng Quân chi nhánh Bắc Giang (Hồng Hà Gas) địa chỉ: Khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng, xã Tiền Phong, Yên Dũng, Bắc Giang được Sở Công Thương cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện nạp khí dầu mỏ hóa lỏng vào chai ngày17/10/2016, với hệ thống gồm 02 bồn chứa LPG với dung tích là 200m3; nhãn hiệu, thương hiệu bán ra trên thị trường là Hồng Hà Gas và Petro Hồng Hà.

4.1.2.4. Thực trạng phương tiện vận chuyển LPG

Phương tiện vận chuyển LPG trên địa bàn tỉnh Bắc Giang là do các đại lý kinh doanh LPG tự trang bị, phương tiện ôtô chuyên dụng chủ yếu là phục vụ vận chuyển cho các tổng đại lý, cơ sở chiết nạp; các cửa hàng phần lớn sử dụng xe gắn máy làm phương tiện vận chuyển.

- Phương tiện vận chuyển là ôtô:

Theo quy định phòng cháy chữa cháy, các ôtô chuyên dụng để vận chuyển gas đều phải có giấy phép do bên phòng cháy chữa cháy cấp cho phương tiện đủ điều kiện an toàn. Các cửa hàng sử dụng ôtô làm phương tiện vận chuyển thường là tổng đại lý, đại lý (DN Hợp Phát; Cty TNHH Thành Bắc; Thành Đạt...) chịu trách nhiệm phát triển mạng lưới và cung ứng hàng hoá cho toàn địa bàn tỉnh.

Tính đến ngày 31/12/2016 trên địa bàn tỉnh có khoảng 30 ô tô chuyên dùng của 15 tổng đại lý, đại lý LPG, đã đăng ký và được cơ quan có thẩm quyền là công an phòng cháy chữa cháy cấp giấy chứng nhận phương tiện đủ điều kiện vận chuyển LPG. Phần lớn các ôtô chuyên dụng để vận chuyển LPG của các thương nhân đều đáp ứng được những yêu cầu và quy định của phòng cháy về thiết kế kỹ thuật và an toàn khi vận chuyển, đội ngũ lái xe và bốc xếp LPG đều đã qua lớp huấn luyện về nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy và được cấp chứng chỉ.

- Phương tiện vận chuyển là xe mô tô, xe gắn máy 02 bánh.

Hiện nay, 100% số cửa hàng kinh doanh LPG trên địa bàn tỉnh đều sử dụng phương tiện vận chuyển là xe mô tô, xe gắn máy 02 bánh, đa phần các cửa hàng có từ 01 đến 02 xe. Theo quy định hiện nay, các phương tiện vận chuyển LPG là xe thô sơ trong đó có xe gắn máy không cần phải có yêu cầu kỹ thuật cũng như yêu cầu an toàn cụ thể nào trong quá trình vận chuyển mà chỉ yêu cầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG) trên địa bàn tỉnh bắc giang (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)