2.1.4.1. Công tác chuẩn bị kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh LPG
Trình tự, thủ tục KT, KS và xử lý vi phạm hành chính là cơ sở cho hoạt động KT, KS, xử lý vi phạm hành chính của lực lượng QLTT thống nhất trong phạm vi cả nước, tránh tình trạng tùy tiện, đơn giản hóa hoặc phức tạp hóa hoạt động KT - xử lý không đúng trình tự, thủ tục và quy định của pháp luật. Vì vậy KT, KS theo đúng trình tự thủ tục để nâng cao hiệu quả công tác là điều cần thiết.
Quy trình nghiệp vụ KT, KS và xử lý vi phạm hành chính của lực lượng QLTT được hướng dẫn theo Thông tư số 09/2013/TT-BTC ngày 02/05/2013 quy định về hoạt động kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính của Quản lý thị trường như sau:
- Ban hành quyết định kiểm tra
+ Trừ trường hợp vi phạm pháp luật quả tang, mọi trường hợp kiểm tra đều phải có quyết định bằng văn bản của Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền.
+ Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền chỉ ban hành quyết định kiểm tra khi:
- Có căn cứ theo quy định tại Điều 5 của Thông tư này;
- Đúng với thẩm quyền, địa bàn hoặc lĩnh vực kiểm tra được giao nhiệm vụ. + Nội dung của quyết định kiểm tra theo mẫu quy định.
+ Nội dung kiểm tra của quyết định kiểm tra phải:
- Đúng đối tượng, nội dung kiểm tra quy định tại Điều 4 của Thông tư này; - Đúng đối tượng, nội dung, thời hạn kiểm tra ghi trong kế hoạch kiểm tra được xây dựng, phê duyệt hoặc ban hành theo quy định tại Chương III của Thông tư này và trong một năm không được tiến hành kiểm tra quá một lần về cùng một nội dung đối với đối tượng kiểm tra;
- Đúng đối tượng, nội dung về hành vi vi phạm hành chính hoặc dấu hiệu vi phạm hành chính đã tiếp nhận hoặc kết quả thẩm tra, xác minh trong trường hợp kiểm tra đột xuất theo quy định tại Chương IV của Thông tư này;
+ Quyết định kiểm tra có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành. - Thực hiện quyết định kiểm tra
+ Quyết định kiểm tra theo kế hoạch quy định tại Chương III của Thông tư này phải được thực hiện trong thời hạn chậm nhất năm ngày làm việc kể từ ngày ban hành quyết định kiểm tra.
+ Quyết định kiểm tra đột xuất theo quy định tại Chương IV của Thông tư này phải tổ chức thực hiện ngay sau khi ban hành.
+ Khi tiến hành kiểm tra, Tổ trưởng Tổ kiểm tra phải:
- Xuất trình Thẻ kiểm tra thị trường và công bố quyết định kiểm tra với đối tượng kiểm tra hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra;
- Thông báo cho đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra về các công chức Quản lý thị trường của Tổ kiểm tra, những người tham gia giúp việc của Tổ kiểm tra, cơ quan phối hợp và người chứng kiến nếu có;
- Yêu cầu đối tượng được kiểm tra hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra chấp hành quyết định kiểm tra của người có thẩm quyền và làm việc với Tổ kiểm tra.
+ Tổ trưởng Tổ kiểm tra tổ chức điều hành việc kiểm tra theo đúng nội dung của quyết định kiểm tra đã công bố. Trường hợp có vấn đề phát sinh trong quá trình kiểm tra vượt quá thẩm quyền của mình phải báo cáo ngay với Thủ trưởng cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền đã ban hành quyết định kiểm tra để kịp thời xử lý.
+ Khi tiến hành kiểm tra, Tổ trưởng Tổ kiểm tra được quyền:
- Yêu cầu đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra cung cấp giấy tờ, tài liệu, sổ sách, chứng từ và giải trình những vấn đề có liên quan đến nội dung kiểm tra;
- Kiểm tra hàng hóa, dụng cụ sản xuất, kinh doanh; kiểm tra hiện trường nơi sản xuất, buôn bán, lưu giữ hàng hóa có liên quan đến nội dung kiểm tra. Trường hợp đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra trốn tránh hoặc cản trở việc kiểm tra hiện trường nơi sản xuất, buôn bán, lưu giữ hàng hóa mà có căn cứ cho rằng ở nơi đó có cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần phải kiểm tra, thu giữ thì đề xuất với người có thẩm quyền ban hành quyết định khám nơi cất giấu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Thu thập tài liệu, chứng cứ, giải trình của đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra tại nơi kiểm tra;
- Lấy mẫu hàng hóa để trưng cầu kiểm nghiệm, giám định khi cần thiết theo quy định của pháp luật;
- Áp dụng theo thẩm quyền hoặc đề xuất với người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính khi cần thiết theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
- Lập biên bản theo quy định tại Điều 24 của Thông tư này khi kết thúc việc kiểm tra.
+ Thời hạn kiểm tra trực tiếp:
- Thời hạn mỗi cuộc kiểm tra trực tiếp không quá 05 ngày làm việc và được tính từ thời điểm công bố quyết định kiểm tra đến ngày kết thúc việc kiểm tra trực tiếp tại nơi kiểm tra;
- Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn kiểm tra trực tiếp có thể kéo dài nhưng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định kiểm tra. Việc kéo dài thời hạn kiểm tra trực tiếp do người đã ban hành quyết định kiểm tra quyết định bằng văn bản;
- Thời gian đối tượng hoặc người có liên quan của đối tượng được kiểm tra trì hoãn hoặc trốn tránh việc kiểm tra không tính vào thời hạn kiểm tra trực tiếp quy định tại khoản này.
2.1.4.2. Huy động nguồn lực tham gia kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh LPG
Với tư cách là lực lượng chủ công trên thị trường nội địa, lực lượng QLTT đã vượt qua nhiều khó khăn, thử thách trong đời sống và thực thi công vụ để trở thành lực lượng quan trọng trong công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh LPG góp phần tích cực ổn định và phát triển thị trường, duy trì trật tự kỷ cương trong hoạt động thương mại dịch vụ, bảo vệ lợi ích của các nhà sản xuất kinh doanh hợp pháp, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và lợi ích chung của toàn xã hội.
Kiểm tra, kiểm soát việc thi hành pháp luật và các chính sách, chế độ, thể lệ trong hoạt động thương mại trên thị trường. Yêu cầu tổ chức và cá nhân liên quan cung cấp tình hình số liệu, tài liệu cần thiết có liên quan đến việc kiểm tra. Kiểm tra, kiểm soát hiện trường nơi sản xuất, nơi cất dấu hàng hoá, tang vật vi phạm. Sử dụng vũ khí và các phương tiện chuyên dùng khác theo quy định của pháp luật (kể cả ô tô, xe mô tô phân khối lớn, thiết bị thông tin liên lạc) để làm
nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát.
Do đối tượng chủ yếu của QLTT chính là các hành vi vi phạm pháp luật thương mại liên quan đến hoạt động kinh doanh LPG nên thực tế tổ chức thực hiện rất phức tạp, đòi hỏi phải huy động đầy đủ các nguồn lực thì công tác kiểm tra, kiểm soát mới đạt hiệu quả cao.
2.1.4.3. Tổ chức công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh LPG
Công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh LPG từ trước đến nay chủ yếu nhằm mục đích phát hiện hành vi vi phạm, tức là chỉ tập trung vào khâu chống, khâu phòng còn chưa được quan tâm, do vậy luôn bị động trước những thủ đoạn của các cơ sở kinh doanh. Để khắc phục tình trạng này cần tổ chức và làm tốt công tác dự báo tình hình. Để làm tốt công tác dự báo đòi hỏi phải có bộ phận chuyên nghiên cứu về thị trường, thu thập số liệu về giá cả, cung cầu, các chính sách ảnh hưởng đến các mặt hàng trọng điểm. Trên cơ sở đó để đưa ra dự báo tình hình tiêu thụ của các mặt hàng này đồng thời đề ra các kế hoạch để chủ động ngăn chặn và xử lý vi phạm. Hơn nữa, hoạt động của công tác quản lý thị trường không chỉ chú trọng vào khâu kiểm tra, kiểm soát mà cần phải thể hiện toàn diện trên mọi hoạt động như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đến từng tổ chức, cá nhân kinh doanh; hay công tác nghiên cứu đưa ra các kiến nghị về biện pháp quản lý, tham mưu cho các cấp có thẩm quyền.
Kiểm tra, kiểm soát phòng chống gian lận thương mại là công tác đòi hỏi phải có sự tham gia của đông đảo quần chúng nhân dân, do vậy mà việc tuyên truyền nâng cao ý thức giác ngộ cho quần chúng nhân dân là một việc làm cần thiết và phải được tiến hành thường xuyên, liên tục để mọi người thấy được hết tầm quan trọng của công tác phòng chống gian lận thương mại, qua đó phối hợp với lực lượng chức năng để đem lại hiệu quả cao, tham gia cả vào việc lập pháp và hoàn thiện pháp luật.
2.1.4.4. Phối hợp kiểm tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hoạt động kinh doanh LPG
Để việc KT, KS được thực hiện có hiệu quả đòi hỏi phải có sự phối hợp đồng bộ giữa lực lượng QLTT và các cơ quan hữu quan có như vậy mới hoàn thành tốt được nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và Chính phủ giao phó.
Ở thị trường nội địa hoạt động của lực lượng QLTT thường được thực hiện với sự phối hợp của công an, thuế vụ và khi cần thiết cả với hải quan đảm nhiệm những nhiệm vụ sau:
- Theo dõi hoạt động của các cơ sở kinh doanh LPG, thi hành những biện pháp nghiệp vụ để KT, KS, điều tra truy xét nhằm phát hiện các đối tượng buôn bán, vận chuyển, chứa chấp, cất giấu hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng nhập khẩu không có hóa đơn chứng từ hợp pháp.
- Đối với các hành vi vi phạm thuộc lĩnh vực mình phụ trách thì QLTT sẽ trực tiếp xử lý theo thẩm quyền còn đối với những vi phạm không thuộc thẩm quyền thì sẽ chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết, cụ thể:
- Phối hợp với cơ quan thuế: Thông qua việc kiểm tra, kiểm soát sổ sách kế toán, hóa đơn chứng từ lực lượng quản lý thị trường bên cạnh việc phát hiện và thu giữ hàng hóa vi phạm thì khi vi phạm liên quan đến lĩnh vực thuế thì quản lý thị trường chuyển qua cơ quan thuế giải quyết theo thẩm quyền nhằm giúp cơ quan thuế truy thu số tiền trốn lậu thuế.
- Phối hợp với hải quan: Đối với công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, trong phạm vi địa bàn hoạt động của Hải quan thì do hải quan chủ trì QLTT phối hợp, còn đối với công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa liên quan đến xuất khẩu, nhập khẩu (ngoài địa bàn hoạt động của hải quan) thì QLTT chủ trì hải quan phối hợp. Trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới; vận chuyển sản xuất, kinh doanh hàng hóa trái phép liên quan đến xuất nhập khẩu thì mỗi bên chủ động có kế hoạch phòng chống các hành vi nêu trên theo chức năng nhiệm vụ của mình.
- Phối hợp với công an các cấp: KT, KS ngăn chặn tình trạng hàng nhập lậu qua biên giới tràn vào nội địa. Lực lượng QLTT phối hợp với công an giao thông để dừng phương tiện, vận tải khi phát hiện trên xe đang vận chuyển hàng lậu và ngược lại công an giao thông khi dừng phương tiện vận tải do vi phạm luật giao thông nếu phát hiện hàng hóa không hợp pháp có thể chuyển giao cho QLTT xử lý. Khi cơ quan QLTT KT vụ việc có liên quan đến truy cứu trách nhiệm hình sự thì chuyển giao cơ quan công an để xử lý.
Khi điều tra truy xét các đường dây buôn lậu, các ổ chứa chấp hàng lậu có liên quan đến các địa phương nào thì phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng ở địa phương đó.
quan chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh LPG là rất đa dạng và linh hoạt nâng cao hiệu quả hoạt động này.
2.1.4.5. Kết quả kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh LPG
Kết quả kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh LPG góp phần phát hiện và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, trong điều kiện hiện nay, với nhiều lý do chủ quan và khách quan, công tác quản lý còn lỏng lẻo, môi trường pháp lý chưa hoàn thiện, đồng thời sự phối hợp giữa các lực lượng chức năng trong công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh LPG còn nhiều bất cập… thì những vi phạm vẫn còn tồn tại. Do đó kết quả của công tác kiểm tra, kiểm soát giúp cho cơ quan quản lý nhà nước có thể nhận diện, phát hiện các hành vi vi phạm phổ biến, từ đó xây dựng các phương án phòng ngừa và phát hiện trong quá trình quản lý.
Qua đó, cũng có cơ sở xây dựng cơ chế khen thưởng thích hợp, khuyến khích lợi ích vật chất cho cơ quan, đơn vị có thành tích trong công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kinh doanh LPG để khuyến khích cán bộ.
Hiện nay, trong tiến trình hội nhập chủng loại hàng hóa nhập khẩu liên quan đến hoạt động kinh doanh LPG có xu hướng tăng rất nhanh. Do vậy công tác kiểm tra, kiểm soát ngày càng phức tạp đòi hỏi sự nổ lực, cố gắng của các cơ quan nhà nước trong đó có lực lượng quản lý thị trường phải tăng cường kiểm tra, giám sát hàng hóa nhập khẩu để hạn chế đến mức thấp nhất các tiêu cực có thể xảy ra.
2.1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến công tác kiểm tra, kiểm tra hoạt động kinh doanh LPG
2.1.5.1. Quy định của Nhà nước về hoạt động kinh doanh LPG
Đối với một tổ chức hay một vấn đề nào đó thì vai trò lãnh đạo, chỉ huy, định hướng bằng các quy định cụ thể đóng vai trò vô cùng cần thiết. Đây được coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất. Việc đổi mới, hoàn thiện các chính sách, văn bản pháp luật tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động kinh doanh LPG, cũng như hạn chế và ngăn chặn được các đối tượng lợi dụng kẽ hở của hệ thống pháp luật để thực hiện hành vi vi phạm. Những chủ trương, chính sách này được đưa ra kịp thời, hợp lý, đúng đắn sẽ làm cho việc chống lại hành vi vi phạm sẽ được phòng ngừa ngay từ đầu. Ngược lại, những chủ trương, chính sách không hợp lý đưa ra không những
không giảm được mà còn làm cho hoạt động kiểm tra kiểm soát lại càng khó khăn hơn. Tính đến nay, có nhiều văn bản luật, chính sách, quyết định, nghị định, công văn, chỉ thị quan trọng liên quan đến công tác này được thông qua. Các văn bản này sẽ có ảnh hưởng không nhỏ trong việc hỗ trợ các cơ quan chức năng, đặc biệt là lực lượng Quản lý thị trường thực hiện công tác xử lý hành vi vi phạm.
2.1.5.2. Năng lực, trình độ, phẩm chất của cán bộ
Chủ thể cốt lõi nhất trong công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động kinh doanh LPG là các cán bộ tham gia. Những con người được xem là đàu tầu này, nếu có trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần thép, không bị suy thoái, không bị mua chuộc thì công tác kiểm tra kiểm soát hoạt động kinh doanh LPG